I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
II. TRỌNG TÂM:
- Tac phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên lí chung ; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp ; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
Tiết 7,8 Ngày dạy: 06 -09 -2010 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người. - Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: II. TRỌNG TÂM: - Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên lí chung ; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp ; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc. III. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, SGK,SGV; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, thuyết trình V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số: 12A2 12B4 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? +Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. +Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học . +Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm. - Trình bày di sản văn học của Hồ Chí Minh? những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. - Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thễ loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1: Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật - Đọc thầm tiểu dẫn sách giáo khoa, nêu hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập? - GV nhấn mạnh hơn về tình hình thế giới: Sự thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp mượn uy danh Đồng minh để trở lại xâm lược Việt Nam. à Tình hình đất nước “Ngàn cân treo sợi tĩc”. - Nêu mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập? - Nêu đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập? - Trình bày giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập? HĐ 2: Hoạt động tái thuật, xác định bố cục văn bản - Trình bày bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập? HĐ 3: phân tích,cắt nghĩa - Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập? - Cách nêu vấn đề của Bác cĩ gì đặc biệt? - Dẫn lời bản Tuyên ngơn Độc lập của Mĩ, Bác muốn nêu lên điều gì? - Dẫn thêm bản tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là muốn khẳng định thêm điều gì? - Theo em, việc Bác trích dẫn lời của hai bản tuyên ngơn này cĩ ý nghĩa gì? - Từ ý nghĩa trên, em hiểu được là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngơn này nhằm mục đích gì? - Theo em, Bác dựa vào những chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngơn để nêu lên điều gì mới? - Khẳng định đĩng gĩp lớn về tư tưởng của Bác ở phần này. -Trong đoạn văn này, Bác muốn nêu lên điều gì? - Khi Pháp cĩ luận điệu về cơng “khai hĩa”nhân dân các nước thuộc địa, Bác đã kể những tội gì của chúng? - Tìm dẫn chứng và lần lượt trả lời. - Theo em, cách viết xuống dịng và kiểu câu trùng lặp cĩ tác dụng gì trong đoạn văn? - Về chính trị, bọn thực dân Pháp đã cĩ những chính sách gì? - Về kinh tế, bọn thực dân Pháp đã cĩ những chính sách gì? - Khi Pháp kể cơng “bảo hộ”, bản tuyên ngơn lên án chúng điều gì? - Khi Pháp khẳng định Đơng Dương là thuộc địa của chúng, Bác nĩi lên sự thật gì? - Khi Pháp muốn nhân danh Đồng minh để vào chiếm lại Đơng Dương, Bác đã vạch trần những tội trạng gì của chúng? - Bác đã lên án thêm những tội ác gì của chúng? - Trong đoạn văn này, Bác muốn khẳng định điều gì? - Sau cuộc đảo chính, nhân dân ta đã đối xử với người Pháp bằng những thái độ gì? - Trong đoạn văn này, Bác đã tuyên bố trước tồn thể nhân dân thế giới điều gì? - Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi điều gì? - Trong phần này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố những điều gì? - Người cịn nêu lên quyết tâm gì của dân tộc? * Lưu ý: trong bản tuyên ngơn, đây mới là đoạn văn tràn đầy khí phách dân tộc Việt Nam, thể hiện ý chí sắt đá nhất, yêu cầu hịa bình nhưng khơng sợ chiến tranh, sẵn sàng đĩn nhận phong ba bão táp. - Em hãy nhận xét về lập luận của bản tuyên ngơn? - Bản tuyên ngơn được xây dựng bằng những lí lẽ như thế nào? - Nhận xét về những dẫn chứng mà Bác đưa vào bản tuyên ngơn? - Ngơn ngữ của bản tuyên ngơn thể được những tình cảm gì của Bác? - Lịng yêu nước thương dân nồng nàn, sâu sắc. + Qua việc tìm hiểu, em cĩ nhận xét gì về ý nghĩa của bản Tuyên ngơn Độc lập? + Củng cố kiến thức bằng sơ đồ bên dưới về hệ thống lập luận của bản tuyên ngơn. I. Giới thiệu: 1. Hồn cảnh sáng tác: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. - Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngơn Độc lập. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đọc bản Tuyên ngơn Độc lập khai sinh nước Việt Nam mới 2. Mục đích và đối tượng: - Mục đích: + Cơng bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hịa + Thể hiện nguyện vọng hịa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do - Đối tượng: + Tất cả đồng bào Việt Nam + Nhân dân thế giới + Các đế quốc lăm le xâm chiếm Việt Nam Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc. 3. Giá trị: - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp, là một áng văn chính luận mẫu mực. - Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 4. Bố cục: - Từ đầu đến “khơng ai chối cãi được” à Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngơn về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. - “Thế mà, . phải được độc lập” à Tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. - Cịn lại à Tuyên bố trước thế giới quyền tự do độc lập và quyết tâm của dân tộc. II. Đọc – hiểu văn bản: Nguyên lí chung của bản tuyên ngơn: - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử và rất có giá trị về mặt văn học. - Bản Tuyên ngôn được Bác viết không chỉ đọc trước đồng bào, thế giới mà còn trước những kẻ thù muốn xâm chiếm Việt Nam. Nó không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách đơn giản. - Do đó, mở đầu bản Tuyên ngôn , Bác nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. + Tuyên ngơn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: o “Tất cả mọi người