Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 39: Làm văn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 39: Làm văn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC

 BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

- Cách vậnd ụng kết hợp các phương thức biểu dạt trong bài văn nghị luận

2. Kĩ năng :

 - Hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp tốt các phương thức đó có thể đem lại lợi ích gì đối với công việc làm văn.

 - Nắm được kiến thức và có kĩ năng vận dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận đó

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 12026Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 39: Làm văn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Phân môn : Làm văn
 Tiết 39 
Soạn ngày : 22/10/10
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC 
 BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Cách vậnd ụng kết hợp các phương thức biểu dạt trong bài văn nghị luận
2. Kĩ năng :
 - Hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp tốt các phương thức đó có thể đem lại lợi ích gì đối với công việc làm văn.
 - Nắm được kiến thức và có kĩ năng vận dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận đó
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. GV:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
2. HS: SGK , SBT , và đọc soạn bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ( hình thức vấn đáp) :3p
GV nêu câu hỏi:
 1- Nhận xét chung về phong cách thơ Xuân Quỳnh? 
2- Nêu ý nghĩa hình tượng “sóng” trong bài thơ Sóng?
 3- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu?
 - HS thực hện và GV đánh giá 
2. Tổ chức dạy học : 40 p 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập 
Mục tiêu :
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về các phương thức biểu đạt và việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận 
+ Gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính – công vụ.
 + Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng : 
 + Nắm được diễn biến các sự việc , sự kiện (tự sự)
 + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả) 
 + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm)
 + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh )
 + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật ( hành chính – công vụ) 
Tổ chức thực hiện :
- 
 + Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận , cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
 + Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý điều gì? Nêu ví dụ? 
Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung ( nếu có)
* Kết luận :
- GV chốt ý
- HS theo dõi bài
 Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS lần lượt thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK:
Mục tiêu :
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác
Giải BT đúng yêu cầu
Vận dụng kết hợp các thao tác vào đọc hiểu văn bản và hành văn
Tổ chức dạy học :
Thao tác 1: Bài tập1 :
GV gọi HS đọc bài 1 tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi a, b (SGK trang 158):
-HS suy nghĩ và trả lời 
* Kết quả : 
- GV định hướng
- HS ghi nhận bài
Thao tác 2: Bài tập 2
GV yêu cầu HS giải BT
Nội dung văn bản nói gì ? 
Tìm các yếu tố thuyết minh ? 
Hiệu quả của sự kết hợp yếu tố thuyết minh trong bài nghị luận ?
Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung ( nếu có) 
* Kết quả :
- GV định hướng
- HS ghi bài
* Kết luận :
- GV chủ trì và sửa chữa cho HS – bổ sung những thiếu sót của HS – để bổ sung kiến thức cho đầy đủ.
 - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả , vì nó đưa những tri thức khách quan , khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
- HS lắng nghe - rút kinh nghiệm 
 Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS luyện tập 
Mục tiêu :
- Rèn luyện kiến thức vận dụng thao tacs kết hợp vào văn bản - hành văn
Tổ chức dạy học :
 - Cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK (5 phút) 
 - GV : Gọi đại diện các nhóm nhóm lên trình bày ( 2 phút / nhóm)
* Kết luận :
- GV định hướng và giải thích
- HS ghi chú
 Hoạt động 4: GV cho HS ghi nhớ bài 
Mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức về bài học 
Tổ chức dạy học :
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
HS ghi nhớ bài 
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS luyện tập ở nhà
Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận
Tổ chức dạy học : 
+ GV gợi ý cách giải BT / SGK/ 161
+ HS làm ở nhà
* Kết luận :
HS làm ở nhà
I.LÝ THUYẾT: 
Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận 
- Tự sự 
- Miêu tả
- Biểu cảm 
- Nghị luận
- Hành chính – công vụ
- Thuyết minh
 + Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn . 
 + Việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận
II. Luyện tập:
1.Bài tập :
Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận
( trong bài văn nghị luận thì phương thức biểu đạt nghị luận phải giữ vai trò chủ đạo , là phương thức chính )
 + Ví dụ : “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại . Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi . Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp ! “
 2. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận : 
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
III. Tổ chức cho HS luyện tập :
Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề : Tai nạn giao thông ở nước ta.
IV . Ghi nhớ 
- SGK , trang 161
V. Luyện tập ở nhà 
- HS làm ở nhà
 3. Củng cố:1p 
 - Hướng dẫn học bài:
 Chuẩn bị các bài tập còn lại 
 ( HS cần tham khảo các thông tin trên báo chí để có tư liệu làm bài) 
 4. Dặn dò :1p
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài:
 - Chuẩn bị bài: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) 
 - Đọc Tiểu dẫn tìm hiểu tác giả Thanh Thảo ?
 - Đọc văn bản thơ – nắm nội dung bài thơ, nhận xét nghệ thuật : thể thơ, hình ảnh thơ, nhịp điệu thơ, từ ngữ ,.
 - Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docitte 39 văn 12 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY -in ROI.doc