Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 82 đến tiết 87

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 82 đến tiết 87

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- í chớ và nghị lực của ụng lóo đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm cũng như chóng chọi với sự dữ dội của biển khơi.

- Chi tiết giản dị, chõn thực mang ý nghĩa hàm ẩn cao.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, dịch).

 - Phõn tớch diễn biến tõm trạng nhõn vật.

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.

- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh, phim truyền hình và ấn phẩm về Hê-minh-uê có để trình chiếu tuỳ theo điều kiện cụ thể.

C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 17 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 82 đến tiết 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/3/2011
Tiết 82-83	
	ông già và biển cả
(Trích)
 	 Hê-ming-uê
A- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- í chớ và nghị lực của ụng lóo đỏnh cỏ trong cuộc chinh phục con cỏ kiếm cũng như chúng chọi với sự dữ dội của biển khơi.
- Chi tiết giản dị, chõn thực mang ý nghĩa hàm ẩn cao.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, dịch).
	- Phõn tớch diễn biến tõm trạng nhõn vật.
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh, phim truyền hình và ấn phẩm về Hê-minh-uê có để trình chiếu tuỳ theo điều kiện cụ thể. 
C- Nội dung, tiến trình lên lớp
Hoạt động gv-hs
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê, tiểu thuyết Ông già và biẻn cả, vị trí của đoạn trích học.
- HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.
I. Tìm hiểu chung
 1. O-nit Hê-ming-uê (1899- 1961):
+ Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiễng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
+ Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người".
 2. Ông già và biển cả (The old man and the sea)
+ Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.
+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.
+ Tóm tắt tác phẩm (SGK).
+ Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).
3. Đoạn trích
+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mìnhvà ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm. 
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản đoạn trích
1. HS đọc ở nhà, đến lớp tóm tắt theo yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS đọc lướt nhanh và tóm tắt đoạn trích, sau đó nêu một số câu hỏi và hướng dẫn thảo luận.
Câu hỏi 1: Xan-ti-a-gô là một con người như thế nào? Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm.
Câu hỏi 2: Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và co cá (thời điểm, phong độ, tư thế,)?
Câu hỏi 3: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể.
Câu hỏi 4: Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đú nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.
Câu hỏi 5: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
II. Đọc- hiểu văn bản đoạn trích
 1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
+ Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ một mình ông lão. Khi trò chuyện với mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng kiệt sức vào đến bờ con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa . Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình, thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời...
+ Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
- Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay tròn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng”. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
- Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó.
- Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nói. Ông lão cảm thấy “một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây mà lão đang níu bằng cả hai tay”. Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả. Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xảy ra “đừng nhảy, cá” lão nói, “đừng nhảy”, nhưng lão cũng hiểu “những cú nhảy để nó hít thở không khí”. Ông lão nương vào giớ chò “lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”. “Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”. Lão không thể tin nỗi độ dài của nó “ “không” lão nói, “Nó không thể lớn như thế được”. Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục, “lão nghĩ: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày”. Ông lão cũng đã rất mệt có thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ông lão luôn nhủ “mình sẽ cố thêm lần nữa”. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc con ngọn lao phóng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu rồi dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó, nhưng vẫn phải giết nó.
- “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. 
- Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
2. GV tổ chức cho HS thảo luận rút ra ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích.
2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích
Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện, đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão coi nó như một con người. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã biến con cá thành “nhân vật” chính thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
3. GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích và thảo luận:
Câu hỏi 1: Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì ki nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
Câu hỏi 2: Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì ki nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
3. Nghệ thuật đoạn trích
Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ.....”, “lão nói ....”
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
+ Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm:
“Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.
“Cá ơi”, ông lão nói “cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”
“Mày đừng giết tao, cá à, ông lão nghĩ “ mày có quyền làm thế”. “Tao chưa từng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.
+ ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
- Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
- Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
- Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
- Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- GV tóm tắt lại bài học, yêu cầu HS rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích.
- HS tự viết phần tổng kết.
 III. Tổng kết
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê.
********************
: Ngày soạn: 7/3/2011
	Tiết 84
Diễn đạt trong văn nghị luận
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Cú ý thức một cỏch đầy đủ về chuẩn mực ngụn từ của bài văn nghị luận. 
- Cỏc yờu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Nõng cao kĩ năng vận dụng những cỏch diễn đạt khỏc nhau để trỡnh bày vấn đề một cỏch linh hoạt, sỏng tạo. 
 - Biết cỏch trỏnh lỗi về dựng từ, viết cõu, sử dụng giọng điệu khụng phự hợp với chuẩn mực ngụn từ của bài văn nghị luận. 
 - Vận dụng những cỏch diễn đạt khỏc nhau để trỡnh bày vấn đề linh hoạt, sỏng tạo.
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
Hỏi đỏp, hoạt đụ̣ng nhóm, diờ̃n giảng
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, 
C- Nội dung, tiến trình lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu các ví dụ ở mục 1.1 và thực hiện yêu cầu trong SGK.
I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong ... ống như thế nào thì ông chẳng cần biết!) có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì?
Câu hỏi 2: Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
- HS nghiên cứu kĩ các lời thoại và phát biểu ý kiến cá nhân đồng thời tranh luận nếu thấy cần thiết. 
