Giáo án môn Ngữ văn 12 - Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích)

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục ;

 - Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng:

 Đọc – hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

 Giáo dục HS lối sống trung thực, khát vọng hoàn thiện nhân cách, có ý thức đấu tranh chống lại cái giả tạo, cái ác, cái xấu.

 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.Chuẩn bị của GV:

 SGK,SGV, giáo án, tranh ảnh, những đoạn phim về vở kịch.

2.Chuẩn bị của HS:

 Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 

doc 11 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2524Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:85-86 - Đọc văn
Ngày soạn: 10/03/2011 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT ( trích )
 (Lưu Quang Vũ)
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục ;
 - Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng:
 Đọc – hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS lối sống trung thực, khát vọng hoàn thiện nhân cách, có ý thức đấu tranh chống lại cái giả tạo, cái ác, cái xấu. 
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.Chuẩn bị của GV:
 SGK,SGV, giáo án, tranh ảnh, những đoạn phim về vở kịch.
2.Chuẩn bị của HS:
 Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Câu 1: Trong trích đoạn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, cuộc chinh phục con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc chiến là gì?
Câu 2: Trong trích đoạn Ông già và biển cả, em hiểu thế nào là nguyên lí Tảng băng trôi?
Câu 1: Cuộc chinh phục con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô diễn ra:
- Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay tròn” à Nhắc lại nhiều lần:
+ Gợi lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt cố thoát khỏi sự níu kéo vây bủaà vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến. 
+ Gợi lên vẻ đẹp của hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt từng trải: “nhìn những vòng tròn từ rộng tới hẹp” từ xa tới gần đã ước được khoảng cách gần tới đích của cá. “nó vẫn ở xa nhưng đã nhô mình lên cao”.
+ Biểu hiện sự cảm nhận của lão bằng giác quan thị giác và xúc giác: đoán con cá qua vòng lượn (khi chưa nhìn thấy), khi cảm nhận trực tiếp:“đến vòng 3, lão lần đầu tiên thấy con cá à “thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình”.
- Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả:
 + Cá kiếm: là đối thủ ngang sức ngang tài với ông lão. Ngay đến khi sức kiệt con cá vẫn thể hiện phong cách cao thượng, uy dũng: không chấp nhận cái chết, “phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức mạnh.” à Trong cuộc săn đuổi này con cá bộc lộ những phẩm chất cao quý như một con người đúng nghĩa.à Sự kiêu hùng của cá kiếm nâng cao tầm vóc của Xan-ti-a-gô 
 + Thái độ của lão: tâm lí phức tạp, mâu thuẫn (vừa yêu qúy, cảm thông con cá, nhưng đồng thời phải giết nó cho bằng được)à Cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục, vừa là người anh em , ông hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
- Kết quả cuộc chinh phục: ông lão chiến thắng dù thể lực không thể sánh được sức mạnh của cá. Chiến thắng của lão là do: sự điêu luyện về tay nghề và niềm tin, ý chí, nghị lực.
Câu 2: Đoạn trích: Ông già và biển cả của Hê-minh-uê tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (Dẫn chứng)
3. Bài mới : 
Lời vào bài : (1’) Nói đến Lưu Quang Vũ là nói đến những vở kịch như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Với những vở kịch trên, Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Và, nhắc đến Lưu Quang Vũ, người ta cũng không quên nhắc đến Hồn Trương Ba da hàng thịt - một vở kịch có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc. Trong hai tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi vào khám phá một trong những đoạn trích đặc sắc của vở kịch đó. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
* Hoạt động 1.
- GV nêu yêu cầu công việc : Anh(chị) hãy đọc phần Tiểu dẫn SGK. và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Lưu Quang Vũ .
- GV chốt lại một số điểm cơ bản, đồng thời mở rộng , giới thiệu để HS hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà viết kịch, nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại .
GV gọi 1 HS đọc phần giới thiệu tóm tắt về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong mục Tiểu dẫn.
* Hoạt động 1.
- HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS thực hiện yêu cầu. 
I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG:
+ Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc tại Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
+ Cuộc đời Lưu Quang Vũ từng lúc có thăng trầm, buồn nản , thất vọng , như ông tâm sự: “ Có những lúc tâm hồn tôi rách nát – Như một tấm gương chẳng biết soi gì “ . Đó là lúc gia đình nhỏ của ông (với diễn viên điện ảnh Tố Uyên tan vỡ ), Lưu Quang Vũ thất nghiệp, từng làm đủ mọi nghề mưu sinh : làm hợp đồng cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích,..” Làm việc, làm việc để chiến thắng thời gian và bóng tối “ là lời cổ vũ để tự vượt mình của Lưu Quang Vũ trong những năm tháng gian khó đó. 
+ “ Biết ơn em, em từ miền gió cát - Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng “, tâm hồn người trai phiêu bạt luôn mắc nợ những chuyến đi, những giác mơ nông nổi của Lưu Quang Vũ đã tìm thấy bến đỗ cho cuộc đời mình. Tình yêu, sự nâng đỡ tâm hồn và hạnh phúc gia đình với nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tiếp thêm cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới trong sáng tác. Đây cũng là thời điểm có sự chuyển biến mạnh mẽ trong không khí và đời sống xã hội. Ngọn gió thời đại, điểm tựa tinh thần từ tình yêu rộng lớn bao dung giản dị mà sâu sắc đã thổi bùng lên nhiệt hứng sáng tạo ở Lưu Quang Vũ. Đây là thời điểm kết tinh rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Lưu Quang Vũ đã có những vở kịch gây chấn động dư luận như : Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa,Lời thề thứ chín, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,Ông trở thanh hiện tượng đặc biệt cuả sân khấu kịch trường, được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
+ Lưu Quang Vũ còn là một tiếng thơ giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao, “nổi gió trong lòng “ với nhiều bài được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu,..Tác phẩm thơ tiêu biểu của ông : Hương cây(Thơ- in chung trong tập Hương cây- Bếp lửa), Mây trắng của đời tôi (Thơ,1989), Bầy ong trong đêm sâu(Thơ ,1993),
+ Lưu Quang Vũ qua đời giữa lúc tài năng đang độ chín, ngày 29/8/1988, trong một tai nạn ôtô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai là Lưu Quỳnh Thơ.
Với những đóng góp to lớn về sáng tác, Lưu Quang Vũ đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
64’
* Hoạt động 2.
GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản.
 - GV hướng dẫn HS đọc phân vai toàn bộ phần văn bản kịch trong SGK. GV đọc các đoạn lược trích. Lưu ý HS cố gắng chuyển tải các chỉ dẫn sân khấu trong giọng đọc để thể hiện đúng hành động ,thái độ, cảm xúc và tính cách của nhân vật. Lời của hàng xác thịt trong màn đối thoại giữa hồn và xác có giọng điệu chế giễu, mỉa mai, tự đắc, ve vuốt, lấn lướt. Ngôn ngữ kịch ở nhân vật hồn Trương Ba thay đổi theo từng tình huống kịch .Khi thì quyết liệt khẳng định sự toàn vẹn, trong sạch, thẳng thắn của bản thân. Khi thì bế tắc tuyệt vọng , bần thần đành quay về cuộc sốngnhờ thân xác anh hàng thịt. Lúc thẫn thờ, đau đớn vì biết mình khác dần đi trong mắt người khác. Khi lại quyết liệt trong những lời tuyên ngôn về lẽ sống,Để rồi cuối cùng tự chọn một hướng giải thoát để mình được là mình, nhẹ nhàng và thanh thản.
Khi đọc lời của các nhân vật trong gia đình Trương Ba cần chú ý đến tuổi tác, mối quan hệ với nhân vật chính để có cách thể hiện cho phù hợp. Lời người vợ yêu thương , đau khổ và dằn dỗi. Lời chị dâu chia sẻ, xót xa, thương cảm, lo lắng. Lời cháu Gái bực bội, quyết liệt,Còn một nhân vật nữa trong tác phẩm là tiên Đế Thích, dẫu là người của cõi tiên nhưng cách nói năng và ngôn ngữ rất đời thường, đôi chỗ thoáng hiện nụ cười khi người đọc liên tưởng tới các vấn đề xã hội được bóng gió nhắc đến qua lời nhân vật.
 - GV yêu cầu HS kết hợp nghe văn bản kịch và tóm tắt những văn bản chính của cốt truyện.
– GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Chúng ta hãy tưởng tượng lớp kịch đang được trình diễn trên sân khấu không gian ba chiều. Trong tâm trạng buồn bã chán ngán đến cực độ, hồn Trương Ba cháy bỏng khao khát được tách mình ra khỏi thân xác kềnh cang thô lỗ và phàm tục kia, dù chỉ là một lát. Dưới ánh đèn và kĩ xảo sân khấu, hồn Trương Ba tách khỏi thân xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác anh hàng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác thực sự bắt đầu bằng việc “tuyên chiến” của xác.
 Vậy nội dung chính của cuộc đối thoại ấy là gì? Các nhân vật đã đưa ra những lí lẽ như thế nào để “bảo vệ” mình? Phần thắng đã nghiêng về nhân vật nào trong màn đối thoại này? Anh(chị) hãy phỏng đoán thái độ, tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật trong cuộc đối thoại.
- GV nhận xét, hệ thống hóa để HS tiện theo dõi:
- GV : trong vai nhà viết kịch Lưu Quang Vũ , anh(chị) hãy phát biểu với người đọc ý tứ sâu xa tác giả kịch bản muốn gửi gắm qua màn đối thoại của hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
- GV : “Lí lẽ” của hồn Trương Ba là “ Ta vẫn có một đời sống riêng :nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nhưng theo anh(chị) có thật là hồn Trương Ba vẫn bảo lưu được “một đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” không ? Anh (chị) hãy tìm câu trả lời từ phía những người thân trong gia đình Trương Ba .
- GV : Căn cứ vào những lời thoại , anh(chị) hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng , cảm xúc của hồn Trương Ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người thân .
- GV : Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích xuống trần gian không phải để đánh cờ , hẳn nhiên là như thế .Cái điệp khúc “không cần “ , “ không cần “ trong trong lời độc thoại nội tâm đã hé ra với người đọc về tính chất dữ dội , dứt khoát, quyết liệt nơi nội tâm Trương Ba . Sẽ có một bước ngoặc nào đó nhất định sẽ xảy ra. Sẽ có một quyết định gì đó rất hệ trọng . Nhưng , quyết định hệ trọng đó nhất định phải bắt đầu từ bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật .
 Anh (chị) hãy lựa chọn và phân tích ba lời thoại của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ nhất sự nhất định về ý thức đó .
- GV : Chỉ với ba lời thoại , hồn Trương Ba đã trở lại là mình “nguyên vẹn , trong sạch ,thẳng thắn” để rồi dẫn đường cho những quyết định đau đớn ,nghiệt ngã, nhưng sáng suốt và tất yếu. Quyết định đó là gì? Trước khi đi đến quyết định này tác giả đã đặt nhân vật của mình trước những lựa chọn nào ? Nếu là Trương Ba , anh (chị) có làm như vậy không ?
