Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

I. TIỂU SỬ:

Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.

II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:

1.Quan điểm sáng tác.

a. Vai trò của văn chương và trách nhiệm của nhà văn:

_ Văn học là một hoạt động tinh thần phong phú và là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng.

_ Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, phục vụ cho cuộc đấu tranh và phát triển xã hội.

b. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học:

+ Chân thật: “Miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”

+ Dân tộc: Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”

+ Người đề cao sự sáng tạo người nghệ sĩ : “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tránh lối viết cầu kì, khuôn sáo, xa lạ, nặng nề.

c. Đối tượng thưởng thức :

_ Quảng đại quần chúng và cách mạng là đối tượng phục vụ của văn học.

_ Khi cầm bút, người luôn tự đặt câu hỏi:

 + Đối tượng tiếp nhận : Viết cho ai?

 + Mục đích tiếp nhận: Viết để làm gì ?

 + Nội dung: Viết cái gì?

 + Hình thức: Viết như thế nào?

 

doc 58 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. TIỂU SỬ:
Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1.Quan điểm sáng tác.
a. Vai trò của văn chương và trách nhiệm của nhà văn:
_ Văn học là một hoạt động tinh thần phong phú và là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng.
_ Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, phục vụ cho cuộc đấu tranh và phát triển xã hội.
b. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học:
+ Chân thật: “Miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”
+ Dân tộc: Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” 
+ Người đề cao sự sáng tạo người nghệ sĩ : “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tránh lối viết cầu kì, khuôn sáo, xa lạ, nặng nề.
c. Đối tượng thưởng thức :
_ Quảng đại quần chúng và cách mạng là đối tượng phục vụ của văn học.
_ Khi cầm bút, người luôn tự đặt câu hỏi:
 + Đối tượng tiếp nhận : Viết cho ai?
 + Mục đích tiếp nhận: Viết để làm gì ? 
 + Nội dung: Viết cái gì? 
 + Hình thức: Viết như thế nào? 
II. Di sản văn học và phong cách nghệ thuật: 
- Di sản văn học: Những tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca
- Phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật ( phong cách )
TP tiêu biểu
Văn chính luận
+Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù. +Thức tỉnh hoặc giác ngộ quần chúng.
+ Thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.
+ Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép.
+ Bằng chứng dầy sứcthuyết phục, giàu tính luận chiến.
+ Bút pháp đa dạng.
+ Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925 )
+ Tuyên ngôn Độc lập ( 1945 )
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946 )
+ Không có gì quý hơn Độc lập tự do ( 1966 )
Truyện và kí
_ Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân.
_ Châm biếm thâm thúy, sâu cay vua quan PK bù nhìn, bạc nhược ôm chân thực dân xâm lược.
_ Lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc.
_ Rất hiện đại
_ Tính chiến đấu mạnh mẽ.
_ Nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thúy vừa hài hước, hóm hỉnh.
_ Pari ( 1922 )
_ Lời than vãn của bà Trưng Trắc ( 1922 )
_ Con người biết mùi hun khói 
( 1922 )
_ Đồng tâm nhất trí ( 1922 )
_ Vi hành ( 1923 )
Thơ ca
 Nổi bật là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng vĩ đại luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng
_ Lời thơ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ nhớ, dễ thuộc, có sức tác động lớn.
_ Bút pháp cổ điển+ hiện đại, trữ tình + chiến đấu
_ Hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.
_ Thơ Hồ Chí Minh ( 1967 ): 86 bài
 _ø Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ( 1990 ) : 36 bài
 Bài ca du kích, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ca dân cày, Ca sợi chỉ,
_ Nhật kí trong tù
..
 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
 -Hồ Chí Minh-
I. Hoàn cảnh ra đời:
_ Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh.
_ Ngày 19-8-1945 , chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
_ Ngày 26-8-1945 Bác Hồ từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội.Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
_ Ngày 2-9-1945 , tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng vạn quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
II. Đối tượng của bản tuyên ngôn:
_ Hàng vạn quốc dân đồng bào.
_ Nhân dân tiến bộ thế giới.
_ Những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang âm mưu cướp lại nước ta ( Anh, Pháp, Mĩ )
III. Mục đích của bản tuyên ngôn: 
_ Tuyên bố và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta.
- Bác bỏ luận điệu xảo trá của bọn thực dân , đế quốc.
IV. Giá trị của bản tuyên ngôn: 
1. Giá trị lịch sử: 
_ Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến.
_ Khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới.
_ Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta.
2. Giá trị văn học:
_ Aùng văn chính luận mẫu mực, bất hủ.
_ Ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, sắc bén.
_ Bằng chứng xác thực; lời lẽ hùng hồn , đầy cảm xúc.
3. Giá trị tư tưởng:
 Là kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
V . Chủ đề: 
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ : tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.Vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác cuả thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.
VI. Nội dung: 
1. Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc:
a. Vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp?
_ Làm căn cứ pháp lí cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam. Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ đã được cả thế giới thừa nhận.
_ Để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh.
_ Để buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.
b. Ý nghĩa của việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”(1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngô Độc lập của Việt Nam:
+ Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại.
+ Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
> Đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau (bình đẳng ) : tự tôn, tự hào dân tộc.
> Cách nói cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết bằng cách sử dụng phương pháp “đòn bẩy”, “gậy ông đập lưng ông”.
 c. Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn :
+ Khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
 + Từ quyền bình đẳng và tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới.
> Cách vận dụng khéo léo, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận.
> Đây là một đóng góp đầy ý nghĩa của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại thế kỉ XX.
 2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp :
_ Phản bội và chà đạp lên nguyên lí chung của nhân loại và cũng là của tổ tiên họ.
_ Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái hòng mị dân nhằm che dấu những hành động “trái với nhân đạo và chính nghĩa”.
_ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của TD Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi được. Chúng đã gây ra tội ác cho nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực: 
+ về chính trị, văn hóa, giáo dục: chúng ( tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do, thi hành những luật pháp dã man, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân,.)
+ về kinh tế: chúng ( bóc lột dân ta đến xương tủy, giữ độc quyền, đặt ra hàng trăm thứ thuế, .)
+ về ngoại giao, quân sự: “..quỳ gối đầu hàng;.mở cửa nước ta rước Nhật”; “ trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”.
> Hậu quả: dân ta chịu hai tầng xiềng xích, hơn hai triệu đồng bào chết đói.
- Bác bỏ luận điệu của TD Pháp về công lao “ khai hoá”, quyền “ bảo hộ” Đông Dương.
- Khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VN Dân chủ Cộng hoà 
- Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục
> Bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác giặc bằng lí lẽ xác đáng, bằng chứng lịch sử xác thực; giọng văn mạnh mẽ đầy sức thuyết phục; ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn.
3. Tuyên bố độc lập:
_ Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ hết mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
_ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp.
_ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
_ Việt Nam đã có những việc làm vừa anh hùng vừa thông minh, nhân đạo.
_ Khẳng định Việt Nam xứng đáng được hưởng tự do, độc lập “Một dân tộc đã gan góc..Dân tộc đó phải được độc lập
_ Tuyên bố về ý chí quyết tâm bảo vệ tự do , độc lập của toàn dân tộc Việt Nam : “Toàn thể dân tộc Việt Nam.tự do, độc lập ấy”
> Câu văn giàu tính nhạc, cân đối, nhịp nhàng, gân guốc, dùng lối phủ định của phủ định.
Giọng văn khỏe khoắn, mạnh mẽ thể hiện sức trẻ, khí thế ngất trời của dân tộc Việt Nam.
VI. Nghệ thuật: 