2. Phần sau: từ khi Đế Thích xuất hiện
+ Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: 
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn 
- Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!.
Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
+ Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- GV định hướng cho HS tự tổng kết.
Câu hỏi: Cảm nhận khái quát của anh chị sau khi đọc- hiểu đoạn trích
III. Tổng kết
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:
 Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. 
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
********************
Ngày soạn:13/3/2011
	Ti ết 87
Diễn đạt trong văn nghị luận
(Tiếp theo)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Cú ý thức một cỏch đầy đủ về chuẩn mực ngụn từ của bài văn nghị luận. 
- Cỏc yờu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Nõng cao kĩ năng vận dụng những cỏch diễn đạt khỏc nhau để trỡnh bày vấn đề một cỏch linh hoạt, sỏng tạo. 
 - Biết cỏch trỏnh lỗi về dựng từ, viết cõu, sử dụng giọng điệu khụng phự hợp với chuẩn mực ngụn từ của bài văn nghị luận. 
 - Vận dụng những cỏch diễn đạt khỏc nhau để trỡnh bày vấn đề linh hoạt, sỏng tạo.
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
Hỏi đỏp, hoạt đụ̣ng nhóm, diờ̃n giảng
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, 
C- Nội dung, tiến trình lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận.
III. Tìm hiểu việc xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận
1. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.1 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. 
1. Tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.1
+ Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? Ngoài sự tương đồng ở điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn trích có những nét gì đặc trưng, riêng biệt?
- Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng. Đó là sự trang trọng, nghiêm túc. Ngoài sự tương đồng ở điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn văn có những nét đặc trưng riêng biệt:
* Đoạn (1): Giọng văn sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn, thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp.
* Đoạn (2): Giong văn thể hiện sự khẳng định dứt khoát của tác giả.
+ Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong các đoạn trích trên là gì? 
- Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong các đoạn trích trên là sự khác nhau về đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:
+ Đoạn (1) là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp với mục đích lên án chúng trước đồng bào và dư luận thế giới, từ đó khẳng định việc giành độc lập của dân tộc Việt Nam là việc tất yếu.
+ Đoạn (2) viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn", thực chất là thể hiện "một sức sống phi thường", "một lòng ham sống vô biên", "một ước mơ rất chi là "con người".
+ Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ tư vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn trích.
- Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ tư vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn:
+ Đoạn trích (1) sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do, bình đẳng, bác ái, chính trị, dân chủ, luật pháp, dư luận, chính sách,), sử dụng phép các phép tu từ: lặp cú pháp, liệt kê, thể hiến sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
+ Đoạn trích (2) sử dụng những từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương (lời thơ, ý thơ, bài thơ, thơ điên, thơ loạn, những bài thơ, văn, sức sống, ham sống, ước mơ, ý thức, sống, chết,), sử dụng các thành phần đồng chức, tạo giọng văn giàu cảm xúc.
2. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.2 và yêu cầu HS nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong từng đoạn trích, chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu biểu hiện giọng điệu và phân tích ngắn gọn những cơ sở của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ tể.
- HS thảo luận và trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại một số ý chính.
2. Tìm hiểu các đoạn trích ở mục III.2
- Đoạn trích (1) được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọng điệu thích hợp. Đó là giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên giọng điệu này, người viết dùng những câu hô gọi, cầu khiến, khẳng định (Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Không! Chúng ta thà chứ nhất định không [], nhất định không []), sử dụng phép lặp cú pháp (Chúng ta muốn., chúng ta đã, chúng ta thà...).
- Đoạn trích (2) là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn trích được viết với giọng ngợi ca, tha thiêt say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ (rào rạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng, cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, nao nức, xôn xao, thê lương, bi đát,), sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng và các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
3 - GV hướng dẫn HS xác định những đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận.
- HS căn cứ vào việc tìm hiểu các đoạn trích để phát biểu ý kiến.
3. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận
- Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.
- ở các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1. Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong các đoạn trích ở SGK.
- GV gợi ý, hướng dẫn và giao việc cho các nhóm (mỗi nhóm khảo sát một đoạn).
- HS các nhóm làm việc, tập trung ý kiến, sau đó cử đại diện trình bày.
IV. Luyện tập
Bài tập 1
- ở đoạn trích (1), tác giả đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, điểm nổi bật là đoạn văn sử dụng phép tu từ lặp cú pháp với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu ngôn từ của đoạn văn rất dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
- Đoạn trích (2) nói về thời và thơ Tú Xương, trong đó Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hoã huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn them chan hoà, lần hồi đắp đổi,). Ngoài ra, ở phần đầu đoạn trích, song hành cú pháp tạo nên một giọng đoạn rất riêng, một giọng điệu "rất Nguyễn Tuân" - tài hoa, uyên bác, đầy biến hoá trong việc sử dụng ngôn từ.
- Trong đoạn trích (3), tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm, của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn trích sử dụng rất nhiều cặp từ tương phản (yếu đuối - hùng mạnh, tủi nhục - vinh quang, chịu đựng - bất bình, tiếng khóc - tiếng cười, lê lết - vùng vẫy, tự ti - tự tôn,). Ngoài ra, người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (Nếu Kiều thì Từ.). Đoạn văn vì thế mang ẩm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
Bài tập 2. Chọn một trong các đề bài trong SGK để viết một bài nghị luận ngắn, trong đó chú ý sử dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng điệu phù hợp.
- GV hướng dẫn, gợi ý
- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị dàn ý ra giấy nháp và thử viết một đoạn văn.
Bài tập 2
Nhìn chung, cả ba đề bài đề yêu cầu viết bài nghị luận xã hội. Người viết nên sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh dùng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ, nên kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và cú pháp để tăng tính biểu cảm và tạo cho bài viết giọng điệu ngôn từ riêng: Với đề tài (a) 
- GV quan sát và nhận xét.
nên viết với giọng rắn rỏi, tràn đầy tâm huyết; đề bài (b) nên kết hợp giọng nghiêm túc, trang trọng với giọng châm biếm khi phê phán lối sống vị kỉ; với đề bài (c) nên có những đoạn viết theo lối song hành để làm rõ hai vấn đề: "thành công" - "thất bại" của đời sống con người.
II - Hướng dẫn học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 12 8287.doc