Đặt mình vào cảnh ngộ Trương Ba, người học có thể chưa đồng tình với cách lựa chọn ấy . Vậy, họ sẽ đưa ra cách lựa chọn khác . - - GV gợi mở để HS nhận ra nếu lựa chọn cách kết thúc khác thì chủ đề của vở kịch sẽ đi về đau , người đọc liệu có đồng tình với một chủ đề ... h thức, lúc buồn rầu thanh minh. Khi thì đắc ý, tinh quái, lúc lại vuốt ve, xoa dịu, an ủi mà mỉa mai. Vừa dụ dỗ,mua chuộc vừa trắng trợn ,phỉ báng. Xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó , uy quyền của nó ,sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn đối thoại là “cái hồn ương bướng” lại tìm về với chỗ trú thân là xác anh hàng thịt. 
à Từ tình huống kịch oái oăm rơi vào cảnh ngộ ông nông dân Trương Ba ,đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt gợi cho người đọc nghĩ tới hàm ý sâu xa tác giả muốn gửi gắm: Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người. Có thể nào sống mà không cần đến dáng hình, thân thể? Nhưng lẽ nào đời sống của con người chỉ thu gọn trong những nhu cầu thuần tuý bản năng ? Đừng “bỏ bê” thân xác để chỉ biết đến một thứ linh hồn chung chung trừu tượng không thuộc về một ai trên cõi thế gian này . Cũng đừng chạy theo những khát thèm của thân xác mà trở về với hồng hoang nguyên thủy. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt chính là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người .
b.Hồn Trương Ba và những người thân.
- Hồn Trương Ba liệu có còn giữ được “một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” ? Đây là câu trả lời đẫm nước mắt đau đớn, yêu thương , giận dỗi và bế tắc từ người vợ của ông :” Tôi biết, ông vốn là người hết lòng thương yêu vợ con Chỉ tại bây giờ Ông đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ”, “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa !” .
 - Còn đây nữa, câu trả lời bực tức , dữ dội, dằn hắt từ đứa cháu gái hồn nhiên ngây thơ , chưa hiểu thấu cái lắt léo của những bi kịch cuộc đời cùng tiếng khóc nức nở của nó :” Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bốp cổ ông!” , “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à ? Sáng qua tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý trong vườn mới ươm ! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy. Ông xấu lắm ,ác lắm! Cút đi ! Lão đồ tể, cút đi !” .
- Người thương và hiểu ông nhất , thương hơn xưa nữa bởi “ Con biết bây giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm” là chị con dâu. Song “ thầy bảo con : cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm ,bởi con cảm thấy, đau đớn thấymỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa ()Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi ? “ 
 à Thế là đã rõ. Không phải ngẫu nhiên mà thân xác có thể cất tiếng cười trước câu nói ngây thơ, ngộ nhận của hồn Trương Ba . Trong thân thể anh hàng thịt, Trương Ba đã không còn là mình. Tất cả những người thân đều đã nhận thấy và đau đớn, lo lắng, bàng hoàng, bế tắc khi nói ra điều đó. Thể xác đang xâm chiếm, đang lấn lướt linh hồn , đang tha hóa cái linh hồn ấy. Tiếng nói ,tiếng cười đắc thắng, hợm hĩnh của nó đang vang vọng đâu đây .
- Biết mình trong mắt người thân không còn như xưa nữa, hồn Trương Ba đau đớn tột cùng. Vì ông mà tất cả những người thân yêu nhất đều phải khóc. Vì ông mà nhà cửa tan hoang. Con trai định bán khu vườn để mở cửa hàng thịt, vợ định bỏ đi thật xa để ông được thảnh thơi với cô vợ hàng thịt mới . Ông “thẫn thờ” , ông ôm đầu bế tắc , ông “cầu cứu” đứa cháu gái, ông “run rẩy” trong nỗi đau , ông “lặng ngắt như tảng đá” để rồi nhận lấy “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ , mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta “ . Một sự vỡ lẽ vừa bàng hoàng , vừa chua chát đã dẫn đến quyết định dứt khoát , đẩy tình huống vào độ căng quyết liệt hơn :”Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày , khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cach nào khác! “ “Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác ? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Những câu độc thoại nội tâm được nói to ước lệ trên sân khấu kịch đã phơi trải cơn bão tố dữ dội và đau đớn trong cuộc đấu tranh giành giật lại bản thân mình từ bàn tay thô bạo của con quỷ dữ bản năng ở nhân vật Trương Ba . Tất cả đã dẫn đến hành động “đứng dậy , lập cập nhưng quả quyết “ , thắp hương , châm lửa để gọi Để Thích .
c. Trương Ba -Đế Thích 
+ Từ chỗ ngộ nhận “Ta vẫn có một đời sống riêng : nguyên vẹn trong sạch , thẳng thắn “ đến chỗ dứt khoát “Không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”; từ lời nói “Cái bên ngoài là không đáng kể chỉ có cái bên trong “, đến việc ý thức “Sống nhờ vào đồ đạc của người khác ,đã là chuyện không nên , đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống , nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết “Không thể sống với bất cứ giá nào được .. Có những cái giá đắt quá , không thể trả được “, đó là cả một cuộc cách mạng lớn lao trong nhận thức của hồn Trương Ba ,mà để đến được nhân vật đã phải trải qua những trải nghiệm bế tắc ,đau đớn nhất.
 + Con người là một thực thể thống nhất toàn vẹn , hài hòa của cả cái “bên trong “ (tâm hồn) và “bên ngoài” (thể xác). Sự khập khiễng của “hồn Trương Ba ,da hàng thịt “và giá mà nó phải trả khi cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo như vậy đã giúp Trương Ba thấm thía hơn bao giờ hết khát vọng “tôi muốn được là tôi trọn vẹn “. “Là tôi trọn vẹn “,cái điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng dễ chút nào .Thói quen “Sống nhờ , sống gửi” đã khiến con người ta có lúc quên đi cái tôi của bản thân mình . Thói quen “áp đặt” của Đế Thích cho người đời đôi khi cũng làm cho mong muốn giản dị “là tôi trọn vẹn “ nghịch lí thay , lại trở thành khát vọng . 
 + “Là tôi trọn vẹn “ –dám là mình , dám chịu trách nhiệm về mình, cũng có nghĩa là hãy dám từ bỏ cái “trò chơi tâm hồn “ nào đó mình đang tự biện minh để tìm kiếm sự thanh thản giả tạo .Đừng ngộ nhận rằng sẽ có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Cũng đừng “đổ vấy “ cho thân xác khi chạy theo ma lực âm u đui mù xui khiến của bản năng . Thoát li thân xác , tâm hồn chỉ là một thứ siêu hình, một vật trang sức , để tự vỗ về an ủi kiểu AQ. Rời bỏ tâm hồn , thân xác chỉ còn là “ tiếng gọi nơi hoang dã “.
 + Và như thế, sống thực cho ra con người thật chẳng dễ chút nào. Sống gửi , sống nhờ, sống chắp vá ,không được là mình trọn vẹn , đó là sống với bất cứ giá nào – là kiểu sống vô nghĩa .Cuộc sống là đáng yêu , đáng quý , đáng trân trọng vô cùng . Ham sống , muốn được sống là ước muốn tự nhiên của mỗi con người .Nhưng ,Nếu cái giá phải trả đắt quá . Nếu người ta phải trả cho sự tồn tại bằng cước phí tâm hồn . Thì nhất định không thể sống như vậy được ! 