đều sinh ra cĩ quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai cĩ thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, cĩ quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” à Nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người . + Bản Tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luơn luơn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” à xốy sâu vào quyền bình đẳng của con người. o “Suy rộng ra, câu ấy cĩ ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng cĩ quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. + Việc trích dẫn này nhằm tạo hiệu quả “ gậy ông đập lưng ông” vì các đế quốc có âm mưu xâm lược nước ta lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp. Đặt Tuyên ngôn Độc lập của ta ngang hàng vơiù Tuyên ngôn của hai cường quốc kia, tác giả nhằm khẳng định giá trị, ý nghĩa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của ta. + Việc đưa ra nguyên lí ấy tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp, vừa có tác dụng ngăn chặn một cách khôn khéo sự phản bác của chúng đối với bản Tuyên ngôn. Từ sự vận dụng và suy rộng ra đó, tác giả đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt nam cũng như của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Đây là sự khẳng định có lí lẽ, logic và đầy sức thuyết phục. àĐây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. 2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. a. Tố cáo tội ác của Pháp: - Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.” - Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác, là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo: + Về chính trị: o “Chúng tuyệt đối khơng cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta” o “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nịi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” o “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nịi giống ta suy nhược.” à Cách viết xuống dịng, phép lặp cú pháp: phơi bày rõ ràng, dồn dập, tăng dần những tội ác của Pháp. + Về kinh tế: * Cướp khơng ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vơ lí. Gây ra nạn đĩi năm Ất Dậu năm 1945 làm 2 triệu đồng bào ta bị chết - Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “ khai hóa”, quyền “ bảo hộ” Đông Dương. + “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đơng Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.” + “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.” à bán nước ta hai lần cho Nhật. - Pháp khẳng đinh Đơng Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngơn nĩi rõ: + “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ khơng phải thuộc địa của Pháp nữa.” + “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ khơng phải từ tay Pháp. - Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng cĩ quyền lấy lại Đơng Dương, tuyên ngơn vạch rõ: + Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đơng Dương cho Nhật. + “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã khơng đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng cịn nhẫn tâm giết nốt số đơng tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” à bác bỏ luận điệu giả dối và lên án tội ác dã man, đê tiện của chúng. + “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.” à chỉ cĩ Việt Minh mới thuộc phe Đồng minh vì đứng lên giải phĩng dân tộc. - Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp: + Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật + Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp. + Những luận điệu khác của các thế lực phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. b. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 3. Lời tuyên bố độc lập: - Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. - “Bởi thế cho nên, chúng tơi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho tồn dân Việt Nam, tuyên bố thốt ly hẳn quan hệ với Pháp, xĩa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xĩa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.” - “Tồn dân Việt Nam, trên dưới một lịng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.” - “Chúng tơi tin rằng các nước Đồng minh đã cơng nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê – hê - răng và Cựu Kim Sơn, quyết khơng thể khơng cơng nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” - “Một dân tộc đã gan gĩc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan gĩc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đĩ phải được tự do! Dân tộc đĩ phải được độc lập!” à khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. => Các chứng cứ, lí lẽ đều thấu lí đạt tình. 3. Lời tuyên bố độc lập: - “Nước Việt Nam cĩ quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.” à vừa tuyên bố vừa khẳng định điều khơng ai chối cãi được. - “Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” à bày tỏ quyết tâm của tồn dân tộc. 4) Nghệ thuật: - Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận xuất sắc. - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt. 5) Ý nghĩa văn bản - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. - Là một áng văn chính luận mẫu mực 4. Củng cố, luyện tập: Sơ đồ về hệ thống lập luận của bản tuyên ngơn. Bản tuyên ngơn Cơ sở pháp lí: Dẫn lời của bản tuyên ngơn Pháp và Mĩ Suy rộng ra. Khẳng định Kể tội thực dân Pháp: Chính trị. Kinh tế. Phủ nhận sự khai hĩa của Pháp. lên án và phủ nhận vai trị bảo hộ của Pháp: Năm 1940. 9 tháng 3 năm 1945. 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật. Vạch rõ thái độ phản bội Đồng minh Tuyên bố cắt đứt các mối quan hệ với Pháp và khai sinh nước VNDCCH Khẳng định và thể hiện quyết tâm lớn của dân tộc Việt Nam - Nêu vài nét về nghệ thuật bản Tuyên ngôn Độc lập? 5. Hướng dẫn tự học: - Học bài. - Chuẩn bị bài mới: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (tt) Câu hỏi: Là thanh niên, học sinh, ta cần phải cĩ trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? V.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: