Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố

I. Hoàn cảnh sáng tác

Ngô Tất Tố viết Tắt đèn năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bốc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan tuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.

 

doc 25 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5595Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH LUẬN “TẮT ĐÈN, VIỆC LÀNG, LỀU CHÕNG” CỦA NGÔ TẤT TỐ
NHÓM 3_LỚP 06V1
A. TẮT ĐÈN
Hoàn cảnh sáng tác 
Ngô Tất Tố viết Tắt đèn năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bốc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoantuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân  một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.
II. Tóm tắt tác phẩm 
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn Lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm; mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc nã những người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại "nhất nhì trong hạng cùng đinh" nên chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe doạ. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem bán cái Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị, mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng sẽ được tha về; ngờ đâu, bọn lý dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như một xác chết ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Sáng sớm hôm sau khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết tha cũng không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Chị bị bắt lên huyện. Lão quan phủ Tư Ân lợi dụng tình cảnh của chị, cho chị tiền và giở trò bỉ ổi. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế cho chồng, chị đành gửi con, nhận lời lên tỉnh đi ở vú. Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng, trong một đêm "tắt đèn" đã mò vào buồng chịChị Dậu gạt mạnh bàn tay của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực "tối như cái tiền đồ của chị"
Bình luận tác phẩm “Tắt đèn”
Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân-một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, tắt đèn đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu của chế độ thực dân nữa phong kiến Việt Nam.Tắt đèn từ từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột ngạt ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền “mõ thét đánh” rùng rợn. Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hoàn cảnh điển hình, một không khí ngột ngạt, oi bức, nông dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo lửa” , chạy phía nào cũng bị bao vây bởi bọn thống trị bóc lột. Trong hoàn cảnh điển hình như thế, những mâu thuẩn cơ bản của xã hội, những tính cách của các nhân vật sẽ có điều kiện bột lộ một cách toàn vẹn. Tắt đèn tập trung tố cáo chính sách thuế khóa nặng nề - vốn là một tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là thuế thân – một thứ thuế bất nhân.
Tắt đèn làm nổi bật mâu thuẩn giai cấp gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn ác, xấu xa của bọn thống trị: bọn địa chủ độc ác (vợ chồng nghị quế) keo kiệt; bọn cường hào gian tham, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi; bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác. Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp, bóp đàu, bóp cổ, đẩy người nông dân khốn khổ đến bước đường cùng. Mặt khác Tắt đèn còn phơi bày thực trạng cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động. đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, dùm bọc của họ.
1. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao thuế nặng. Bởi nó mà những người nông dân Việt Nam nói chung, cũng như gia đình chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến, là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hàng ngày và ở mọi nơi. “ Không còn gì hết, đứa nào mà trái ý, đánh luôn”. Thứ thuế vô nhân đạo, đó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Người nông dân bị đánh đập tàn bạo, bóp chẹt từng xu, từng hào. Đây lại chính là cơ hội cho bọn tay sai, tha hồ đánh đập, cường hào tha hồ đục khoét. Càng đục khoét, càng đào sâu thì càng mở đường thuận lợi cho bọn địa chủ ( Nghị Quế ), “Lên mặt” tha hồ giở các trò, các thủ đoạn cho vay nặng lãi.
Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục.
Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không bằng con chó: “Tôi mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn là nuôi đứa ở”. Ngoài giai cấp địa chủ, tay sai đắc lực, bức tranh xã hội Viêt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn thiện nếu không nhắc đến những quan phụ mẫu có bộ râu “đen như hắc ín, cong như lưỡi liềm, dưới thì vành khăn xếp nhiễu tay, mặt thì phèn phẹt, luôn hầm hầm như sắp đánh rơi xuống sông cái huỵch”. Với không biết bao nhiêu thủ đoạn ti tiện, hách dịch, cái triết lý sống “quan chỉ vớ thằng có tóc, ai vớ chi thằng trọc đầu”. Nhưng cái lối vừa đánh vừa xoa ấy của các quan lại ai còn lạ gì. Bộ mặt quan lại thực dân cùng những cái râu ria, tổng lý, cai lệ của nó, chúng đều là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu và đầu nào cũng đốt chết người cả. Tội cái của chúng bành ra khắp nơi từ làng – xã, khắp thôn thậm chí trong từng căn buồng của từng ngôi nhà tranh lụp xụp.
Lý trưởng, cường hào, địa chủ, quan phụ mẫu hành hạ bóc lột thân xác người nông dân chưa hết họ còn róc thịt sống, đánh dập xác người chết. Chưa dừng lại ở đó, lời tố cáo sâu sắc, cái roi thép của tác giả còn một lần nữa quất mạnh vào bọn tri phủ (Tư Ân) thứ quan già bợm gái thừa cơ đục nước béo cò. Cảnh chị Dậu xô xát với lão tri phủ Tư Ân ấy tại phòng riêng của hắn. Bức tranh hiện thực xã hội như sinh động thêm khi sự áp bức bóc lột thống trị của quan lại, đại chủ, cường hào lên đến đỉnh điểm. Sự chịu đựng của người nông dân khi không còn sức để chịu, họ nổi dậy chống đối một cách quyết liệt bằng cách phá tung cái tồi tàn áp bức để kiếm tiền một con đường sống. Cụ cố “năm nay cụ gần 80 tuổi, cái tuổi mà trời bắt cả hai hàm răng không còn cái nào, để cho bao nhiêu cao lương mỹ vị đều không có hân hạnh được vào cái mồm móm mép của cụ”, tuy vậy bản tính không thể thay đổi.
Cuốn tiểu thuyết “tắt đèn” thật sự thành công khi giá trị hiện thực của nó đạt đến đỉnh ao là lời phê phán một xã hội đen tối trước Cách mạng. Là lời mạt sát lên án một cách sâu cay chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Qua đó mà giá trị nhân đạo được biểu hiện cụ thể, tăng thêm phần lớn sự thành công của “Tắt đèn”. tấm lòng cảm thông trước những cảnh đời éo le, sự tiếc thương cho những kiếp người bị dồn vào bước đường cùng của lề xã hội. Đến đây có thể khẳng định ngòi bút của Ngô Tất Tố chính là một ngọn roi sắt quất thẳng vào bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và xã hội đương thời trước Cách mạng.
Phơi bày thực trạng cùng quẫn của người nông dân
Trong tác phẩm “tắt đèn” ngoài tố cáo tội ác của bọn quan lại thực dân phong kiến thì Ngô Tất Tố còn miêu tả cuộc sống cùng quẫn của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Mỗi lân sưu thuế, là mỗi lần bọn quan lại tìm mọi cách đục khoét, hà hiếp, là mỗi lần người nôn g dân lại lâm vào cảnh cùng quẫn hơn. Mở đầu tác phẩm, Ngô Tất Tố miêu tả cảnh những người nông dân làng Đông Xá bị phong tỏa không cho ra đồng. Lý do được đưa ra là do quan trên chưa thu đủ thuế thân. Mặc cho sự van xin năn nỉ, chúng vẫn không mở cổng làng. Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã miêu tả sâu sắc tình cảnh khốn khổ của những người nông dân. 
Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh. Nhưng chị phải một mình lo việc đóng góp, chi tiêu cho một gia đình 5 miệng ăn, phải lo suất sưu cho chồng, cho cả người em chồng đã chết năm ngoái. Để có tiền, người đàn bà nghèo khổ phải sạc người đi, phải bán cả con, cả chó. nhưng cũng không thể giúp anh Dậu ra khỏi cảnh tù tội.
Đọc “tắt đèn” ta không khỏi bồi hồi xúc động trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hòa lẫn với tiếng van lơn tha thiết của cái Tí. Cũng như những người bần cố nông chị Dậu phải bán con, bỏ làng đi ở vú cho lão quan phủ 80 tuổi. Nhưng chị lại gặp một lão già mất nết, nửa đêm còn mò vào phòng chị giở trò. Có nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt trước cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ lăn xả vào bóng tối, tìm cách phá tung để tìm đường sống. Hành động quyết liệt đó là một hành động đấu tranh tự phát đơn độc chưa có ý thức, chưa có phương hướng. Hình ảnh “trời tối đen như mực như cái tiền đồ của chị” cuối tác phẩm cũng nói lên được vần đề giải phóng con người nông dân. những người nông dân bần cùng đang tự tìm tòi từng bước đi cho mình, những bước đi chưa có một tia sáng hi vọng. 
Qua hình ảnh, cuộc sống của những người nông dân ở làng Đông Xá, Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của ông.
3.Tắt đèn đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, biết đùm bọc chở che của người nông dân trong cảnh khốn cùng. 