+ Hồn Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho cu Tị được sống lại, trả thân xác cho anh hàng thịt , còn mình thì “không nhập vào hình thù ai nữa “. “Tôi đã chết rồi, hãy để cho tôi chết hẳn “. Quyết định này không dễ dàng .Còn một “phép thử “ nữa mà hồn Trương Ba phải vượt qua trước khi bước tới thế giới của sự thanh thản vĩnh hằng. Cái phép thử có tên “cu Tị “. Bảo rằng nhân vật không phải đấu tranh gì nữa, cứ thế “ lời nói đi đôi với việc làm “ e lại biến Trương Ba thành Đế Thích mất rồi .Trương Ba là ông nông dân hiền lành chất phác .Trương Ba yêu gia đình , quý vợ con , thương cháu gái .Trương Ba gắn bó với mái nhà và mảnh vườn thân thuộc . Bạn đọc tưởng “tôi không ham sống hay sao ?”. Thế nên ,Trương Ba cần suy nghĩ trước gợi ý bất ngờ của tiên Đế Thích . Nhập vào cu Tị. “Thử hình dung xem nào,..sẽ phải giải thích cho chị Lụa,..Rồi còn hàng xóm, lí trưởng, trương tuầnBà vợ tôi , các con tôi  Cái Gái nhà tôi ...”. Đặt mình vào viễn cảnh “nhập vai “ đó, hồn Trương Ba đã thay tác giả mà phát biểu những suy nghĩ đầy chất thơ, cũng thấm đẫm triết lí về hạnh phúc, về lẽ sống, chết ở đời “Trẻ con phải ra trẻ con , người lớn phải ra người lớn “ “Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét , những gì tôi thích thì chúng chẳng ưa .Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, ..”. 
 + Lựa chọn của Trương Ba là tất yếu . Đó là sự lựa chọn dũng cảm . Chấp nhận cái chết, chấp nhận sự hư vô để được là tôi trọn vẹn . Tất yếu bởi Trương Ba đã thấm thía cái bi kịch đau đớn của cảnh không được là mình . Tất yếu bởi Trương Ba đã “ngộ” ra nhận thức về lẽ sống . Tất yếu bởi đó là kết qủa của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao , trong sáng ,vượt lên nghịch cảnh.
3- Ý nghĩa văn bản:
 Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
5’
4’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học:
- GV : Kịch của Lưu Quang Vũ là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở . Vậy đâu là tinh thời sự , ý nghĩa phê phán của vở khịch ?Đâu là những thông điệp muôn thuở Lưu Quang Vũ hi vọng được gửi trao, dâng hiến tới cuộc đời?
Hoạt động 4 - Hướng dẫn luyện tập
- GV phân công công việc cho các nhóm:
- Nhóm 1, 2 &3 : Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt. 
- Nhóm 4, 5 & 6 : Giả định Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị.
Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận GV nhận xét và định hướng.
Có thể H/dẫn HS tìm hiểu thêm:
-Cảm nhận của anh(chị) về đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt .
- Tìm đọc tích truyện dân gian Hồn Trương Ba , da hàng thịt . Thử so sánh những yếu tố kế thừa và sáng tạo của Lưu Quang Vũ .
Tổng kết bài học
- HS chỉ ra một số biểu hiện về ý nghĩa phê phán của vở kịch: Từ một câu chuyện dân gian Lưu Quang Vũ cảnh báo về hiện tượng  
Hoạt động 4- Luyện tập
- HS trả lời câu hỏi luyện tập ở lớp.
Các nhóm thảo luận làm việc
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
HS lắng nghe GV nhận xét và định hướng
III- TỔNG KẾT:
+ Con người chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ ,sống dung tục , tầm thường .
+ Lấy cớ tâm hồn là quý , đời sống tinh thần mới là đáng trọng để bỏ bê những nhu cầu nâng cao đời sống vật chất của con người .
+ Tình trạng sống giả , không dám và cũng không được như bản thân mình của con người . Đó là những nguy cơ đẩy con người đến chỗ tha hóa .
à Vở kịch gửi gắm thông điệp của tác giả : Được sống làm người quý giá thật , nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn . Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn . Con người phải luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân , chống lại sự dung tục , để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý ( phần Ghi nhớ-SGK) .
IV - Luyện tập:
Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, Theo em, cuộc sống của Trương Ba sau đó sẽ như thế nào ? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó. 
5/ Hướng dẫn tự học: (1’)
 Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet8586 Hon Tr Ba Chuan KTKN.doc