Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần hai: Tác phẩm

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần hai: Tác phẩm

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

HỒ CHÍ MINH

PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức vê quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM để phân tích thơ văn của Người

- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2120Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 7, 8: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần hai: Tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tuần 3
. Ngày soạn : 12/8/2009
 Tiết 7-8
	Lớp 12. Môn : Đọc văn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS: 
- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức vê quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM để phân tích thơ văn của Người
- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại
3. Tư tưởng, tình cảm : 
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1.GV:
Sgk. Sgv, Thiết kế giáo án lên lớp
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
 2. HS 
 - Sưu tầm tranh ảnh, băng trên cùng GV, xem trứơc tư liệu ở nhà
 - Đọc trước văn bản
 - Trả lời trước các câu hỏi phần Hướng dẫn học bài
 - Chuẩn bị phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. ổn định lớp (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp) ( 3 p) 
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
	GV nêu câu hỏi và HS thực hiện:
1- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
2- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?
HS thực hiện và GV nhận xét đánh giá đồng thời kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3. GV giới thiệu bài mới 
 Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn độc lập.
4. Tổ chức dạy học (80 p )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung ở phần tiểu dẫn (5 p)
Mục tiêu
Hướng dẫn hiểu bối cảnh ra đờ
i của văn bản tuyên ngôn
Chỉ rõ mục đích – giá trị và chia bố cục văn bản để khai thác văn bản có hiệu quả
Tổ chức thực hiện
- Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn.
+ GV nêu vấn đề: 
Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
* GV thuyết giảng và chốt ý cơ bản về Hoàn cảnh sáng tác văn bản tuyên ngôn: 
- HS theo dõi và ghi bài
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích viết và đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn.
+ GV phát vấn:
 Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm mục đích gì?
+ HS: Phát biểu.
* GV gợi mở:
 Đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là những ai?
+ HS: Trao đổi và trả lời.
+ GV minh họa: Nêu một số dẫn chứng từ bản tuyên ngôn.( SGK)
+ HS theo dõi ghi nhận
Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh xác định giá trị của bản tuyên ngôn.
+ GV phát vấn: 
Bản nguyên ngôn có những giá trị nào? Về văn học về lịch sử
+ HS lần lượt suy nghĩ và trả lời: 
* Kết quả : GV chốt và định hướng chung
Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục của văn bản.
+ GV: Cho học sinh nghe giọng đọc của Bác khi đọc bản tuyên ngôn. Lưu ý học sinh cách Ngữ văn chính luận như Bác.( đĩa VCD)
+ GV yêu cầu HS phân nhóm chia bố cục và tìm ý chính từng phần: 
+ HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn và trả lời.( 5 phút)- HS trình bày ý kiến trước lớp
* Kết quả xử lí
+ GV: Định hướng, nhận xét ý kiến của học sinh.
+ HS theo dõi văn bản
* GV khái quát chung: Cho học sinh thấy rõ phần 3 của bản tuyên ngôn thể hiện được tầm nhìn chính trị của Bác.
* Kết luận chung
GV nhấn mạnh mục đích và giá trị bản tuyên ngôn – ý nghĩa việc tuyên ngôn độc lập của nước VN dân chủ cộng hòa
+ HS lắng nghe , theo dõi 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
Mục tiêu :
Định hướng và giúp HS nhạn biết rõ nguyên lí chung của bản tuyên ngôn
Trên cơ sở giúp HS phân tích được cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của tuyên ngôn
Đánh giá được nghệ thuật bản tuyên ngôn của HCM
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Đọc tuyên ngôn (10 p)
- GV giới thiệu cách đọc
HS - GV nối nhau đọc bài
Bước 2 : Tìm hiểu nội dung ( 65 p)
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.
+ GV: Cách đặt vấn đề của Bác có gì đặc biệt? Dẫn lời bản tuyên ngôn này, Bác muốn nêu lên điều gì ?
+ HS: HS đọc lời dẫn hai bản tuyên ngôn :
 . Tuyên ngôn độc lập của Mĩ ( 1776)
. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) và Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.
* kết quả xử lí 
+ GV: GV chốt lại ý chính - nêu nguyên lí chung
+ HS : lắng nghe và ghi nhận
