Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nghị luận xã hội

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nghị luận xã hội

 I. Đề tài:

- Về nhận thức ( lí tưởng, mục đích học tập .)

- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực .)

- Về quan hệ gia đình ( tình mẹ con, tình anh em .)

- Về quan hệ xã hội ( tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè )

 II. Về cấu trúc triển khai bài làm :

 @/ Mở bài :

 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

 - Dẫn đề ( nếu có)

 @/ Thân bài :

 1/ Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận

 2/ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận.

 3/ Nêu ý nghĩa của vấn đề ,tác dụng của vấn đề.

 

doc 15 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1821Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1
Phần I: VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI
A. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
 I. Đề tài:
- Về nhận thức ( lí tưởng, mục đích học tập.)
- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực.)
- Về quan hệ gia đình ( tình mẹ con, tình anh em.) 
- Về quan hệ xã hội ( tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè)
 II. Về cấu trúc triển khai bài làm : 
 @/ Mở bài : 
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
 - Dẫn đề ( nếu có) 
 @/ Thân bài : 
 1/ Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận  
 2/ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận.
 3/ Nêu ý nghĩa của vấn đề ,tác dụng của vấn đề.
 @/ Kết bài : 
 - Tóm lược vấn đề. 
 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
B. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
I.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm :
 - Hiện tượng tốt : 
 + Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt
 + Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ
 + Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước.
 - Hiện tượng xấu:
 + Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông 
 + Bệnh thành tích; sự vô cảm.
 + Bệnh quay cóp trong thi cử
 + Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game
II.Về cấu trúc triển khai bài làm:
 @Mở bài : 
 - Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận.
 - Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó.
 @/ Thân bài : 
 1/ Khái niệm và bản chất của hiện tượng. ( Gỉai thích)
 2/ Nêu thực trạng và nguyên nhân ( khách quan – chủ quan ) của hiện tượng.( Pt,c/ minh)
 3/ Nêu tác dụng –ý nghĩa ( nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả ( nếu là hiện tượng xấu) 
 4/Gỉai pháp phát huy ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu)
@/ Kết bài:
 - Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân . 
PHẦN II
GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ THI ĐẠI HỌC
------------------------ 
@/ĐỀ 1
“Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định đó của Mác-ximGooc-ki.
 I/ Mở bài: Giới thiệu nhận định của M.Gorki về ý nghĩa của tiếng cười.
 II/ Thân bài: 
 1/ Tiếng cười là gì? Tại sao M.Gorki lại nói : Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người?( giải thích) 
Tiếng cười là một cách biểu hiện tình cảm của con người.Tiếng cười thuộc về bản chất , đặc trưng vốn có của nhân loại.
‘Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người” bởi : nó chứa đựng những tình cảm đáng trân trọng của con người : niềm hạnh phúc, sự vui mừng và sự sẻ chia, thông cảmĐồng thời tiếng cười còn mang đến một nguồn sức mạnh to lớn đầy ý nghĩa : khả năng gắn kết người với người, cứu vớt bao mảnh đời buồn tủi, tiếp thêm nghị lực sống cho con người.
 2/ Ý nghĩa rút ra từ câu nói của M.Gorki ( Phân tích – bình luận):
M.Gorki thật đúng đắn khi nêu ra nhận định về ý nghĩa của tiếng cười.
Tuy nhiên, tiếng cười chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó mang mục đích tốt đẹp, mang hạnh phúc đến cho mọi người, chứ không ẩn chứa đau khổ hay sự thấp hèn, khinh miệt
III/ Kết bài: Lời nhận định của M,Gorki đã nêu lên một quan niệm sống đầy tích cực : lối sống luôn biết mỉm cười chân thành đối với bản thân và người khác. 
@/ ĐỀ 2:
Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.
 Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn.
I/ Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn.
II/ Thân bài : 
 1/ Tình bạn là gì? Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý?( giải thích)
Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơikhông phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội( d/c)
Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi
 2/ Vai trò và ý nghĩa của tình bạn ( phân tích, chứng minh, bình luận ) 
Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho cuộc đời. Nó tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa , một động lực tinh thần cho con người.
Tình bạn đem đến một tiếng nói tri âm của lòng mình với một chỗ dựa thân tình vững chắc, như một bàn tay giúp đỡ chia sẻ trong cuộc sống . “ Tình bạn chân chính làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn khổ giảm đi một nửa” ( Ba Cơn).
Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả
Trong thực tế, có không ít người nghĩ rằng sẽ không cần đến tình bạn; rằng sẽ luôn tự vượt qua khó khăn gian khổ một mìnhnhưng cũng có lúc học thấy cô đơn, lẻ loi khi không có một người bạn tốt.
3/Điều kiện để giữ được một tình bạn tốt: 
Phải chân thành
Thẳng thắn 
Biết tha thứ
Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau.
III/ Kết bài : Tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn và bảo vệ nó 
2
@/ Đề 3
HIV/AIDS và tuổi trẻ Việt Nam
I/ Mở bài : Nêu nội dung vấn đề cần nghị luận. 
II/ Thân bài : 
 1/ HIV/AIDS là gì ? 
Khái niệm về HIV.
Khái niệm về AIDS. 
 2/ Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đại dịch này ở Việt Nam và trên thế giới.
 a. Thực trạng:
 Trên thế giới.
Ở Việt Nam ( đặc biệt là giới trẻ). 
 b. Nguyên nhân: 
 - Do nhận thức – ý thức.
 - Do chủ quan – Khách quan
 3/ Hậu quả và tác hại của căn bênh.
Về sức khỏe.
Về tính mạng của con người.
Về đạo đức, nhân cách.
 => thảm họa chung. 
 4/ Giải pháp phòng chống.
III/ Kết bài : - Nhấn mạnh tác hại của HIV/AIDS đối với tuổi trẻ và đối với xã hội.
Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ trong cách sống và thái độ sống . 
 @/ Đề 4
Suy nghĩ của anh / chị về sự đồng cảm, sẻ chia.
I/ Mở bài : 
Xã hội phát triển, nhiều người tôn thờ quan niệm “mạnh ai nấy lo”; “ phải ai tai nấy”.
Nhưng bên cạnh đó không ít người cũng đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng bào cón thiếu thốn của mình, để phát huy những nét đẹp truyền thống “ lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.
II/ Thân bài : 
 1/ Khái niệm về sự đống cảm , sẻ chia: ( giải thích)
Trước hết, có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước trước những vui buồn của người khác; hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Biết đặt mình vào hòan cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề à thể hiện thái độ quan tâm của mình .
Từ đồng cảm, con tim ta mách bảo chúng ta phải biết sẻ chia .Đó là cách cùng người khác san sẻ niềm vui , nỗi buồn ; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình. Không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét , đố kị , nhạo báng vinh quang và niềm vui của họ.
2/ Những biểu hiện về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội hôm nay: 
Trong gia đình 
Trong trường học
Ngoài xã hội 
3/Cách đồng cảm và sẻ chia :
4/ Vai trò và ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia.
III/ Kết bài : 
Đồng cảm và sẻ chia là hai nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
Khẳng định sự cần thiết của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống mỗi người và xã hội.
@/ ĐỀ 5
Sống là không chờ đợi
I/ Mở bài : Một cuộc sống với thực tại và sống không chờ đợi đang là một phương pháp sống đầy tích cực và chủ động của mỗi người mà đặc biệt của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại và văn minh.
II/ Thân bài : 
 1/ Vậy,thế nào là sống không chờ đợi? ( giải thích)
3
Là sống không thụ động, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không dựa dẫm, trông chờ vào người khác..
Không ảo tưởng và đắm mình vào quá khứ, sống với hiện tại trước mắt và không ỉ lại
à Đó là bản chất của cuộc sống hiện đại.
2/ Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay: thể hiện ở hai xu hướng( phân tích- chứng minh,bình luận)
a. Thực trạng:
 - Năng động, cầu tiến , có trách nhiệm à tích cực
 - Sống vội, sống gấp, sống thực dụng , sống ươn hèn, ỉ lạià tiêu cực. 
b. Nguyên nhân: 
 - Phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức của từng người.
 - Do giáo dục của gia đình.
 - Do tác động của xã hội.
c.Hậu quả của lối sống ươn hèn, ỉ lại:
 - Sống không mơ ước à dễ trì trệ , lạc hậu, tự đánh mất tương lai và thậm chí rơi vào bi kịch. 
3/ Quan niệm sống đúng đắn của bản thân: 
Biết không ngừng phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc.
Biết sống năng động, sáng tạo và tận dụng thời gian một cách có ích.
Không thỏa mãn những gì đã có và không sống trong tưởng tượng.
III/ Kết bài : 
Sống không chờ đợi là một lối sống tích cực cần được phát huy.
Tùy vào hòan cảnh, điều kiện để tự xây dựng cho mình một quan điểm, một lối sống tích cực cho phù hợp với bản thân.
Phải biết kiên trì và nhẫn nại để đi đến thành công. 
----------------------------------------- 
@/ Đề 6
“Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, 
 chính là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” 
(Edouard Herriot)
I/ Mở bài :
 - Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người.
 - Giới thiệu câu nói của Herriot .
II/ Thân bài : 
 1/ Khái niệm về văn hóa :
Theo từ điển Hán- Việt , “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn.
“Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần Ngọc Thêm).Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính : 
+ Văn hóa vật chất ( vật thể ) 
+ Văn hóa tinh thần ( phi vật thể) .
2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”:
Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa , cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần.Văn hóa có sức bền vững , lan tỏa , trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian.Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người.(d/c)
Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. ( d/c)
Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng . Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết. 
3/ Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”:
Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được.
Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa. 
4
à Nhắc nhở con người về hành trình hòan thiện văn hóa cũng là cách hòan thiện về nhân cách của mình.
 4/ Ý nghĩa của câu nói :
Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện .Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa. 
à Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là : học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hòan thiện nhân cách.Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực  ... một sự mất mát rất lớn cho sự phát triển. Thiết nghĩ, Nhà nước ta nên có những chính sách, chủ trương để giúp cho thế hệ học sinh ngày nay, những vị chủ nhân tương lai của đất nước có thể tiếp cận Internet một cách đúng hướng để trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức, thông tin cần thiết cho cho chính bản thân họ trong hiện tại và tương lai.
III/ KẾT BÀI: 
 Internet là một thứ ko thể thiếu trong kỷ nguyên thông tin mà chúng ta đang tồn tại, nếu ta ko biết đến nó, tức là ta đang tự tách mình ra khỏi dòng chảy tri thức, tiến bộ của cả nhân loại. Hãy học để biết nó và làm chủ nó, hãy nắm bắt lấy thế giới và tiếp cận với nhân loại, hãy trở thành một phần của nhân loại trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này đây.
 11
Đề 18.
 Nêu suy nghĩ về câu nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối”
I/ Mở bài : 
 - Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người .
 - Trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia.
 -Thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu “Học tập là một cuốn vở không có hồi kết” để khoái thác trách nhiệm đó.
II/ Thân bài: 
 1/ Học tập là gì? : 
 - Đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi,.nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh,Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài.
 - Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp,Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
2/Tại sao lại nói : Học tập là một cuốn vở không có trang cuối? 
 - Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.
 - Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.
 - Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống.
3/ Ý nghĩa của câu nói : 
 Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
III/Kết bài : 
 - “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại ấy nhé.
 Đề 19.
 Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: 
 “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
 I/Mở bài :
 - Có một lần, trên một chương trình truyền hình, tôi đã nhìn thấy hình ảnh những con linh cẩu sống thành bầy đàn hợp tác, hộ trợ nhau để săn bắt được những con mồi to lớn hơn. Khi đấy, tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con linh cẩu ko sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng lẻ”. 
 - Và để rồi một lần khác, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. 12
II/Thân bài 
 - Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất.
 - Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được.
 + Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâm với xã hội,thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó.
 + Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con người” mình.
 + Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được.
 - Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.
II/Kết bài
Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người. 
 Đề 20: 
 Học để biết.học để làm hoc để chung sống.học để tự khẳng định mình
1) . Học Để Biết:
Làm người sự học đứng đầu
Khai thông trí tuệ, mở sâu kho tàng
Kiến thức từ học phát quang
Như kho sách quý, vào hàng doanh nhân
2) . Học Để Làm:
Chữ học đi với chữ hành
Phát minh mọi vật do mình khéo tay
Thành công bằng trí ta đây
Sáng tác, thiết kế, điều hay để đời
3) . Học Để Chung Sống:
Có học, có hạnh, nên người
Hiếu, tình, trọn vẹn một đời thẳng ngay
Lễ, nghĩa, trí, tín, sâu dầy
Nước nhà không thẹn, nở mày tổ tông .
Người trí dụng trí, rất thông
Dụng nhân, sử thế, cân phân lòng người
Trên dưới chung sống yên vui
Lục hòa, hoan hỉ, chẳng lời thị phi .
4) . Học Để Khẳng Định Mình:
Sự học, nền tảng cho mình 13
Tay chèo vững lái, lòng mình an nhiên
Trí minh, khẳng định về mình
Đứng trong trời đất, niềm tin lớn dần .
Đó là 4 trụ cột lớn của giáo dục thế giới.
1. Học để biết: là tiền đề, sự khởi đầu của sự học. 
 - Không phải ngẫu nhiên mà người xưa gọi các thầy giáo trường làng - những người dạy các chữ đầu tiên là thầy giáo ''khai tâm'' của mỗi người. Chính những chữ đầu đời ấy là viên gạch đầu tiên để con người xây nên lâu đài kiến thức của mình. 
 - Cái biển kiến thức của nhân loại là không cùng; ''Việc học là quyển sách không trang cuối cùng'' (Bác Hồ). Dù là tiến sĩ, bác học đi chăng nữa, hiểu biết của mỗi người đều có giới hạn. Vì vậy, học để biết là học suốt đời. Học trong trường chỉ là học cách học, trang bị phương tiện để tự học.
 - Những chuyện như HS ngồi nhầm chỗ; bằng thật, học giả; học chỉ đạt danh vọng rồi ''nghỉ học''... đều trái với tiêu chí mà UNESCO đưa ra và trái với bản chất của sự học.
2. Học để làm: 
 - Nguyên lý GD của chúng ta là ''Học đi đôi với hành, GD gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội''. Nhưng, từ hiểu biết đến vận dụng vào cuộc sống còn có một khoảng cách khá xa. 
 + Chúng ta đã được nghe nói nhiều những ''thợ'' giải Toán, Lý từng đạt giải nhất, giải nhì trong kỳ thi HS giỏi cấp quốc gia khối THPT, (thậm chí là SV một trường kỹ thuật) nhưng loay hoay mãi không lắp nổi một chiếc máy thuộc động cơ bốn kỳ, một điều mà HS khối THCS các nước làm thành thạo. 
 + Hằng ngày trên báo vẫn liên tục thông tin về việc các khu công nghiệp thiếu lao đông lành nghề. Trong khi nhiều SV, thợ kỹ thuật ra trường vẫn thất nghiệp.
 à Có lẽ đây là một trong những bất cập lớn của GD nước ta.
3. Học để làm người: 
 - Người xưa coi học thiêng liêng như một thứ đạo-đạo học. Người ta cho con đi học, để mong đỗ đạt làm quan, nhưng phần lớn cho con đi học cốt lĩnh hội được ý tứ sâu xa của chữ thánh hiền để giữ đạo nhà, đạo làm người. Chính vì vậy mới có câu ''Tiên học lễ, hậu học văn''. Người xưa đề cao chữ lễ là đề cao đạo làm người (chứ không phải chữ lễ theo nghĩa hẹp mà nhiều người thường đưa ra tranh cãi).
 - Nền GD của ta hiện nay cũng rất đề cao GD đạo đức cho HS. Ngoài các môn chính như Đạo dức, Giáo dục pháp luật, Chính trị... thì việc GD rèn luyện hạnh kiểm HS được coi là một trong hai mặt chính của GD (hạnh kiểm và văn hóa).
 - Hiện nay, xã hội kêu nhiều về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận HS. Điều đó có lý do khách quan từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng cũng có lý do chủ quan từ sự xem nhẹ, buông lơi của các nhà trường trong việc GD đạo đức HS,SV.
4. Học để chung sống cùng nhau:
 - Biết sống vì nhau để cùng phát triển là đỉnh cao của sự học. Những con người thiếu sự hiểu biết, không có năng lực làm việc, thiếu tính người, nếu ở cùng nhau sẽ là một tập hợp hỗn độn. 
 - Biết chung sống cùng nhau là cả một nghệ thuật vận dụng hiểu biết vào thực tế, tìm ra cách ứng xử hợp lý trong từng hoàn cảnh nhất định. 
 + Giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa các quốc gia với nhau, đều có sự đan xen giữa tình thương yêu đồng cảm và sự cạnh tranh, thậm chí đấu tranh với nhau để tồn tại và phát triển. 
 + Xây đựng một cuộc sống trong đó con người sống với nhau chan hòa tình yêu thương, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là mục tiêu của xã hội. Trong cuộc sống có trăm ngàn mối quan hệ. Suy cho cùng, xử lý tốt các mối quan hệ thì phát triển, xử lý không tốt sẽ dẫn đến xung đột, ở tầm quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh tang tóc.
=> Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, nếu không học cách chung sống cùng nhau (bao gồm sống với những người cùng hội cùng thuyền và sống với đối tác), chắc chắn chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
14

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.doc