THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. kiến thức :
Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa những lỗi thường gặp khi lập luận.
-Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
2.kĩ năng :
- Nhận biết lỗi sai và sửa lỗi
- rèn luyện lập luận , diễn đạt tromh hành văn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.GV: - Sách giáo khoa + sách Giáo viên
- Thiết kế bài dạy + bảng phụ.
- Cách thức tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận.
2. HS : - SGK , SBT , soạn bài và giải các BT trước
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Lớp 12. Môn : Làm văn Tuần 18 Tiết : 52. Ngày soạn : 13/12/10 THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN --------aðb-------- I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. kiến thức : Giúp HS: -Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa những lỗi thường gặp khi lập luận. -Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo. 2.kĩ năng : - Nhận biết lỗi sai và sửa lỗi - rèn luyện lập luận , diễn đạt tromh hành văn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.GV: - Sách giáo khoa + sách Giáo viên - Thiết kế bài dạy + bảng phụ. - Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận. 2. HS : - SGK , SBT , soạn bài và giải các BT trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: ổn định : 1p Tổ chức dạy học : 43p Họat động của GV và HS Kiến thức cần đạt Họat động 1: nhắc lại lí thuyết Mục tiêu ôn tập kiến thức Hiểu biết và vận dụng kiến thức vận dụng lập luận Tổ chức dạy học GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ khi viết văn nghị luận, nên chú ý tránh một số lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm, luận cứ và cách thức nêu lập luận. + HS nhớ kiến thức và nêu kiến thức Kết luận “ - Gv định hướng - HS ghi nhận * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS thực hành chũa lỗi lập luận trong văn nghị luận . Mục tiêu Phát hiện được lỗi Chỉ ra nguyên nhân Phân tích lỗi sai Tổ chức dạy học: - Thao tác 1: GV hướng dẫn HS giải BT + GV cho HS phát hiện những lập luận sai cần đọc nhiều lần bằng giọng đọc rõ ràng nhằm gợi ý cho HS phát hiện được chỗ sai. + HS thực hiện * kết quả : - GV nhận xét và bổ sung , chỉ ra thiếu sót của HS - HS thực hiện - Thao tác 2: -GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận cho 4 bài tập a,c,g,h(mỗi nhóm 1 bài trong 5ph). Sau đó, lần lượt các nhóm cử đại diện trình bày nguyên nhân sai và sửa thành đoạn văn hoàn chỉnh . + HS thảo luận và trình bày @ HS khác nhận xét ý kiến để đi đến thống nhất. * Kết luận : - GV giúp HS định hướng chung - HS ghi nhận bài # Lưu ý : Có thể chấp nhận nhiều cách sửa của học sinh miễn sao đảm bảo được tiêu chuẩn cơ bản của lập luận . @ GV có thể minh họa một vài đoạn sửa cụ thể bằng bảng phụ. @ Họat động 3: GV gợi ý yêu cầu HS về nhà tự sửa các bài tập còn lại và củng cố bài học GV định hướng HS thực hiện ở nhà Kiến thức cơ bản : - Một số lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm, luận cứ và cách thức nêu lập luận. II. Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong những đoạn văn sau: a) - Nguyên nhân : Chưa nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề cần nghị luận, không hiểu quan hệ logic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ luận điểm . Cụ thể: Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ ca dao trong khi luận điểm chính ở đầu đoạn là “Giá trị quan trọng nhất của VHDG là giá trị nhận thức”. Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh rất hẹp : hiểu biết nhận thức về tự nhiên cụ thể là thời tiết. - Cách sửa : Bổ sung những luận cứ về giá trị nhận thức của VHDG trong truyện cổ, ca dao tục ngữ và sắp xếp theo hệ thống nhất định : xã hội, con người, lao động sản xuất, tự nhiên. c) - Nguyên nhân : Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận. Luận cứ quá sơ lược, không đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu để đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Cách sửa : Cần nêu lại luận điểm và bổ sung một số luận cứ tiêu biểu, ngắn gọn liên quan đến tình huống nhặt được vợ của Tràng, thái độ và tâm trạng của bà cụ Tứ, sau đó mới nêu kết luận. g)- Nguyên nhân : Lỗi chủ yếu của lập luận này liên quan đến cách tổ chức lập luận. Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man không cần thiết, không có vai trò làm nổi bật vấn đề. - Cách sửa : bỏ các luận cứ “Cây Xà Nu là một lòai cây họ thôngmãnh liệt” và nêu rõ luận điểm nhà văn NTT đã chọn cây Xà Nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên là một biểu tương nghệ thuật khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man. h) - Nguyên nhân : Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp với kết luận, luận cứ thiếu tính hệ thống, không đầy đủ, không toàn diện. - Cách sửa : Nêu lại luận điểm và bổ sung các luận cứ để triển khai cụ thể luận điểm này thành đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu : Thế giới cái thiện, mơ ước về hạnh phúc trong truyện cổ, lời tâm tình ngọt ngào trong ca dao, bài học đạo lý, nhân nghĩa trong ca dao tục ngữ Bỏ bớt các luận điểm chồng chéo, không thể triển khai trong phạm vi một đoạn văn. Hoặc có thể tạo một hệ thống lập luận với luận điểm chính. Với luận điểm này, cần thiết lập một hệ thống luận cứ phù hợp, đầy đủ, toàn diện hơn. II. Chữa lại các đoạn văn trên để lập luận chặt chẽ, lôgíc và có sức thuyết phục 3. Dặn dò :1p Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Làm tiếp bài tập 1(câu b,d,e) và bài tập 2 sẽ lấy điểm thực hành. - HS học bài và hệ thống kiến thức , rèn luyện thêm trong diễn đạt , ứng dụng vào bài viết só 4 ( kiểm tra học khì 1)
Tài liệu đính kèm: