I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
(Đó cú ở tiết 72)
II- CHUẨN BỊ
- HS nghiên cứu trước những bài tập thực hành.
- GV chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy cho HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
- Ổn định nề nếp.
- Kiểm tra:
+ Lí thuyết về Hàm ý.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
Ngày soạn:15/2/2011 Tiết 75 Thực hành về hàm ý (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt (Đó cú ở tiết 72) II- chuẩn bị - HS nghiên cứu trước những bài tập thực hành. - GV chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy cho HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ. III- tiến trình lên lớp - ổn định nề nếp. - Kiểm tra: + Lí thuyết về Hàm ý. + Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. - Giới thiệu bài mới: Hoạt động của gv-hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức thực hành I.thực hành Bài tập 1: Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK) a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào? HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. Bài tập 1: a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin. b) Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì? HS thảo luận, phát biểu b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà. đ Tính hàm súc của câu có hàm ý Bài tập 2: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK): Bài tập 2: a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác? b) Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì? HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu. a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút ). b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”. Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức) c) Tác dụng cách nói của Từ - Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Bài tập 3: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng - Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào? HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu Bài tập 3: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng - Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó. - Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu - Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc. Bài tập 5: Chọn cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” HS thảo luận và đưa ra phương án đúng. Bài tập 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” + Ai mà chẳng thích? + Hàng chất lượng cao đấy! + Xưa cũ như trái đất rồi! Ví đem vào tập đoạn trường Thì treo giải nhất chi nhường cho ai? Hoạt động 2: Tổ chức tổng kết Bài tập: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào? HS thảo luận, chọn phương án trả lời đúng II. Tổng kết Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại: + Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa + Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe + Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra) + Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Dặn dò: -Tự sưu tầm một số văn bản và phân tích tính hàm ý của văn bản đó. - Soạn bài theo PPCT Ngày soạn: 12/2/2011 Tiết:76-77 THUỐC (Lỗ Tấn) I/ MỤC TIấU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Giỳp học sinh: - Hiểu được thỏi độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mờ muội của người Trung Hoa trước Cỏch mạng Tõn Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tỏc giả về sự thức tỉnh của họ; - Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn : cụ đọng, sỳc tớch, giàu tớnh biểu tượng. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch). II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: SGK,SGV,Gớao ỏn, tranh ảnh về tỏc giả , tỏc phẩm. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 3. Bài mới : Lời vào bài : (1’) Lỗ Tấn là nhà văn cỏch mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ Tấn chưa hề cú Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn cú vụ vàn Lỗ Tấn” (Quỏch Mạt Nhược). Tuổi trẻ của ụng đó nhiều lần đổi nghề để tỡm một con đường cống hiến cho dõn tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cựng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dõn đồng bào. Sỏng tỏc của ụng thường dồn nộn, hàm sỳc nhiều tầng lớpnghĩa. THUỐC là một tỏc phẩm như thế! Tiết học hụm nay sẽ giỳp chỳng ta tỡm hiểu truyện ngắn này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn. GV gợi ý: - Tiểu sử, con người? - Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc? - Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn? - Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn? 1. Tác giả + Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược) + Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc. + Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. + Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao 2. GV nêu câu hỏi: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - HS đọc Tiểu dẫn, kết hợp những hiểu biết cá nhân để trình bày. 2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản II. Đọc- hiểu 1. GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục tác phẩm (hãy đặt tiêu đề cho 4 phần của truyện ngắn). HS đọc và tóm tắt tác phẩm, thảo luận và trình bày trước lớp. 1. Bố cục + Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc) + Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc) + Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc) + Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc) 2. HS thảo luận về ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người? GV gợi dẫn: Nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn của nhan đề? Liên tưởng giữa nhan đề (Thuốc) với chiếc bánh bao tẩm máu? 2. ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu Nhan đề "Thuốc" + Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều nghĩa. + Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ. + Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu “Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín. Câu hỏi gợi ý: Tại sao không phải là chiếc bánh bao tẩm máu người khác mà lại phải tẩm máu người cách mạng Hạ Du? + Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ. + Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm ... on người Nga (thời Xô-viết) có thể sử dụng một số đĩa hát quen thuộc thời chiến tranh chống Phát xít. C- Nội dung, tiến trình lên lớp Hoạt động của gv-hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung 1. HS đọc Tiểu dẫn (SGK) tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp. HS làm việc cá nhân, phát biểu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê-nin, giải thưởng văn học quốc gia). - Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ- chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc. Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người. - Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn. 2. HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết. 2. Tác phẩm Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca. Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản 1. GV định hướng để HS phân tích nhân vật An-đrây Sô-cô-lốp. a) Phân tích hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a. (HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp). II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp a) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh: - Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại uý pháo binh, đứa con trai yêu quí đang cùng anh tiến đánh Béclin. Nhưng đung sáng ngày mồng 9 tháng năm, ngày chiến thắng, 1 thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất An-nô-tô-li. Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn”. Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực. - Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống- Lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh. - Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu bé Va-ni-a. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt. Biểu dương, ngợi ca khí phách anh hùng của nhân dân, Sô-lô-khốp cũng không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên- sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm. b) An-đrây đã nhận bé Va-ri-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày). b) An-đrây gặp bé Va-ri-a Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ri-a, cũng là một nạn đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ri-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động. - Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trông Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con. - Xô-cô-lốp tuyên bố anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống. - Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc nó. ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật và vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp. c) An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào? (HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp) c) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp - Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ri-a làm con trong cuộc sống thường nhật: việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ri-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn. - Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh. 2. HS nhận xét về chất trữ tình và giọng điệu của đoạn trích. GV gợi ý. HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. 2. Chất trữ tình của tác phẩm Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. 3. GV định hướng cho HS tìm hiểu về: Thái độ của người kể chuyện, ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện. HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. 3. Thái độ của người kể chuyện - Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng - Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân (Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”) Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết 1. HS nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. HS tổng hợp kiến thức và phát biểu 2. HS nhận xét về nghệ thuật của truyện. HS tổng hợp kiến thức và phát biểu III. Tổng kết 1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi. - Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người- tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận. 2. Nghệ thuật tự sự: - Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân. - Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật. *********************** Ngày soạn: 3/3/2011 Tiết 81 Trả bài làm văn số 6 A. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Nhận ra ưu, khuyết diểm bài của mình cả về kiến thức lẫn kỹ nănng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. -Rèn luyện lỹ năng phân tíhc đề, lập dàn ý. B. Phương pháp giảng dạy: C. Chuẩn bị giáo cụ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Chép lại đề bài viết số 5 theo trí nhớ? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phân tích đề. Bài tập: Khi phân tích một đề bài, cần phân tíhc những gì? Hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 6. Học sinh nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích. Giáo viên định hướng, gạch dưới những từ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu cụ thể. Hoạt động 2: Xây dựng đáp an (dàn ý). Bài tập: Hãy xây dựng dàn ỹ chi tiết cho đề bài số 6. Giáo viên nêu câu hỏi đẻ hướng dẫn học sinh hoàn chính dàn ý, làm cơ sở đề học sinh đối chiếu với bài viết của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài viết. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét và trao đổi bài đề nhận xét lẫn nhau. hv nhận xét những ưu, khuyết điểm. Hoạt động 4: Sữa chữa lỗi bài viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sữa chữa, khắc phục. Hoạt động 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Giáo viên tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm. I. Phân tích đề. Khi phân tích một đề bài cần phân tich: -Nội dung vấn đề. -Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính. -Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết. *Phân tích đề bài viết số 6 (chọn đề 1-Sgk). Đề: Trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Đình Thi, quả đã có một dòng sông trong truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước: tổ tiên. ông cha, cho đến đời chị em Chiến Việt. *Phân tích: -Nội dung vấn đề: quan niệm của Nguyễn Đình Thi. -Thể loại nghị luận văn học. -Thao tác chính: chứng minh. -Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi. II. Xây dựng đáp án (dàn ý). -Dàn ý được xây dựng theo bao phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phầm thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ luận chứng. -Dàn ý cho đề bài số 6 (đề bài trên). Nội dung: Xem lại phần giợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài làm văn số 6-Nghị luận văn học. III. Nhận xét, đánh giá bài viết. Nội dung nhận xét đánh giá: -Đã nhân thức đúng vấn đề nghị luận chưa? -Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? -Hệ thông luận điểm đủ hay thiêu? Sắp xép hợp lí hay chưea hợp lí? -Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) co chặt chẽ, tiểu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? -Những lỗi về kỹ năng diễn đạt IV. Sữa lỗi bài viết. Các lối thường gặp: -Thiểu ý, thiếu trọng tâm. ý không rõ, sắp xép ý không hợp lí. -Sự kết hợp giữa các thao tác nghị luận chưa hài hoà, chưa phù hợp với từng ý. -Kỹ năng phân tích, cảm thụ còn kém. -Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diến đạt tối nghĩa, trùng lặp, V. Tổng kết, rút kinh nghiệm. Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên sơ sở chấm, chữa bài cụ thể. 4. Củng cố: -Nắm nội dung bài học. 5. Dặn dò: -Một số đè tham khảo: +Đề 1: Những ngịch lí và triết lí về cuộc đời và nghệ thuât trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. +Đề 2: Phân tích những nét đẹp của người Hà Nội ở nhân vật cô Hiền. Vì sao tác giả chon cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của Hà Nội. -Yêu cầu: +Lập dàn ý đại cương cho đè 1 và dàn ý chi tiết cho đề 2. +Viêt thành lời văn một vài ý trong hai dnà ý đã lập được -Tiết sau học Đọc văn "Ông già và biển cả". ***************************
Tài liệu đính kèm: