Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 21: Làm văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 21: Làm văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

Giúp học sinh:

 - Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm bài nghị luận văn học.

 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu đề , lập dàn ý bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Huy động kiến thức và những cảm xúc , tair nghiệm của bản thân để viết về bài nghị luận về ý kiến văn học

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 21: Làm văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Ngày soạn : 12/9/10
 Tiết : 21
Phân môn: Làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức :
Giúp học sinh:
 - Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm bài nghị luận văn học.
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu đề , lập dàn ý bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Huy động kiến thức và những cảm xúc , tair nghiệm của bản thân để viết về bài nghị luận về ý kiến văn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
2. HS
 -SGK. SBT , tưliệu văn học cần nghị luận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊNLỚP:
 1. ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp):3p
 @ GV nêu câu hỏi và HS thực hiện theo yêu cầu trước lớp:
 1.Cuộc hành quân của các chiến sĩ Tây Tiến hiện lên như thế nào nơi núi rừng Tây Bắc?
 2. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ được tác giả xây dựng bằng bút pháp nào?
 @ HS thực hiện và GV đánh giá , nhận xét
3. GV thuyết giảng bài mới: 1p
 Trong văn nghị luận có nhiều loại : nghị luận về một tác phẩm , tác giả , văn bản , đoạn thơ , bài thơ , hình tượng văn học, nhân vật.... con có ý kiến , nhận định về văn học ... và bài học hôm nay sẽ giúp các em định hướng về nghị luận một ý kiến văn học như thế nào cho đạt hiểu quả.
4. Tổ chức dạy học (35 p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Mục tiêu 
Tìm hiểu ngữ liệu và hiểu được việc lập dàn ý là cần thiết
Tổ chức dạy học :
Thao tác 1:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận các yêu cầu:
 + Nhóm 1, 3 : Tìm hiểu đề 1, lập dàn ý
 + Nhóm 2, 4 : Tìm hiểu đề 2, lập dàn ý
- HS: Trình bày kết quả thảo luận đề 1 và đề 2 
- Các học sinh nhóm khác có thể chỉnh sửa, bổ sung kiến thức.
* GV: Chỉnh sửa phần tìm hiểu đề và lập dàn ý đối với cả hai đề, chốt lại phần kiến thức đề, học sinh ghi bài
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS lập dàn ý
+ GV và HS cùng hoạt động song phương để xây dựng dàn ý cho đề bài
 * Dàn ý có 3 bước: mở bài, thân bài , kết bài
- HS thực hiện
@ kết quả :
- GV định hướng dàn bài cho HS 
- HS ghi nhận
* Kết luận
- Gv hướng dẫn dựng dàn ý
- HS theo dõi và luyện tập
* Bài tập rèn luyện
Đề 2: 
Thảo luận nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và HS thực hiện nhóm lớn . Thời gian : 10 phút – HS cử đại diện lên thuyết trình
- Các nhóm còn lại theo dõi , bổ sung - GV định hướng chung
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách làm kiểu bài này.
Mục tiêu :
Nắm vững đối tượng và cách làm bài văn nghị luận
Tổ chức thực hiện : 
Thao tác 1: Đói tượng bài nghị luận
- GV: Từ các đề bài và kết quả thảo luận trên, đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?
- GV: Theo em, đối với kiểu bài đó, cách làm như thế nào?
- HS phát biểu 
* Kết quả 
- Gv định hướng
- HS ghi nhận
Thao tác 2: Cách làm
- GV: Bổ sung lại toàn bộ kiến thức bài học về cách làm 
 HS phát biểu
* Kết luận :
- GV định hướng chung
- HS ghi bài 
* Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
Mục tiêu :
vận dụng tri thức làm BT
Tổ chức dạy học :
Thao tác 1 : Hướng dẫn giải BT 1
GV gọi HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1
- GV: Gọi học sinh đọc đề bài tập 1 SGK 
- GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ HS lần lượt xây dựng dàn ý chi tiết : Các nhóm cùng hoạt động cá nhân và phân tích , tìm hiểu đề, cùng lập dàn ý
* Kết quả : 
- GV goi các nhóm trình bày – để xây dựng dàn ý cho HS 
- HS ghi lại
@ GV định hướng kiến thức cơ bản
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 2 ở nhà.
I. Tìm hiểu đề - lập dàn ý:
* Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước” 
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên
1. Tìm hiểu đề:
- Tìm hiểu nghĩa của các từ :
+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau
+ Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu, chi lưu
+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
- Tìm hiểu ý nghĩa của câu:
+ Văn học VN rất đa dạng, phong phú
+ Văn học yêu nước là chủ lưu
- Thao tác: 
Giải thích, bình luận, chứng minh...
- Phạm vi tư liệu:
 Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ.
2. Lập dàn ý:
 a Mở bài: 
Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai
 b Thân bài: 
- Giải thích ý nghĩa của câu nói:
 + Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng (Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả). 
 + Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
- Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói:
 + Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng
 + Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam:
Văn học trung đại 
Văn học cận – hiện đại.
 + Nguyên nhân:
Đời sống tư tưởng con người Việt Nam phong phú đa dạng
Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
 + Nêu và phân tích một số dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập 
 c. Kết bài: 
 Khẳng định giá trị của ý kiến trên.
- Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc.
- Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
- Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại.
* Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: 
“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
1. Tìm hiểu đề: 
 a. Thể loại: Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học. 
 b. Nội dung:
 - Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ hiểu trong phạm vi hẹp
+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách. 
+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
 - Tìm hiểu nghĩa của câu nói: 
Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.
 c. Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
2. Lập dàn ý: 
 a. Mở bài: 
 Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 b. Thân bài:
 - Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
 - Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: 
+ Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
+ Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:
 Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
 Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
 Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
- Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: 
+ Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,. )
 + Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức). 
 c. Kết bài: 
Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
 - Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt
 - Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu
II. Đối tượng và cách làm bài:
1. Đối tượng của một bài nghị luận: về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học
 2. Cách làm: 
Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: 
 - Giải thích
 - Chứng minh
 - Bình luận
 III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1/93:
a. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
- Nội dung:
 + Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
 + Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
- Phạm vi tư liệu:
 + Tác phẩm Thạch Lam
 + Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b. Thân bài:
- Giải thích về ý nghĩa câu nói: 
 Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
- Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học: 
 Trước CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
 Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....) để chứng minh 2 nội dung:
 Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
 Tác dụng giáo dục con người của văn học 
c. Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
 + Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
 + Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
2. Bài tập 2/93:
Làm ở nhà
 5. Củng cố :2p
 - Ghi nhớ SGK trang 93.
 - Hoàn thành bài tập về nhà.
 6. Dặn dò :3p
VIỆT BẮC (TỐ HỮU)
 - Trình bày vài nét về tiểu sử Tố Hữu?
-Qua phần tiểu sử Tố Hữu, em thấy những nhân tố nào hình thành nên tâm hồn thơ Tố Hữu?
 - Kể tên và nêu nội dung chính các tập thơ của Tố Hữu?
 - Phong cách thơ Tố Hữu?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 21 - GIÁO ÁN GIẢNG DẠY- in=-R.doc