Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tuyên ngôn độc lập (Hồ chí Minh)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tuyên ngôn độc lập (Hồ chí Minh)

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng nhằm giúp HS:

 1.Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

 2. Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.

 3. Vận dụng có hiệu quả những kiến thức trên vào việc cảm thụ và phân tích thơ văn Người

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12

- SGK, SGV Ngữ văn 12

- Hồ Chí Minh – Tác gia và tác phẩm

- Một số tài liệu tham khảo khác

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tuyên ngôn độc lập (Hồ chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 4
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
 ( Hồ Chí Minh )
Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh
Ngày soạn: 17.08.10
Ngày giảng:
Lớp giảng:	12A	12C	12E
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng nhằm giúp HS:
 1.Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
 2. Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
 3. Vận dụng có hiệu quả những kiến thức trên vào việc cảm thụ và phân tích thơ văn Người
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Hồ Chí Minh – Tác gia và tác phẩm
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Phương pháp thực hiện
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Trao đổi thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt được
GV: Nêu những nét cần nắm trong tiểu sử Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: nét nổi bật ở con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là gì?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
HS trả ời Gv chốt lại
VD:“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
VD: Tác phẩm Vi Hành, xuất phát từ mục đích vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân pháp và chân dung Khải Định trên chính đất pháp cho người P biết nên HCM đã chọn hình thức, bút pháp viết tác phẩm.
GV: mỗi quan điểm sáng tác thuyết giảng cụ thể
GV: kể tên những tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Người và nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh?
HS trả lời GV chốt lại
GV: mỗi thể loại Gv lấy ví dụ thuyết minh cụ thể cho học sinh
GV: nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Bác ở từng thể loại, lĩnh vực?
GV: yêu cầu đọc SGK
A. Tác giả
I. Vài nét vè tiểu sử
1. Tiểu sử
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung àNguyễn Tất Thành à Nguyễn Ái Quốc 
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước(Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hòang Thị Loan)
*Qúa trình hoạt động cách mạng.
-Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước.
- 1/1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vec xay với tên Ngyễn Ái Quốc. 
- 1920 tham gia ĐH thành lập ĐCS Pháp, đọc được luận cương của Lê Nin về các vđ dân tộc và thuộc địaà xác định được con đường giải phóng dân tộc.
- 1925- 1930: tham gia thành lập nhiều tổ chức Cm: VNTNCMĐCH, ĐCSVN
- 1941 về nước lãnh đạo CM trong nước giành thắng lợi 1945
- Từ 6/1/1946 được bầu làm chủ tịch nước đến khi từ trần 2/9/1969
2. Con người
- Nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc
- Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản
- Nhà văn nhà thơ lớn của VHVN
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Quan điểm sáng tác
a. HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
b. HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
c. Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi viết cho ai? “viết đề làm gì?’ rồi mới quyết định “viết cái gì?” và “ viết như thế nào?”
-> Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
2. Di sản văn học
a. Văn chính luận
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
- Mục đích: đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ CM.
- Tác dụng: khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi tinh thần đoàn kết
b. Truyện và kí
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến đề cao những tấm gương yêu nước- CM
- Bút pháp linh hoạt sáng tạo, hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của HCM.
c. Thơ ca
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của HCM. 
- Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại
3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, hấp dẫn
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chắng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước...
- Thơ ca: 
+ Thơ tuyên truyền: mộc mạc, giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc dễ nhớ.
+Thơ nghệ thuật: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
1. Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ- NKTT) để làm rõ sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ HCM.
 Gợi ý : 
 + Bút pháp cổ điển: Ngôn ngữ hàm súc uyên thâm, miêu tả chấm phá, gợi hơn là tả, nhân vật trữ tình ung dung tự tại...
 + Bút pháp hiện đại: Tư tưởng và hình tượng thơ luôn vận động hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở tư thế làm chủ thiên nhiên hoàn cảnh. Chi tiết hình ảnh gần gũi, tự nhiên, sống động...
 2. Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm NKTT: Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường.
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen ngon doc lap Tac gia.doc