GV định hướng và bình giảng :
 Ý nghĩa:
 + Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp. 
 + Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.
- Mục đích:
 + Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
 + Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ. 
 + Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.
à những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.
=> Vừa kiên quyết vừa khôn khéo.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tội ác của Pháp mà Bác đã ghi nhận trong bản tuyên ngôn.
Bước 1: Tố cáo tội ác của giặc
+ GV: Trong đoạn văn này, Bác muốn nêu lên điều gì? Khi Pháp có luận điệu về công “khai hóa” nhân dân các nước thuộc địa, Bác đã kể những tội gì của chúng? Tìm dẫn chứng và lần lượt trả lời.
+ HS phát biểu 
+ GV: Theo em, cách viết xuống dòng và kiểu câu trùng lặp có tác dụng gì trong đoạn văn? Về kinh tế, bọn thực dân Pháp đã có những chính sách gì? Khi Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng điều gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Khi Pháp muốn nhân danh Đồng minh để vào chiếm lại Đông Dương, Bác đã vạch trần những tội trạng gì của chúng?
Bác dùng những biện pháp nghệ thuật nào để kể tội kẻ thù? Tác dụng của nó?
Hãy nhận xét lời lẽ tố cáo của Bác
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu
* Kết quả :
- Gv chốt ý và định hướng 
- HS chú ý theo dõi SGK
Bước 2 : Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc
+ Gv nêu câu hỏi phát vấn: Bác đã phủ nhận vai trò của thực dân Pháp bằng lập luận nhấn mạnh trong câu văn nào? Cách lập luận này có tác dụng, ý nghĩa gì?
+ HS độc lập trả lời.
Bước 3: Tuyên ngôn độc lập khẳng định
+ GV: Trong đoạn văn này, Bác đã tuyên bố trước toàn thể nhân dân thế giới điều gì? Người còn nêu lên quyết tâm gì của dân tộc?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
+ GV phát vấn: 
Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi điều gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
* Kết quả 
- GV nhấn mạnh ý chính 
- HS theo dõi + ghi nhận 
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3 của bản tuyên ngôn.
+ GV nêu vấn đề:
 Trong phần này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố những điều gì?
+ HS: Lần lượt trả lời.
kết quả :
- GV: Lưu ý cho HS : 
trong bản tuyên ngôn, đây mới là đoạn văn tràn đầy khí phách dân tộc Việt Nam, thể hiện ý chí sắt đá nhất, yêu cầu hòa bình nhưng không sợ chiến tranh, sẵng sàng đón nhận phong ba bão táp.
- HS ghi bài
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố thành công, mẫu mực của bản tuyên ngôn.
+ GV nêu vấn đề: Em hãy nhận xét về lập luận của bản tuyên ngôn? Bản tuyên ngôn được xây dựng bằng những lí lẽ như thế nào? Nhận xét về những dẫn chứng mà Bác đưa vào bản tuyên ngôn? Ngôn ngữ của bản tuyên ngôn thể được những tình cảm gì của Bác?
+ HS: lần lượt suy nghĩ và trả lời 
Kết quả 
GV định hướng ý chung
HS tự ghi bài
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bản tuyên ngôn.
Mục tiêu 
Hướng dẫn đánh giá nhận xét và rút ra ý nghĩa của văn bản 
Tổ chức thực hiện
+ GV: Qua việc tìm hiểu, em có nhận xét gì về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
+ HS tự nguyện phát biểu ý kiến 
* kết quả 
+ GV: Củng cố kiến thức bằng sơ đồ bên dưới về hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
+ HS theo dõi và nhập tâm kiến thức
* Kết luận chung :
HS đọc ghi nhơ - SGK
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh). 
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
2. Mục đích và đối tượng:
- Mục đích:
+ công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do
- Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam
+ Nhân dân thế giới
 + Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc.
3. Giá trị:
- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.
4. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được”
à nguyên lí chung của bản tuyên ngôn (khẳng định quyền con người và các dân tộc. 
- Phần 2: “Thế mà, . phải được độc lập”
à tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 
- Phần 3: Còn lại
à tuyên bố trước thế giới quyền tự do độc lập và quyết tâm của dân tộc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
@ Đọc 
1. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:
- Việc Hồ Chí Minh trích dẫnnhằm:
+ Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại.
+ Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
- Nêu nguyên lí về quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc à Từ đó, tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
=> Đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Câu khẳng định khái quát: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” đầy sức thuyết phục, hợp lôgic.
2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam:
a. Tố cáo tội ác của Pháp:
- Bác tố cáo bọn thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ từng xây dựng: Chúng đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” để che giấu tội ác trong 85 năm thống trị nước ta.
- Bản Tuyên ngôn đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, tàn bạo đó bằng những lý lẽ xác đáng, sự thật lịch sử không chối cãi được.
+ 80 năm qua: liệt kê hàng loạt những tội ác của chủ nghĩa thực dân trên các mặt:
Chính trị.
Kinh tế.
Văn hoá.
Giáo dục...
* Nghệ thuật.
- Điệp từ chúng + nghệ thuật liệt kê
 à thái độ mỉa mai, khinh bỉ của Bác và tố cáo được kẻ thù ở nhiều mặt.
- Biện pháp ẩn dụ:. thẳng tay, tắm trong những bể máu + câu văn ngắn, giọng văn hùng hồn, bằng chứng xác thực... Có giá trị tố cáo mạnh, gây
 xúc động hàng triệu trái tim, khơi dậy lòng phẫn nộ cao độ.
+ Năm năm gần đây.
 Chúng bán nước ta 2 lần cho Nhật dẫn đến dân ta chịu 2 tầng xiềng xích, 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Câu văn ngắn gọn đanh thép, dùng từ gợi cảm, gợi tả quỳ gối, đầu hàng khẳng định bản chất nhu nhược, khiếp sợ của thực dân Pháp.
Điệp kiểu câu :.Từ đó dân ta...
 à nhấn mạnh hành động bán nước của Pháp đã gây ra đau thương, tang tóc cho đồng bào
.b. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc: 
- Nếu như thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng, chúng có quyền quay trở lại, thì Tuyên ngôn vạch rõ: “Sự thật làchứ không phải là ” (trang 40). Cách lập kết cấu cú pháp này có tác dụng:
+ Xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp ở Việt Nam.
+ Đập tan luận điệu xảo trá của chúng.
+ Tăng thêm âm hưởng hùng hồn của Tuyên ngôn.
=> Lập luận như lưỡi gươm sắc bén, chém đứt những dây nhợ ràng buộc Việt Nam vào lệ thuộc. Các chứng cứ, lí lẽ đều thấu lí đạt tình.
c) Tuyên ngôn Độc lập khẳng định thiện chí hoà bình của dân tộc ta:
- Lập trường đấu tranh của nhân dân ta: khoan hồng - nhân đạo.
+ Trong ngày Nhật đảo chính Pháp, nhân dân ta đã giúp người Pháp chạy qua biên thuỳ, cứu người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật...
- Kết quả là: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” (trang 40)à Câu ghép có giá trị khái quát cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta: Đánh đổ thực dân - đế quốc - phong kiến mấy mươi thế kỷ để lập nên nước VNDCCH.
=> Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó bản Tuyên ngôn nhấn mạnh những thông điệp quan trọng:
+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ hết mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước VN.
+ Kêu gọi toàn dân đoàn kết, chống Pháp.
+ Căn cứ những điều khoản qui định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở 2 hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của Việt Nam.
3. Lời tuyên bố độc lập:
- Lời tuyên bố độc lập được nhấn mạnh trong đoạn văn đanh thép, hùng hồn (dẫn chứng) 
à Hưởng độc lập dân tộc không chỉ là quyền mà còn là hiện thực đã xảy ra trong lịch sử đấu tranh. Lời khẳng định sắt đá thiêng liêng: khích lệ tinh thần dân tộc ta, dằn mặt kẻ thù, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
- Qua bản Tuyên ngôn, ta cảm nhận được tấm lòng của Bác:
+ Yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt à Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm. Đây không chỉ là bài văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn xúc động lòng người. 
4. Nghệ thuật:
- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.
- Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
- Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.
Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi.
III. Tổng kết:
- Là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì lịch sử.
- Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, kế thừa các chân lí lớn của thế giới.
- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống và lịch sử văn học.
 5. Củng cố ( 3 p)
Hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn.
Ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản tuyên ngôn.
Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp.
Văn phong của Hồ Chí Minh qua bản tuyên ngôn.
 6. Dặn dò ( 2 p)
 - Học lại nội dung bài học. 
 - Soạn bài mới: 
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Câu hỏi: Là thanh niên, học sinh, ta cần phả có trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 7- 8 văn 12GIÁO ÁN GIẢNG DẠY- IN ròi.doc