I-MỤC TIÊU:
-Giọng đọc phù hợp tính cách mạn mẽ của dế mèn
- Hiểu các từ ngữ trong bài: sừng sững, lủng củng và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu ớt.
II.CHUẨN BỊ: - Gv: bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TUẦN2 Thứ hai ngày23 tháng 8 năm 2010 Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tiết 2 TẬP ĐỌC Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp) I-MỤC TIÊU: -Giọng đọc phù hợp tính cách mạn mẽ của dế mèn - Hiểu các từ ngữ trong bài: sừng sững, lủng củng và phần giải nghĩa trong SGK. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu ớt. II.CHUẨN BỊ: - Gv: bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 10’ 10’ 10’ 3’ 2’ 1. Bài cũ: “ Mẹ ốm”. - Gọi 3 em lên bảng đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi: H. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? H. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? H. Nêu nội dung của bài? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. HĐ1: Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt). - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo. - GV ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm. - Hướng dẫn HS đọc câu văn dài - Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2 - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn - Cho HS thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm cả bài HĐ2: Tìm hiểu bài: + Đoạn 1:” 4 dòng đầu”.Cho HS đọc thầm đoạn 1 H: Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? ” sừng sững”: là dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn. “ lủng củng”: là lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm. H. Qua hình ảnh trên cho ta thấy điều gì? - Giáo viên chốt ý, ghi bảng + Đoạn 2:” 6 dòng tiếp theo”.Cho HS đọc thàm đoạn 2 H: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? H. Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? H.Nêu ý2 ? - Giáo viên chốt ý, ghi bảng + Đoạn 3:” phần còn lại”. H: Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? H. Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? . H: Qua hình ảnh trên cho ta thấy điều gì? - Giáo viên chốt ý, ghi bảng - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 trong SGK.Sau đó thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi. -Yêu cầu các nhóm trình bày. Giáo viên chốt: Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối. - Cho HS thảo luận nhóm tìm nội dung của bài - Yêu cầu học sinh trình bày. - Giáo viên chốt ý ghi bảng HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu đoạn văn trên. - GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung - Nhận xét và tuyên dương. 3.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại NDC. H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học. 4.Dặn dò: -Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài:” Tiếp theo”, tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí - 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và nhắc lại đề bài. - 1 HS đọc và phần chú giải, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - HS luyện phát âm - Lắng nghe. - HS đọc đoạn nối tiếp lần 2 - HS luyện đọc theo nhóm bàn - Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận xét Cả lớp theo dõi - Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi. -bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ) Ý 1: Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. - HS đọc thầm đoạn 2 Dế Mèn chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. lời lẽ thách thức”Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.” Ý 2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện. - Đọc thầm đoạn 3 Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng. chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Ý 3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải. - HS( KG)đọc thầm bài, thảo luận nhóm, nêu ý kiến Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - HS đọc đoạn nối tiếp, lớp nhận xét - HS theo dõi - HS luyện đọc trong nhóm -Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay - Vài em nhắc lại nội dung chính. - HS nêu - lắng nghe .............................................................................. Tiết3 TOÁN Các số có sáu chữ số I. MỤC TIÊU: -Biết mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề. - Biết đọc, viết các số có đến 6 chữ số. - Các em có ý thức tự giác học tập. II. CHUẨN BỊ: -Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào bảng phụ. Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 12’ 18’ 3’ 2’ 1. Kiểm tra: Gọi 3 học sinh thực hiện yêu cầu sau: a.Viết các số sau: Hai trăm sáu mươi lăm nghìn. Hai mươi tám vạn. Mười ba nghìn. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. HĐ1: Tìm hiểu hàng và lớp. Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số. 1) Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.: - Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 2) Giới thiệu số có 6 chữ số. - Giáo viên giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. 1 trăm nghìn viết 100 000 3) Giới thiệu cách đọc,viết các số có 6 chữ số. Yêu cầu nhóm 2 em hoàn thành bảng 2 theo nhóm.(Hoàn thành phần còn trống trong bảng). - Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét và sửa bài. Chốt lại: Về cách đọc số có 6 chữ số: Tách số đó thành từng lớp (lớp đơn vị, lớp nghìn) rồi dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc nhóm chữ số thuộc mỗi lớp. b. Về cách viết số có 6 chữ số: Nghe đọc số, ta viết chữ số thuộc lớp nghìn rồi viết nhóm chữ số thuộc lớp đơn vị. HĐ 3: Thực hành. Bài 1 b): Gọi HS đọc yêu cầu bài -GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài lên bảng, gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm vào vở nháp. -GV nhận xét, sửa Viết số: 523 453 Đọc số: năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba. Bài 2: - GV cho HS làm vào phiếu bài tập. Từng em nêu.1 em làm ở bảng. Theo dõi. Lắng nghe. Nhắc lại Nhóm 2 em thực hiện. Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Theo dõi, lắng nghe và lần lượt nhắc lại theo bàn. - Đọc yêu cầu bài - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp Lần lượt lên bảng sửa bài. HS làm vào phiếu HS gắn bài lên bảng và chữa. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài - Gọi HS lần lượt lên bảng, lớp làm vở nháp. - GV nhận xét, sửa 3.Củng cố: Gọi 1 học sinh nhắc lại cách đọc, viết các số có sáu chữ số. + Giáo viên nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: Xem lại bài, làm bài 4 ở nhà, chuẩn bị bài tiếp theo. - đọc yêu cầu bài - Hs lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp 96 315: chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. 796 315: Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. 106 315 : một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm. HS nhắc lại cách đọc viết số có 6 chữ số .................................................................................................. Tiết 4 ĐẠO ĐỨC Trung thực trong học tập (tiết 2) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: -Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập . -Biết được giá trị của tính trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh . -Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh vẽ, bảng phụ, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TL Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 10’ 10’ 8’ 4’ 1. Bài cũ: H. Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? H. Tại sao cần phải trung thực trong học tập? - GV nhận xét, đánh giá 2.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề . HĐ1: Kể tên những việc làm đúng sai -Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (4 em).Yêu cầu các học sinh trong nhóm lần lượt nêu tên ba hành động trung thực, ba hành động không trung thực. - Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét bổ sung. * GV kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí. HĐ 2: Xử lí tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em tìm cách xử lí cho mọi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó ở bài tập 3 SGK. - Đại diện các nhóm trả lời 3 tình huống và giải thích vì sao lại xử lí như thế. - GV tóm tắt các cách giải quyết: a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại cho đúng. c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. - GV nhận xét khen ngợi các nhóm. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ3: Làm việc cá nhân bài tập 4(SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong SGK. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 4. - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: H. Qua các mẩu chuyện bạn kể các em học tập được gì ? H. Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? GV kết luận: Việc học tập sẽ thực sự giúp em tiến bộ nếu em trung thực. 3. Củng cố -Dặn dò: 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ. H. Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe và nhắc lại . -Học sinh làm việc theo nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả. - Các nhóm dán kết quả và nhận xét bổ sung cho bạn. - Học sinh lắng nghe, nhắc lại. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Nêu yêu cầu bài - Làm việc cá nhân, trình bày trước lớp - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - Học sinh trả lời - 2 -3 học sinh nhắc lại -1 học sinh nhắc lại 2-3 học sinh trả lời - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài. ...................................................................................................................................... Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: THỂ DỤC Quay phải,quay trái ,dàn hàng dồn hàng ..... I/ MỤC TIÊU. -Củng cố và nâng cao kỹ thuật:Quay trái quay phải ,dàn hàng ,dồn hàng .Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh,trật tự,động tác quay phải,quay trái đúng,kỹ thuật,đều,đẹp đúng với khẩu lệnh . -Trò chơi “thi xếp hàng nhanh ”. Yêu cầu HS biết chơi đúng lụât, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. -Phương tiện: Chuẩn bị một còi III/ N ỘI DUNG VÀ PP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PP TỔ CHỨC 1. Phần mở đầu: -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: Trò chơi “Diệt các con vật có hại” : GV phổ biến trò chơi .hướng dẫn cách chơi . 2. Phần cơ bản : a Đội hình đội ngũ : -Ôn quay phải, quay trái, đi đều: - GV ... c và nêu các chữ số ứng với các hàng đã học 3. Củng cố- dặn dò: Cho HS nêu lại các hàng và các lớp đã học. `Dặn HS về nhà làm bài ở VBT. 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào nháp. -Lớp đơn vị: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm -Lớp nghìn : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. -Một học sinh lên bảng viết số-Học sinh lớp viết vào vở nháp: 100; 1000; 10000; 100000; 1000000. -1 triệu bằng 10 trăm nghìn .có bảy chữ số( một chữ số 1 và sáu chữ số 0 ) -H/s lên bảng viết -10000000 = 1 chục triệu -10000000 = 10 chục triệu -Học sinh nhắc lại tên các hàng ở lớp triệu. -H/s thi đua kể tên các hàng và lớp đã học. - HS nêu yêu cầu bài -H/s xung phong đếm miệng - H S nêu yêu cầu bài -H/s đếm: 1 chục triệu, 2 chục triệu,..10 chục triệu ..10 triệu -H/s viết:10000000; 20000000; .. ; 100000000 - H S nêu yêu cầu bài _H/s Làm vào vở bài tập. - H S nêu yêu cầu bài -H/s viết -312000000 -H/s viết, đọc các số còn lại. 2 em nhắc lại. ......................................................................................... Tiết 3 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập I-MỤC TIÊU: - Giúp HS ôn tập củng cố lại kiến thức đã học trong tuần. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Hướng dẫn HS làm bài: GV ra bài tập, hướng dẫn HS cụ thể từng bài sau HS làm bài vào vở. Bài 1:Cho các từ có tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài,nhân viên, bệnh nhân. Xếp các từ trên thành 3 nhóm: a, Tiếng nhân có nghĩa là "người".(nhân loại, siêu nhân, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân) b, Tiếng nhân có nghĩa là "lòng thương người" (nhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa) c, Tiếng nhân có nghĩa là "cái sinh ra kết quả" (nhân quả,nguyên nhân) - 1 HS đọc đề bài . - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở . Gv chữa bài và nhận xét kết quả của HS. Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài. a, Giàu lòng..............( nhân ái) b, Trọng dụng..................( nhân tài) c, Thu phục................( nhân tâm) d, Lời khai của...............( nhân chứng) e, Nguồn.........dồi dào. ( nhân lực) - HS tự đọc bài và làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. GV và HS chữa bài của bạn. Hs đổi vở cho nhau để kiểm tra - Nhận xét chung kết quả làm bài của HS Bài 3: Những chữ nào được nhắc tới trong câu đố dưới đây. Bỏ đuôi thì để mẹ kho Bỏ đầu để bé mặc cho ấm người Chắp vào đủ cả đầu đuôi Thành tên con thú hay chui bắt gà. - 1 HS đọc lại bài và cho HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập. - HS nêu kết quả: Là chữ: cá, áo, cáo Bài 4: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn câu thơ sau. a. Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. ( báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật.) b. Hai bên bờ hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành 3 phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.( Báo hiệu phía sau dấu hai chấm là các ý liệt kê) c. Hiện trước mắt em: Biển biếc bình minh Rì rào sóng vỗ.( Báo hiệu ý sau là lời giải thích cho ý trước nó) d. Tép chép miệng: Xong! ( báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật.) Bài 5: Viết một đoạn đối thoại giữa em và bạn trong đó có dùng dấu hai chấm. -Gv hướng dẫn để HS tự viết đoạn văn vào vở. Gv theo dõi và bổ sung thêm. 2- Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS nối tiếp chữa bài cả lớp bổ sung nhận xét; gv củng cố và hệ thống lại các kiến thức vừa luyện để HS nhớ. ..................................................................................................................................... Tiết 4 LUYỆN TOÁN Luyện tập I/ MỤC TIÊU: Củng cố lại các kiến thức dã học trong tuần về đọc viết số có nhiều chữ số. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hướng dẫn HS làm bài tập: Ra bài tập và hướng dẫn cho HS cách làm từng bài. HS làm bài vào vở. Bài 1:Viết số gồm: a. Hai triệu, hai trăm nghìn, hai chục nghìn, hai nghìn, hai trăm, hai chục, hai đơn vị b. Ba trăm triệu, bốn chục nghìn, năm đơn vị. c. Bảy trăm linh năm triệu,ba tư nghìn, bốn trăm bảy chục. d*, Hai chục triệu ,3 chục vạn, bốn tư đơn vị. ( 1 vạn = 10 000) GV lưu ý HS khi viết số phải viết từ hàng cao xuống hàng thấp, viết theo từng lớp, hàng nào không có thì viết chữ số 0. Bài 2. Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. 567 312; 657 123; 756 321; 356 721; 989 999; 690 708. Bài 3: Điền chữ số thích hợp vào chỗ chấm Cho số 123 456 789. - Các chữ số thuộc lớp triệu là:........................................................ - Các chữ số thuộc lớp nghìn là:..................................................... - Các chữ số thuộc lớp đơn vị là:...................................................... HS nối tiếp nhắc lại tên các hàng từ bé đến lớn. Bài 4: Viết số sau thành tổng các số theo giá trị của mỗi hàng. M: 1 456 789 = 1000000 + 400000 + 50000 + 6000 + 700 + 80 + 9 a. 309 567=....................................................................................... b. 23 987 000 = .................................................................................. c* abc dem = ................................................................................... Gợi ý HS trước hét phải xem mỗi chữ số ở mỗi số thuộc hàng nào rồi mới viết thành tổng. Bài 5 *: Từ ba chữ số: 5; 7; 3. Hãy viết các số có 3 chữ số? a. Sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần? b. Tính tổng các số vừa lập bằng cách nhanh nhất? Gợi ý: Khi tính tổng phải xem mỗi chữ số ở mỗi hàng xuất hiện trong tổng mấy lần, rồi tính giá trị mỗi hàng sau đó tính nhanh tổng các số đó . 2- Hướng dẫn chữa bài tập: Gv gọi HS nối tiếp chữa bài Gv nhận xét bổ sung nếu sai và khắc sâu lại kiến thức cho HS nhớ. ...................................................................................................................................... CHIỀU Tiết 1 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập I- MỤC TIÊU: Củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần, luyện viết bài 2 vở luyện viết. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hướng dẫn HS làm bài tập: Ra bài tập và hướng dẫn cho HS cách làm từng bài. HS làm bài vào vở. Bài 1: Cho các tiếng: thân, thương, mến, quý, yêu. Hãy tạo thành 11 từ ghép chỉ đức tính tốt đẹp? ( thân mến, mến thân, thân thương, thương yêu,mến yêu, yêu mến,yêu thương,mến thương, yêu quý, quý mến,, thân yêu.) Bài 2: Tìm 5 từ chứa tiếng có vần ăn, 5 từ chứa tiếng có vần ăng. ( săn bắn, lăn tăn, ngăn chặn, mặn mà, hằn học; phẳng lặng, nắng nôi, phăng phắc, khăng khăng, bằng phẳng) 2- Luyện viết: Gv hướng dẫn HS luyện viết bài 2 ở vở THVĐVĐ, lưu ý HS cách trình bày vở, tư thế ngồi viết, cách cầm bút và nhắc hS viết đúng mẫu chữ quy định. 3- Hướng dẫn chữa bài và chấm vở luyện viết: Gv cho HS chữa bài tập sau đó chấm bài viết của HS nêu nhận xét chung. .......................................................................................... Tiết 2: BDHSNK Môn Toán I- MỤC TIÊU: - Củng cố nâng cao và khắc sâu cho HS các kiến thức đã học. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hướng dẫn HS làm các bài tập sau Gv chép đề lên bảng sau đó hướng dẫn cho HS cách làm, HS suy nghĩ làm bài. Bài 1:Viết các số sau thành tổng của các hàng: 76348; 89504; 5432; 90205; 30512. Bài 2: Cho số 7314: a)Hãy viết chữ số 2 vào bên phải số đã cho rồi tính hiệu của 2 số đó. b)Hãy viết chữ số 2 vào bên trái số đã cho rồi tính hiệu của 2 số đó. c) Hãy viết chữ số 2 vào giữa chữ số 1 và chữ số 4 rồi tính hiệu của 2 số đó. Bài 3: Viết các số 220 202, 202 220, 202 022, 220 002 theo thứ tự giảm dần Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện: a) 435 x 5 + 565 x 5. b) 356 x 8 – 8 x 256. c) 102 x 3 + 3 x 208 d) 500 x 2 – 2 x 300 Áp dụng tính chất nhân 1 số với 1 tổng hoặc một hiệu. Bài 5 : Từ các chữ số a, b, c( 0 < a< b < c) a. Hãy viết tất cả các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó rồi sắp xếp các số viết được theo thứ tự lớn dần. b . Tính tổng các số vừa lập bằng cách nhanh nhất biết a + b + c = 10 Gợi ý: Mỗi chữ số trong tổng các số vừa lập ở mỗi hàng được lặp lại 2 lần, tư đõ HD HS tính nhanh tổng. 2- Hướng dẫn chữa bài tập: Gọi HS chữa bài- Gv và cả lớp nhận xét bổ sung khắc sâu kiến thức cho HS. ............................................................................................................... Tiết 3 BDHSNK Môn Tiếng việt I- MỤC TIÊU: Ôn tập kiến thức nâng cao cho HS môn Tiếng Việt. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. Tìm từ chỉ hình dáng, màu sắc, mùi vị có trong đoạn văn sau: Đầm sen ở ven làng. Lá hoa sen màu xanh mát, lá cao, lá thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm. Hoa sen đua nhau vươn cao. Khi nở, cánh hoa xoè ra, nhô đài sen và nhị vàng. Hương sen ngan ngát, thanh khiết. Đài sen khi già thì dẹt lại, xanh thẫm. Bài 2: Cho biết mỗi dấu hai chấm trong mỗi câu sau được dùng để làm gi? a. Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. ( thể hiện ý liệt kê) b. Vùng Hòn với đủ những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, lê ki ma, măng cụt.( thể hiện ý liệt kê) c. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản. ( bộ phận sau giải thích cho bộ phận trước) d. Họ hỏi: - Tại sao các cháu lại làm như vậy? ( dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật) Bài 3:Đặt 3 câu có dùng dấu hai chấm: a. Dẫn lời nói trực tiếp. VD: Tôi đang đứng trong nhà, bỗng có tiếng gọi: - An ơi, ra xem máy bay kìa! b. Mang ý liệt kê: VD: Khu vườn nhà em rất nhiều loại hoa: Hoa dào, hoa cúc, hoa mai, hoa lay ơn, hoa thược dược..... C . Câu có ý giải thích: VD: Cô giáo bước vào lớp: chúng em đứng dậy chào. Bài 4: Trong các câu dưới đây sau dấu hai chấm còn thiếu sự phối hợp ( dấu ngoặc kép, dấu gạch đầu dòng) . Hãy tìm dấu phối hợp ở từng vị trí mỗi câu. a, Ông lão nghe xong, bảo rằng: Con chặt đi cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. ( thiếu dấu - đầu dòng) b, Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất! ( thiếu dấu ngoặc kép dẫn lời đọc) c, Chim đại bàng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng. Chim nhắc lại câu ấy ba lần.( thiếu dấu ngoặc kép dẫn lời đáp). Bài 5: Hãy kể câu chuyện “Nàng tiên ốc” bằng lời kể của mình. HS luyện kể theo cặp sau đó cho vài nhóm kể lại trước lớp. 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS chữa bài Gv bổ sung nhận xét khắc sâu kiến thức ............................................................................................ Tiết 4 SINH HOẠT LỚP TUẦN 2 I- MỤC TIÊU: -Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần đến. -Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. -GDHS ý thức tổ chức kĩ luật ,tinh thần làm chủ tập thể. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1)Đánh giá các hoạt động tuần qua: a)Hạnh kiểm: -Các em có tư tưởng đạo đức tốt. -Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. b)Học tập: -Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp. -Truy bài 15 phút đầu giờ tốt -Một số em có tiến bộ chữ viết c)Các hoạt động khác: -Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ. 2)Kế hoạch tuần 3: -Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. -Thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Học chương trình tuần 3.
Tài liệu đính kèm: