A. Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu- nhà hoạt động CM ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dan tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu
B. Tiến trình tổ chức bài dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
Hồ Minh Nhân- Trường THPT Diễn Châu 4- tỉnh Nghệ An Ngày soạn: 24 tháng 9 năm 2010 Tiết PPCT: TÊN BÀI DAY: ĐỌC VĂN VIỆT BẮC (TỐ HỮU) PHẦN I: TÁC GIẢ Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s - Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu- nhà hoạt động CM ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam - Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dan tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu B. Tiến trình tổ chức bài dạy I. Bài cũ: II. Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 5’ 10’ 10’ H/S đọc SGK và trả lời: Nêu những nét chính về cuộc đời nhà thơ có ảnh hưởng đến sáng tác thơ ca? GV nêu câu hỏi định hướng tìm hiểu: Con đường CM, con đường thơ của Tố Hữu có đặc điểm gì nổi bật? Câu hỏi: Em hiểu như thế nào là tính chất trữ tình chính trị? Câu hỏi: Nêu những biểu hiện tính chất trữ tình chính trị của thơ TH? GV nêu VD minh họa và pt sơ lược( Nên lấy những câu thơ quen thuộc): - “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - “ Những đường Việt Bắc của ta- Đêm đêm rầm rập như là đát rung” - “ Hoan hô anh Giải phóng quân- Kính chào anh con người đẹp nhất” VD: Mình về, mình có nhớ ta- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngTiếng ai tha thiết bên cồn- Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” I-Vài nét về tiểu sử - Gia đình: Sinh ra trong gia đình Nho học, cả bố và mẹ đều yêu thích và có hiểu biết về thơ ca, nhất là ca dao - Quê hương: Xứ Huế với thiên nhiên thơ mông, có nhiều nết độc đáo về văn hóa - Con đường CM: Thời Thanh niên sớm giác ngộ và say sưa hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Sau đó đảm đương nhiều cượng vị trọng yếu trong công tác văn nghệ và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước II- Con đường cách mạng, con đường thơ Lá cờ đầu của nền thơ ca CM Việt Nam Các chặng đường thơ luôn gắn bó song hành và p/a chân thật những chặng đường CM của dân tộc, cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của bản thân Các chặng đường đó thể hiện qua các tập thơ: 1) Tập “ Từ ấy” Sáng tác từ 1937 đến 1946 Ghi lại bước đường trưởng thành của người thanh niên CM qua 3 chặng đường- 3 phần của tập thơ “ Máu lửa”, “ Xiềng xích”, “Giải phóng” 2) Tập “ Việt Bắc” - Sáng tác từ 1946 đến 1954 - Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến 3) Tập “ Gió lộng” - Sáng tác từ 1955 đến 1961 - Khai thác 2 chủ đề lớn: Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà 4) Hai tập “ Ra trận” ( 1962- 1971)và “ Máu và hoa”( 1972- 1977): Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ và niềm vui toàn thắng 5) Tập thơ “ Một tiếng đờn” và tập “ Ta với ta”: Đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu III- Phong cách thơ Tố Hữu 1) Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc * => Là nội dung chính trị hòa hợp với t/c tâm tình, làm cho những vấn đề chính trị vốn khó diễn tả bằng thơ trở nên hết sức gợi cảm * Biểu hiện: - Trong việc biểu hiện tâm hồn: Hướng tới biểu hiên cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui - Trong việc miêu tả đời sống : Mang đậm tính chất Sử thi: + Đối tượng thể hiện là những vấn đề lớn của CM, dân tộc + Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử- dân tộc + Con người trong thơ là con người của sự nghiệp chung, mang tầm vóc tiêu biểu cho dân tộc - Những điều đó trong thơ TH được thể hiện qua giọng điệu tâm tình 2) Về nghệ thuật biểu hiện trong thơ TH mang tính chất dân tộc đậm đà - Thể thơ dân tộc: Thơ Lục bát - Ngôn ngữ: Từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy nhạc điệu phong phú của Tiến Việt IV- Kết luận ( Cho 1 học sinhđọc SGK) III.Luyện tập- củng cố: H/S trả lời câu hỏi: Kể tên các tập thơ của TH theo thời gian sáng tác? Nêu những nét cơ bản của phong cách thơ TH?
Tài liệu đính kèm: