Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tổng hợp các bài đọc thêm

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tổng hợp các bài đọc thêm

MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

1. Nguyễn Đình Thi đã phân tích sâu sắc đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người. Ông đưa ra một câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định: “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?” Khởi đầu một bài thơ, người viết phải có “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”. Rung động thơ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ. Còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói (tức là chữ). Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ, khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”.

2. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,. cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến một cách thấu đáo. Hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ dù là hình ảnh về sự vật, thì cũng không cốt ghi lại cái vẻ bề ngoài mà đã bao hàm một nhận thức, một thái độ, tình cảm hoặc suy nghĩ. Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, nhưng tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng - cảm xúc, thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ. Cảm xúc, tình cảm là yếu tố quan trọng bậc nhất mà thơ hướng tới; nói như nhà thơ Cu Ba, Hô-xê Mác-ti (José Marti): “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu có vần, chứ không làm được nhà thơ”, còn ở đây Nguyễn Đình Thi viết: “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn. Ngay cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thật và sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn, đó là hình ảnh thực này lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”. Tóm lại, hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ quy chiếu của tâm hồn con người.

 

doc 26 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3363Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tổng hợp các bài đọc thêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP CÁC BÀI ĐỌC THÊM
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
1. Nguyễn Đình Thi đã phân tích sâu sắc đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người. Ông đưa ra một câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định: “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?” Khởi đầu một bài thơ, người viết phải có “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”. Rung động thơ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ. Còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói (tức là chữ). Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ, khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”.
2. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,... cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến một cách thấu đáo. Hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ dù là hình ảnh về sự vật, thì cũng không cốt ghi lại cái vẻ bề ngoài mà đã bao hàm một nhận thức, một thái độ, tình cảm hoặc suy nghĩ. Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, nhưng tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng - cảm xúc, thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ. Cảm xúc, tình cảm là yếu tố quan trọng bậc nhất mà thơ hướng tới; nói như nhà thơ Cu Ba, Hô-xê Mác-ti (José Marti): “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu có vần, chứ không làm được nhà thơ”, còn ở đây Nguyễn Đình Thi viết: “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn. Ngay cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thật và sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn, đó là hình ảnh thực này lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”. Tóm lại, hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ quy chiếu của tâm hồn con người.
3. Ngôn ngữ thơ có những nét đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, thì ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, như Nguyễn Đình Thi khẳng định: Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu [...] một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn. Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn. Nguyễn Đình Thi quan niệm không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ. Thời đại mới, tư tưởng, tình cảm mới, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng là dùng thơ tự do, thơ không vần, hay dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.
4- Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra. Mở đầu bài viết Nguyễn Đình Thi đã dùng ngay cách lập luận phủ nhận để khẳng định (bác bỏ một số quan niệm có phần phiến diện về thơ - có người cho thơ là ở những lời đẹp, lại có người cho thơ khác với các thể văn khác ớ chỗ thơ in sâu vào trí nhớ, để nhấn mạnh đặc trưng bản chất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người), từ đó triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính. Lí lẽ gắn với dẫn chứng. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh:
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lên một nơi giao nhau của tâm hồn và ngoại vật, trước hết là những cảm xúc”; “Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”...
5. Không nên nghĩ rằng bài viết chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ, mà các vấn đề tác giả đặt ra, các luận điểm xung quanh vấn đề đặc trưng bản chất câu thơ ca ngày nay vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ vời cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki - Ban-dắc - Đích-ken của Xvai-gơ có thề giúp HS tiếp cận một hình thức văn chương không phải là mới lạ, nhưng cũng ít khi được giới thiệu và phổ cập trong sáng tác cũng như nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Đó là chân dung văn học, hoặc nói rộng ra, có thể gọi là truyện tiểu sử, truyện danh nhân - như ta thường gọi.
2. Về đặc tính của thể loại, đoạn trích này rất tiêu biểu cho sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong lối viết của truyện danh nhân (ở dây là chân dung văn học). Có thể lưu ý đến những sự pha trộn này để từ đó đi đến phân biệt chân dung văn học với một vài hình thức văn xuôi mà nó đã “ăn bám” vào đó.
a) Dựa trên cuộc đời thực của nhà văn nhưng có phần tiểu thuyết hoá, nên chân dung văn học không hoàn toàn trùng khít với tiểu sử nhà văn, biểu lộ ở:
- Sự lựa chọn những mảng đời, những tác phẩm với độ đậm nhạt khác nhau so với sự phân bố đồng đều ở những bản lí lịch, tiểu sử.
-Trật tự thời gian có thể đảo lộn, không nhất thiết đi theo diễn biến trật tự lịch biểu.
- Sự pha trộn giữa lịch sử xã hội và đời tư của nhà văn. Nhân vật trung tâm (nhà văn được vẽ chân dung) luôn được đặt trong một bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá và văn học rộng lớn nhằm hai mục đích. Thứ nhất: giải thích những nguồn gốc, nguyên nhân của đời sống thực tế có thể có những ảnh hưởng chi phối tới tài năng và sự nghiệp của nhà văn. Thứ hai: gợi lên vai trò tác động ngược trở lại đối với thực tế, với độc giả của nhà văn, từ đó xác định vị trí của nhà văn trong văn đàn, trong cuộc sống của dân tộc, của nhân loại - tuỳ theo tầng cỡ của họ.
- Sự pha trộn giữa truyện kể và suy tưởng, bình luận. Người viết chân dung văn học luôn có quyền ngắt mạch kể chuyện, đi vào những ngả rẽ của suy tư, của cảm nhận, đặc biệt là những bình luận văn chương.
b) Từ sự phân tích những sự pha trộn kết hợp trên trong lối viết, có thể thấy chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: tiểu sử - tiểu thuyết –phê bình văn học. Bởi vậy, trong thuật ngữ châu Âu, cụ thể là Pháp, Anh và cả tiếng Nga nữa, khi xác định hình thức của loại văn này của Xvai-gơ, có khi người ta gọi là tiểu sử tiểu thuyết hoá (tương đương với truyện tiểu sử trong tiếng Việt), lại có khi gọi là tản văn (chữ essai, essay,... có thể biến hoá tuỳ theo nội dung sách: cũng có thể bao hàm tiểu luận, tuỳ bút).
B – HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
l. Cần lưu ý : khi đọc đoạn văn, yêu cầu cuối cùng là từ câu chuyện kể về một danh nhân, nắm bắt đặc trưng của thể loại chân dung văn học. Cần phân biệt đoạn trích với loại văn xuôi thường thấy ở các cuốn SGK hoặc sách nghiên cứu, loại viết về tiểu sử sự nghiệp nhà văn - mục đích chủ yếu là cung cấp nội dung kiến thức.
2. Nói một cách khác, ở đây nên đặt vấn đề: điều quan trọng không chỉ là hiểu biết về Đô-xtôi-ép-xki mà là lối viết về Đô-xtôi-ép-xki. ông không lí tướng hoá thiên tài, mà thể hiện những mâu thuẫn-thực con người. 
- Sự khác biệt của lối viết ở đây đã tạo ra một độ lệch như thế nào so với một
bài viết đơn thuần cung cấp tiểu sử nhà văn 
3. Từ đó, có thể có một số kiến thức về đặc trưng của hình thức viết chân dung văn học - đó mới là mục đích thiết thực của bài đọc thêm này (vì Đô-xtôi-ép-xki không phải là tác giả nằm trong chương trình THPT).
4. Yêu cầu trực tiếp nhất cần khai thác từ đoạn trích, đó là phát hiện nghệ thuật viết của Xvai-gơ. Tiêu chí của Xvai-gơ là tái hiện đúng nét nổi bật của thiên tài này: con người đầy mâu thuẫn, vừa khốn khổ hèn mọn, vừa vươn tới cao cả, thánh thiện. Có thể nêu câu hỏi: Vì sao đoạn văn này hấp dẫn hơn những đoạn văn thuộc về “tiểu sử”, “sự nghiệp văn chương ta thường gặp”?
5. Có thể mở rộng vấn đề, liên hệ với thực tế văn học Việt Nam: kể tên một số cuốn chân dung văn học hoặc truyện tiểu sử ở Việt Nam; trong loại này, hiện nay, kiểu truyện nào phong phú hơn? .
ĐẤT NƯỚC
- Đất nước là một tác phẩm lớn, tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi, đồng thời cũng là một trong số không nhiều những bài thơ xuất sắc nhất viết về đề tài đất nước của nền thơ hiện đại Việt Nam.
Quá trình hình thành và cảm hứng sáng tạo nên bài thơ Đất nước có nhiều điểm khá độc đáo. Đây là một bài thơ được hình thành từ ba mảng thơ khác nhau, được viết trong những thời gian cách nhau khá xa. Phần đầu của Đất nước chủ yếu được lấy lại (có sửa chữa) những đoạn trong hai bài thơ viết ở chiến khu Việt Bắc:
Sáng mát trong như sáng năm xưa (1) và Đêm mít tinh (2). Phần sau, từ “ôi những cánh đồng quê chảy máu” đến hết, được viết vào năm 1955 tại Hà Nội. Như vậy, Đất nước được cấu tạo bằng cách lắp ghép những mảng, những đoạn thơ khác nhau. Nhìn từng phần, tưởng như rời rạc, nhưng nhìn tổng thể, bài thơ vẫn liền mạch, nhất quán nhờ sự thống nhất của nội dung tư tưởng và cảm xúc. Mặc dù có sự khác biệt về thể thơ, giọng điệu, nhịp điệu,... giữa các phần nhưng Đất nước vẫn có được tính chỉnh thể của một tác phẩm nghệ thuật, và người đọc vẫn cảm nhận nó như một bài thơ liền mạch. Có thể xem bài thơ như một sự tổng kết những cảm xúc và suy ngẫm của Nguyễn Đình Thi về đất nước trong suốt những tháng năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tiếp cận với bài thơ Đất nước chính là quá trình đọc một bài thơ trữ tình. Vì thế điếu quan trọng nhất là phải nắm bắt được tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ này.
l. Phần thứ nhất của bài thơ
a) Khơi nguồn cho những cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác được nảy sinh trong một buổi sáng mùa thu (thời hiện tại). Cách mở đầu này có phần giống với thể hứng trong ca dao:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu được truyền qua chuỗi âm thành trong trẻo, nhẹ nhàng và êm dịu của câu thơ mở đầu, thấm vào hồn người đọc, gợi lên nỗi nhớ mùa thu năm xưa ở Hà Nội. Buổi sáng mùa thu trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thổi và trong làn gió thoang thoảng mùi hương cốm mới. Một mùi hương thanh tao, lịch lãm, rất đỗi quen thuộc của Hà Nội. Chỉ bằng vài nét mà Nguyễn Đình Thi đã gợi lên được cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị của mùa thu.
b) Trong niềm hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể, sinh động và gợi cảm:
Sáng chớm lạnh trong Lòng Hà Nội .
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Vời sự nhạy cảm, tinh tế, Nguyễn Đình Thi đã nhận ra cái chớm lạnh của buổi sáng mùa thu, cảm nhận được cụ thể cái xao xác của gió heo may trên những phố dài một nét rất đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Trên nền không gian và thời gian ấy, nhà thơ đã ghi lại thật sống động hình ảnh và tâm trạng của những chàng trai Hà Nội năm xưa phải rời thành phố rất đỗi thân yêu ra đi, dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến. Hình bóng những con người hiện lên trong bức trành tâm cảnh vừa có hình khối, đường nét, vừa có màu sắc, ánh sáng, tạo được ấn tượng sâu đậm, chất chứa những tâm trạng, nỗi niềm.
Những chi ti ... ã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị. Cô bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. Cô dạy từ những việc làm nhỏ nhất “ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn” đến cái lớn nhất là quan niệm sống, lẽ sống: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”, “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ...”.
Như mọi người khác, cuộc đời cô Hiền song hành cùng những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Ở đây, lịch sử dân tộc đã được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Là một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phầm giá, nhân cách; là một người công dân, cô chỉ dành những gì có lợi cho đất nước, vì vận mệnh sống còn của đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây đựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhân hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế sau hoà bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Mặc dù có bộ mật rất tư sản, cách sống rất tư sản, nhưng cô Hiền không phải học tập, cải tạo vì cô không bóc lột ai cả. Cô mở cửa hàng bán đổ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm: Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui buồn lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, cô nói: Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng. Ba năm sau, đứa em theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường, cô bày tỏ thái độ của mình: Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phái chết, cũng là một cách giết chết nó, Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác hoặc sống cả hoặc chết cả vui lẻ thì có hay hớm gì. Suy nghĩ bình dị như thế của cô Hiền là suy nghĩ của một người thiết tha yêu nước.
Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng”? của Hà Nội. Nói đến hạt bụi là người ta nghĩ đến một vật rất nhỏ bé, tầm thường, ít ai nhận thấy, chẳng có giá trị gì. Có điều, là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé nhưng lại mang giá trị quý báu, bao nhiêu hạt bụi vàng hợp lại sẽ thành “ánh vàng” chói sáng. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh, nhưng ở cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội; những người Hà Nội như cô đã là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó mỗi góc phố Hà Nội”, tất cả đang “bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách Người Hà Nội, Hà Nội linh thiêng và hào hoa, Hà Nội văn hiến nghìn năm.
Câu 2
Xung quanh cô Hiền là những người Hà Nội khác. Đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý là Dũng. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng tư anh lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng bảy vào Nam, anh đã chiến đấu suốt mười năm và đã trở về. Nhưng có biết bao đồng đội của anh không có mặt trong ngày toàn thắng. Trong số 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường cũng Dũng ngày ấy, bầy giờ còn lại khoảng chừng trên dưới bốn chục, hơn 600 người đã hiến dâng tuổi xuân của mình cho ngày hạnh phúc hôm nay của đất nước. Nhớ về bao đồng đội đã hi sinh, Dũng xót xa thương Tuất, người bạn cùng trung đoàn. Dũng nhớ ngày vào Nam, tàu qua ga Hà Nội, mẹ Tuất làm ở phòng phát thanh nhà ga, Tuất nghe rõ tiếng mẹ mình phát trên loa, nhưng anh không thể xuống ga để từ biệt mẹ. Đấy cũng là những lời cuối cùng của mẹ mà Tuất nghe thấy, anh đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày. Có biết bao bà mẹ Hà Nội vô cùng thương con và đầy nghị lực như người mẹ của anh, họ đã nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục dựng xây cuộc sống này. Gặp lại bạn chiến đấu của con, người bà run bần bật nhưng không khóc và bà nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Có thể nói, tất cả những người Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người việt Nam.
Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khái từng viết: “Tôi thích cái ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bễ bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thoả sức khai vỡ”. Đấy cùng là một trong những đặc điểm của tư duy nghệ thuật mới: nhìn thẳng vào sự thật, làm cho con người ý thức về sự thật. Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có sự thật về những người tạo nên nhận xét không mấy vui vẻ của nhân vật tôi về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ, lai còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lai chửi: “Tiên sư cái anh già!” - thật là tục tằn, thô bỉ. Đó là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm, “Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ” - không còn vẻ gì là cái tế nhị, thanh lịch của người Hà Nội. Cuộc sống là như thế. Hà Nội còn phải làm rất nhiều điều để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
Câu 3
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi nhiều suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật bất diệt của sự sống, nói như cô Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cây si này mọc ở đền Ngọc Sơn, nó biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội. Tuy nhiên, cây si cổ thụ cũng có thể bị bão đánh đổ, tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất những ngược lên trời. Đó là quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật của sự vận động xã hội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình; Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội suốt trường kì lịch sử. Cây si dù bị bật một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người. Sức sống, vẻ đẹp, truyền thống văn hoá của Hà Nội cũng trường tồn như vậy. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn đã biểu hiện một nét phong cách quen thuộc của Nguyễn Khải: khắc hoạ hình ảnh không phải chỉ để miêu tả sự vật, kể lai sự việc, mà chủ yếu để triết luận về hiện thực.