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục
_ Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
_ Giọng văn linh hoạt
VII. Ý nghĩa văn bản:
-Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy.
- Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chí ...  iếng thở dài, một lời than vãn nhưng ban đêm thức giấc thì gối đẫm nước mắt” -> đem lại niềm vui, sự vô tư, hồn nhiên, thanh thản cho bé Va-ni-a.
èXô-cô-lốp là con người bình thường, trân trọng anh hơn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn Nga.
VII. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm:
-Lên án chiến tranh phi nghĩa.
-Khâm phục, tin tưởng tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
-Con người vượt qua bất hạnh bằng tình thương lòng nhân ái.
-Con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để vươn tới tương lai, hạnh phúc.
-Xã hội cần quan tâm tới số phận những con người “đã chiến đấu vì tổ quốc”.
- Sự đồng cảm và lòng nhân hậu của nhà văn.
VIII. Sự suy nghĩ của nhà văn về số phận con người:
- Khám phá, ca ngợi tính cách Nga: Sự cứng rắn và mềm dịu tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.
- Lòng yêu nước tiềm tàng, thầm lặng.
- Sự quan tâm của xã hội với cá nhân con người.
IX. Cái mới của truyện ngắn Số phận con người? 
- Sô-lô-khốp miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó.
+ Trong chiến tranh anh Xô-cô-lốp chịu nhiều đau thương mất mát. Đó là một người anh hùng vô danh, là chiến sĩ kiên cường với trái tim nhân hậu.
+ Khi trở về với cuộc sống đời thường không dễ dàng, thuận lợi mà phải chịu nhiều rủi ro cùng với nỗi đau trong quá khứ dày vò anh. 
X. Nghệ thuật:
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
XI. Ý nghĩa văn bản:
 Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
Câu hỏi tham khảo:
Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc? 
Câu 2: Hành động nhận bé Va-ni-a làm con nuôi của Xô-cô-lốp đã nói lên điều gì?
Câu 3: Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm? 
Câu 4: Qua tác phẩm, theo em Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người?
Câu 5: Cái mới của truyện ngắn Số phận con người? 
NHÀ VĂN HÊ-MINH-UÊ – ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
I. Tác giả: 
1. Tiểu sử: 
- Ơ-nít Hª-minh-uª (1899- 1961):
- Nhµ v¨n MÜ ®Ĩ l¹i dÊu Ên s©u s¾c trong v¨n xu«i hiƯn ®¹i ph­¬ng T©y vµ gãp phÇn ®ỉi míi lèi viÕt truyƯn, tiĨu thuyÕt cđa nhiỊu thÕ hƯ nhµ v¨n trªn thÕ giíi. Đạt giải thưởng Nôben (1954).
- Ông thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm và đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
- Ông là một nhà báo, nhà văn xông xáo, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác.
- Tham gia tích cực chống chiến tranh thế giới lần 1,2
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cảm thấy mình là thế hệ mất mát, khó hòa nhập với cuộc sống đương thời, tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
- Sang Pháp, làm báo và sáng tác, 1926 cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc”
2. Sự nghiệp:
+ Nhà văn Mĩ vĩ đại nhất thế kỉ XX. Nhận giải thưởng Pu-lit-dơ – giải thưởng văn chương cao quý nhất của Mĩ. Nhận giải Nô-ben về văn chương năm 1954 với tác phẩm “Ông già và biển cả”
+ Mơc ®Ých sáng tác: "ViÕt mét ¸ng v¨n xu«i ®¬n giản vµ trung thùc vỊ con ng­êi".
+ Nguyên lí sáng tác: Tảng băng trôi.
 Đề xướng nguyên lí “tảng băng trôi” ( Ý tại ngôn ngoại, Mạch ngầm văn bản ): Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”- một phần nổi, bảy phần chìm. Phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc đã rút ra được tuỳ theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng.
+ Tác phẩm tiêu biểu: MỈt trêi vÉn mäc (1926), Gi· tõ vị khÝ (1929), Chu«ng nguyƯn hån ai (1940); Ông già và biển cả (1952)
II. Tóm tắt tác phẩm:
 Ông già Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng biển Nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình lão. Thế rồi có một con cá lớn tính khí kì cục mắc mồi. Đây là một con cá kiếm ông hằng mơ ước. Sau cuộc vật lộn căng thẳng, nguy hiểm, ông mới giết được nó. Lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo, rỉa thịt con cá kiếm. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập để bảo vệ con cá kiếm. Tuy vậy ông vẫn nghĩ : “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
III. Tác phẩm “¤ng giµ vµ biĨn c¶” (The old man and the sea)
+ Viết năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu Ba.Bối cảnh câu chuyện là ngôi làng chài yên ả ở bến cảng La-ha-ba-na. 
