Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trả bài số 1, ra đề số 2 (học sinh làm ở nhà)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trả bài số 1, ra đề số 2 (học sinh làm ở nhà)

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS:

 1. Nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt hơn trong bài làm văn số 2.

 2. Củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trả bài số 1, ra đề số 2 (học sinh làm ở nhà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 15
TRẢ BÀI SỐ 1,
RA ĐỀ SỐ 2 (học sinh làm ở nhà)
Ngày soạn: 12.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	12A	12C
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ trả bài, nhằm giúp HS:
 1. Nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt hơn trong bài làm văn số 2.
 2. Củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV
- Bài viết của học sinh
C. Cách thức tiến hành
- Đàm thoại phát vấn
- Trao đổi thảo luận
- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ôn định
2. GTBM
3. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại đề bài, gv chép lên bảng
GV: hướng dẫn HS bằng câu hỏi dẫn dắt để thực hiện các bước
GV: yêu cầu HS thực hiện GV ghi bảng
GV: 
- 12A: Hoàng Tuân, Hoa, Thịnh, Ngân, Lan
- 12C: Nam, Luân, Kiên, Vân Anh
GV: 
- 12A: Tùng, Việt, Cường
- 12C: Giang, Tuấn Anh
GV: đa số các bài
A. Trả bài số 1
I. Đề bài cụ thể
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về truyền thống đó. (10 điểm)
II. Tìm hiểu đề
1. Thể loại: NLXH, về tư tưởng đạo lí
2. Nội dung: truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
3. Thao tác NL: GT, CM, PT, BL
4. PVTL: thực tế cuộc sông, mối quan hệ thầy và trò + sách báo
III. Lập dàn ý
1. MB
- Giới thiệu dẫn dắt vấn đề
- Trích câu thành ngữ: “tôn sư rọng đạo”
2. Thân bài
a. Giải thích:
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
b. Chứng minh và phân tích
- Phân tích“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian
- Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
- Chứng minh: lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
c. Bình luận
- Bình luận.
Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
3. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” .
- Bài học bản thân.
IV. Nhận xét
1. Về nội dung: 
- Ưu điểm: Đa phần các em hiểu đề, nhiểu bài viết đi đúng hướng và có cố gắng. Đã biết vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức xã hội của bản thân vào làm bài.
- Tồn tại:
+ Nhiều bài đều chưa đạt yêu cầu. Nội dung bài văn sơ sài.
+ Mở bài chưa nêu được vấn đề.
+ Thân bài còn sơ sài, chưa giải thích được vấn đề. Suy nghĩ bản thân về vấn đề còn nông.
+ Kết bài chưa đạt.
2. Về hình thức:
- Ưu điểm: Cơ bản biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Tồn tại:
+ Nhiều bài văn chưa đảm bảo bố cục 3 phần.
+ Chưa chia ý, chia đoạn rõ ràng.
+ Câu văn lủng củng, diễn đạt tối nghĩa.
+ Lỗi chính tả nhiều.
V. Trả bài và giải đáp thắc mắc
B. Ra đề số 2, học sinh làm ở nhà
I. Đề bài:
Vấn đề tai nạn giao thông đang là một trong những vấn đề được nhiều người trong xã hội quan tâm. 
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động gì để gúp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Hướng dẫn chấm
Nội dung
Điểm
- Tai nạn giao thông đó cú từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau, Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ, TNGT đường sắt, TNGT đường thuỷ, TNGT đường hàng không. Ở VN tai nạn giao thông đang trở thành quốc nạn , đó trở thành nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng cộng đồng và tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống..
2 diểm
- Thực trạng: Những năm 1987-1995, số người chết vì tai nạn giao thông tăng lờn tới 40% ở các nước đang phát triển, sau đó có giảm xuống khoảng 10% vì chất lượng đường xá và các biện pháp tăng cường an toàn giao thông tốt hơn. 
- Tai nạn giao thông đem đến nỗi đau thể xác và cả tinh thần cho con người, đằng sau nỗi đau ấy cũng tác động đến xã hội , theo thống kê cho thấy hơn nửa số nạn nhân có độ tuổi từ 15 đến 45 , lứa tuổi đẹp nhất để con người lao động nuôi sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Trên bình diện toàn cầu, tai nạn giao thông đang là thủ phạm cướp đi mạng sống hơn trăm triệu người trong năm , bên cạnh đó cũng có người tàn phế, thương tật vĩnh viễn..
2 điểm
- Nguyên nhân: 
+ Khách quan:
* Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Vn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của xã hội, nhu cầu giao thông của nhân dân,... là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
* Thông số kĩ thuật của các loại hình đường giao thông chưa chuẩn.
* Thông số kĩ thuật của các loại hình phương tiện giao thụng chưa đảm bảo: số lượng các phương tiện giao thông không đúng đủ về thông số kĩ thuật an toàn trong khi lưu hành
* Luật pháp, chế tài xử phạt chưa thực sự mạnh, nghiêm minh trong qt xử lí người dân vi phạm luật giao thông.
 * Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến mạnh về nhận thức. 
+ Chủ quan:
* Các chủ phương tiện giao thông không tuân thủ pháp luật như 
+ uống rượu – bia 
+ dành đường, vượt ẩu, lấn tuyến
+ do chạy quá nhanh không làm chủ được tay lái
® núi chung không tự giác, không tự chủ, ý thức tham gia giao thông rất kém, mạnh ai nấy chạy – cốt là sao cho nhanh “sống chết mặc bay!”.
- Bộ phận cán bộ chức năng – cảnh sát, thanh tra giao thông thực thi luật pháp chưa thực sự nghiêm minh
- Ý thức công dân, của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém, đặc biệt là giới trẻ, tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đang trở thành phổ biến trong giới trẻ, trung niên... 
- Chúng ta đó buông lỏng về giáo dục ý thức công dân cho nhân dân, nhất là giới trẻ và trong học đường. 
 - Nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn do TNGT của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ nên các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm.
4 điểm
Biện pháp: - Khắc phục những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên.
- Mở những chiến dịch tuyên truyền rộng lớn gíao dục ý thức giao thông bằng những hình ảnh thật ghê rợn của các nạn nhân tai nạn giao thông để tác động rất lớn đến tâm lý người lái xe. 
- Đặt camera để kẻ xấu khỏi đối phú. Cần phạt nặng hoặc tạm giữ những người đi bộ , người đi bộ cũng rất thiếu ý thức...
- Phạt thật nặng những người vi phạm luật, cụ thể, thay hình thức giữ phương tiện bằng biện pháp phạt tiền thật nặng, số tiền phạt sẽ theo lũy tiến tăng qua số lần vi phạm. 
- Đối với những người gây tai nạn cho người khác do phóng nhanh, vượt ẩu, leo lên lề đường, vượt đèn đỏ, uống rượu
- Điều chỉnh giờ tan sở, tan trường để tránh kẹt xe, chen lấn gần các trường học, hạn chế việc phụ huynh đỗ xe tràn lan dưới lòng đường. Xử lý nghiêm các xe hơi đậu xe trên đường dự đường hẹp và có biển báo cấm đậu. Xử lý tình trạng xâm chiếm lòng lề đường.
+ Tuổi trẻ học đường cần cú ý thức khi tham gia giao thông, tăng cường giáo dục ý thức tự giác.
- Khẳng định tngt là vấn đề quốc nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi con người.
- Thấy được hậu quả nghiêm trọng để tìm ra các giải pháp khắc phục
- Bài học cho mỗi người dân 
3 điểm
4. Củng cố và dặn dò
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTra bai so1 ra de so 2.doc