Câu 4
Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong truyện ngắn này có những nét đặc sắc, đáng chú ý. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Còn trần thuật là phương diện cơ bản của tác phẩm tự sự, bao gồm việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, hoàn cảnh, sự kiện theo cách nhìn của một người kể chuyện nhất định. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ giữa thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các sự kiện, hiện tượng được miêu tả, tất cả hướng tới người nghe, người đọc, được gọi là giọng điệu trần thuật. Trong truyện ngắn này, có thể thấy một giọng điệu trần thuật rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Ở đây tác giả hoan toàn nhập thân vào nhân vật tôi để diễn tả, kể lại những gì mà mình đã chứng kiến, đã trải qua, đã nghiệm thấy. Chính cái chất tự nhiên, dân dã đã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng điệu trần thuật của nhân vật “tôi”, chẳng hạn: “Trong lí lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiên...”. Bằng vốn hiểu biết và sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, nhân vật “tôi” luôn thể hiện cách nhìn nhận cuộc sống và con người theo hướng suy ngẫm, chiêm nghiệm, triết lí, chẳng hạn: “Sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ti, các tổng giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cà xã hội ....”. Giọng điệu trần thuật ở đây còn mang tính chất đa thanh, trong lời kể thường có nhiều giọng, giọng tự tin xen lẩn giọng hoài nghi: “Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ?”, giọng tự hào xen lẫn giọng tự trào: “Nói cho thật, Dũng mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào các vinh quang chung mà thôi...”. Có thể nói, giọng điệu trần thuật như thế đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
Không chỉ tổ chức giọng điệu mà trong xây dựng nhân vật, tất cả cũng được quy tụ bởi điểm nhìn nghệ thuật từ nhân vật “tôi”. Ở đây nhân vật “tôi” là “đồng chí Khải”, là “anh Khải” (đích danh tác giả), nhưng cũng có thể hiểu một cách phiếm định là một người nào đó được phân vai người kể chuyện, người dẫn chuyện, người trần thuật và cũng là một cá nhân tự ý thức, tự biểu hiện mình. Những chi tiết tiểu sử (có thể của tác giả) như “Hà Nội vừa giải phóng... chúng tôi ngày ấy mới hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh”, “chín năm xa phố phướng”, “tôi sống ở Thành phố Hô Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội...” đã làm tăng tính chân thật của điểm nhìn nghệ thuật. Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” với các nhân vật khác cùng là cách để khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật. Những cuộc gặp gỡ gắn vời những thời đoạn khác nhau của hiện thực đất nước: sau hoà bình lập lại năm 1954, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, rồi “nhiều năm đã trôi qua”, đất nước bước vào thời kì đổi mới... theo đó mà miêu tả sự vận động của tính cách cô Hiền, nhận xét về hành động, cách ứng xử của Dũng, Tuất, mẹ Tuất,... Ngôn ngữ các nhân vật cũng góp phần khắc hoạ sâu sắc tính cách của từng người. Ngôn ngữ của nhân vật “tôi”, đầy vẻ suy tư chiêm nghiệm, dạy dứt, trăn trở, lai thoáng vẻ hài hước, tự trào của người rất trải đời: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi chứ ai nữa?... Cho nên cái mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi mọi chỗ...”. Cô Hiền có đầu óc thực tế, tư duy lôgíc, cách nói của cô ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát; đây là cuộc đối thoại của cô vời ông chồng đang định mua máy in để kinh doanh:
“Ông có đứng máy được không?” – “Không” – “Ông có sắp chữ được không? – “Không” – “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”. Một người lính đày dạn trận mạc đã cùng bao động đội vào sinh ra tử như Dũng tất phải có những lời thật xót xa: “Cháu biết nói thế nào vời một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lai vẫn còn sống, sống đến bày giờ, đến hôm nay”...

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG HOP CAC BAI DOC THEM.doc