+ §­ỵc xuÊt b¶n lÇn ®Çu trªn t¹p chÝ §êi sèng.
+ T¸c phÈm g©y tiÕng vang lín vµ hai n¨m sau Hª-minh-uª ®­ỵc trao gi¶i N«-ben.
+ T¸c phÈm tiªu biĨu cho lèi viÕt "T¶ng b¨ng tr«i» 
IV. Phân tích tác phẩm :
1. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm:
a. Sự lặp lại các vòng lượn của con cá:
- Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: Chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.
- Vòng lượn con cá: Gợi lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá -> Cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ -> dũng cảm kiên cường.
èKì phùng địch thủ.
b. Sự cảm nhận của lão Xan-ti-a-gô về đối thủ của mình : Bằng hai giác quan: xúc giác, thị giác.
- Cảm nhận qua xúc giác chỉ là gián tiếp: sợi dây, mũi lao. 
-> Song rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn hơn.
- Đến vòng lượn thứ 3 lần đầu tiên lão mới trông thấy con cá.
+ Đầu tiên lão chỉ trông thấy từng bộ phận: cái đuôi lớn, thân hình đồ sô, sọc màu tía trên mình nó, cánh vi, bộ vây -> tấn công vào bộ phận. 
=>Sự cảm nhận này miêu tả một cách chân thật như sự thật ngoài đời. 
c. Mối quan hệ giữa lão Xantiagô và con cá:
- Oâng lão trò chuyện với con cá, gọi cá là “người anh em”, khâm phục, ngưỡng mộ trước cái vẻ đẹp duyên dáng, hùng dũng, cao thượng của con cá
-> Cuộc chiến không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim, sự cảm thông. 
-> Quan hệ không phải là người đi săn và con mồi 
-> Con cá thành nhân vật, ông lão chiêm ngưỡng đối thủ của mình. 
=> Ý nghĩa: cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giàng thắng lợi trước lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên.
d. Hình ảnh con cá trước và sau khi chết:
- Hình ảnh con cá trước khi chết: phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực -> vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
- Sau khi chết: Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh theo sóng, da chuyển từ màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc, mắt thì trông dửng dưng -> ước mơ thành hiện thực nó không còn xa vời khó nắm bắt cũng như không huy hoàng, đẹp đẽ.
-> Con cá là biểu tượng: Ước mơ, lí tưởng, hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi. Và khi ước mơ đã trở thành sự thật thì con người phải không ngừng biết có những ước mơ khác và chinh phục nó.
èNhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá là để đề cao vẻ đẹp của con người, đối tượng chinh phục càng cao cả huy hoàng thì người đi chinh phục càng tôn lên. Oâng lão là người lao động giản dị, ngoan cường thực hiện ước mơ của mình.
2. Hình tượng ông lão đánh cá và điều làm nên chiến thắng cho lão Xan-ti-agô:
- Một người đánh cá rất thạo nghề qua những hiểu biết của ông lão về đối thủ của mình.
- Sức mạnh tinh thần của người chiến thắng:
+ Có niềm tin vào bản thân.
+ Có ý chí và nghị lực phi thường.
- Biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người.
- Bài học của thành công: Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
3. Hình tượng con cá kiếm:
- Rất lớn và đẹp.
- Sức mạnh vô cùng.
- Kiêu hùng, bất khuất.
- Ý nghĩa biểu tượng: 
+ Tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên.
+ Chông gai thử thách của cuộc đời.
+ Ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật, 
+ Lí tưởng, hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.
4. Phầm chìm và nổi trong tác phẩm và đoạn trích “ông già và biển cả”:
_ Phần nổi: Hành trình theo đuổi, chiến đấu, chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
_ Phần chìm: 
+ Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các thế lực của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.
+ Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống.
V. Nghệ thuật:
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
VI. Ý nghĩa văn bản:
 Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”
CÂU HỎI THAM KHẢO:
CÂU 1: Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác Hê-ming uê?
CÂU 2: Thế nào là nguyên lí tảng băng trôi? Nguyên lí ấy được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích?
CÂU 3: Hình ảnh những vòng lượn của con cá được nhắc đi nhắc lại gợi lên đặc điểm gì về cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá?
CÂU 4: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung giác quan nào của ông lão?
CÂU 5: So sánh hình ảnh con cá trước khi chết và sau khi chết? Vì sao xem con cá như một biểu tượng? 
CÂU 6: Mối quan hệ giữa lão Xantiagô và con cá?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Cuong Van-Le Hong Phong-.doc