Về phẩm giá, đó là một trong những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết mà tác giả đã xây dựng được ở đó, chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình v ... Hạc – Nhân vật chính của tiểu thuyết là một nho sĩ trẻ, tài hoa, học giỏi, phóng túng, khác thường. Chàng đã phá lối học nhồi sọ, lối văn sáo rỗng, giả dối. Văn chương của Vân Hạc sắc sảo tài hoa nhưng là thứ văn bướng bỉnh, không chịu theo đúng khuôn phép. Vân hạc không ham khoa cử. Tuy vậy. chàng vẫn phải lẽo đẽo với đèn sách, lều chõng để đáp lại sự trông đợi của họ hàng, và đặc biệt chiều theo mong muốn thiết tha, khao khát được làm bà nghè bà cử của cô Ngọc _ vợ chàng. Đã mấy lần “lều chõng” thi Hương, Vân hạc và những người bạn thân của chàng vẫn bị trượt. Người do học lực yếu ( nguyễn Khắc Mẫn); người vi phạm trường quy ( Bùi Đốc Cung); còn Vân Hạc dù các bài thi đều xuất sắc nhưng vì tuổi còn quá trẻ nên bị triều đình đánh hỏng. Vân Hạc đã chán thi cử nhưng vẫn phải dùi mài đèn sách. Đến khoa thi thứ 4, Vân Hạc may mắn đỗ thủ khoa, Nguyễn Khắc Mẫn đỗ tú tài, và Bùi Đốc Cung đỗ cử nhân. Vân Hạc cùng Đốc Cung sửa soạn, vượt qua chặng đường dài vô cùng vất vả, nguy hiểm vào kinh đô Huế thi Hội. Giữa đường Đốc Cung ngã bệnh phải quay về. Còn lại một mình Vân Hạc vào cung ứng thí. Chàng đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, Vân hạc làm bài thi xuấy sắc. Ai cũng hi vọng chắc chắn chàng sẽ đỗ Đình nguyên. Không ngờ chàng bị bắt giam vì “phạm húy” trong bài thi. Tin dữ bay về quê Vân Hạc làm người nhà chàng xáo xác. Giữa lúc mọi người đang vật vã lo lắng thì chàng trở về. Chàng bị đánh hỏng thi và còn bị cách cả thủ khoa. Cùng lúc mọi người hay tin nghè Long từng đỗ đạt, được bổ làm tri phủ, cũng vừa bị đi đày làm lính nơi biên ải. Từ tấm gương của nghè Long và đặc biệt là từ những tai họa cay đắng trên đường khoa cử của mình, Vân hạc thấm thía thực chất vô nghĩa, phù phiếm của con đường cử nghiệp. Chàng đoạn tuyệt với cuộc đời “lều chõng”. Cô Ngọc vợ chàng cũng cùng tỉnh ngộ, từ bỏ mộng làm bà thám, bà bảng, cùng chồng tương đắc, cuộc sống ấm cúng thanh nhàn.
2. Bình Luận :
Ngày nay nhắc tới hai tiếng “lều chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ, vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích. Nhưng đã một thời nó làm chủ vận mệnh giang sơn cũ kĩ mà người ta vẫn khoe là “ bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa đều ở trong đám “lều chõng” mà ra. “Vì đó nước Việt Nam một thời kì rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kì quái, có thể khiến người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”.
Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lí Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và đại gia đình phong kiến.
Bối cảnh “Lều chõng” bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm Kiến Phúc (1884).Thời gian đó xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp, thực dân Pháp đe dọa nền độc lập nước nhà. Nhưng triều đình phong kiến vẫn xổ hủ trong quy cách thi cử lạc hậu.Thí sinh muốn thi đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở xứ Bắc mà Nam sử thì lại chỉ là thứ yếu.Họ chỉ cần nhai lại các giáo lí và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”, những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đề ra cho môn đệ của mình hai ngàn năm trước.
Vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà cụ bảng Tiên Kiều vẫn say sưa giảng Kinh Dịch, Trung Dung, Tống sử, cụ có ngờ đâu cái học kinh viện, giáo điều mà cụ truyền bá, lại là cái học đua đến sự mất nước. trong lời giới thiệu cuốn “Lều chõng”, Ngô Tất Tố đã nêu rõ công tội của chế độ khoa cử phong kiến : “ chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa rồi lại chính nó lại đua nước Việt Nam đến cõi diệt vong”. “Lều chõng” là một tấn bi kịch của cả một thế hệ nhà nho trí thức.
Tác phẩm đã dựng lại một cách sinh động, chân thật bức tranh vừa bi thảm vừa khôi hài của chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn. Trường thi “như một sân khấu rạp tuồng”, các quan giám khảo thì múa may “giống hệt những quan phường chèo”, còn sĩ tử chỉ “như những vai hề, những con rối. Nho sĩ chẳng mảy may nghĩ tới đạo thánh hiền, đến “tu tề trị bình” mà lăn vào thi cử chỉ vì những danh vọng nhỏ nhen. Họ xô đẩy, chen chúc, hối lộ, thông lương, gian lận giữa trường thi. Họ sẵn sàng cúi đầu, uốn gối tuân theo những quy chế, phép tắc kì dị và vô lối cốt giành giật cho được mảnh bằng tiến thân. Họ bê tha đến thảm hại: hút thuốc phiện, chơi bời hưởng lạc rồi đánh chửi nhau Người thực tài bị đánh trượt, bị vùi dập tàn nhẫn, vô lí.
 Viết “Lều chõng”, Ngô Tất Tố cũng dành phần thiện cảm rõ rệt cho những nhà nho như Đào Vân Hạc, Hải Âu, cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè Quỳnh Liên Qua họ ông muốn gửi gắm một phần tâm sự của chính mình và những người trí thức tiểu tư sản bi quan bất lực từ sau 1930, gợi ra một con đường thoát limang vẻ “thi vị ngày xưa” của những tâm hồn nho sĩ tài hoa lỡ vận.
Nhờ có vốn sống phong phú, sâu sắc, ngòi bút hiện thực châm biếm sắc sảo, tài hoa, óc quan sát tinh tế, khả năng dựng người, dựng cảnh độc đáo, Ngô Tất Tố qua “ Lều chõng” đã làm sống lại cả không khí xã hội Việt Nam thời xa xưa trong những kì thi cử. Cùng với giá trị văn học đặc sắc, tác phẩm còn có giá trị tư liệu lịch sử và xã hội. So với một số tiểu thuyết cùng chủ đề, cùng thời như “Nhà nho”, “ Bút nghiên” của Chu Thiên, “Thanh đạm” của Nguyễn Công Hoan thì “Lều chõng” là tác phẩm nổi bật hơn cả về phẩm chất nghệ thuật đặc biệt ở những trang miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt trong hoàn cảnh đương thời khi phong trào phục cổ đang được khuyến khích thì “Lều chõng” thực sự là một tác phẩm có ý nghĩa hiên thực và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Trong tác phẩm, Ngô Tất Tố dựng nên bức chân dung của các sĩ tử bị chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến nhấn chìm trong khuôn phép, trở nên là những con người không có cá tính. Họ phải giấu đi bản lĩnh, cá tính của mình và làm theo sách cổ nhân, nhắm mắt phục tùng mọi tôn ti trật tự phong kiến. Đó là hình ảnh con người vô dụng, nhưng lại được xã hội phong kiến cho là “hữu dụng”.
Ngô Tất Tố đã giáng những đòn rất mạnh vào đầu não chế độ phong kiến và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đi thi, không những cách làm văn gò bó, thể lệ phức tạp mà còn phải không được phạm húy (kiêng tên vua, tên hoàng hậu, thậm chí tên cung điện , lăng tẩm cũng phải kiêng nốt. Chỉ cần vi phạm, thì dù văn hay tới đâu cũng bị bỏ, thậm chí tù tội.
Chưa hết, thêm những sự đố kị của quan trường và của triều đình; sự gian lận của thí sinh trong khi thi, kẻ học dốt đem tài liệu vào phòng thi chép Những tiêu cực đó cũng bị Ngô Tất Tố cực lực phê phán.
Dưới chế độ phong kiến, học tập chủ yếu là học vẹt, chuộng hình thức, lấy cái cổ xưa làm chuẩn mực nên văn chương sáo rỗng, giáo điều. Thử lấy một câu trích trong tác phẩm để thấy rõ điều đó : “Thấy một giò lan bạch ngọc mới nở, sự khao khát càng bồn chồnTôi đang quét lối hoa rụng đợi anh”. Đó là trích trong lá thư Khắc Mẫn mời vân Hạc tới chơi. Do chuộng lối khuôn sáo mà Khắc Mẫn lấy một điển tích tô vẽ cho câu văn, thực ra lúc đó không phải mùa lan thì làm gì có hoa lan!
Không ít người chán nản với thi cử mà vẫn phải theo riết nó cho đến suốt đời. Bởi lẽ trong xã hội phong kiến ngoài thi cử ra không có con đường nào khác để tiến thân. Nếu không theo con đường khoa cử thì họ suốt đời chỉ là những kiếp người hèn kém, suốt đời không được xã hội trọng vọng.
Thế nên mới có những cụ già ở vào cái tuổi “gần đất xa trời” vẫn cố đi thi cho tới lúc chết trong lều.
Động cư thi cử lúc này không phải là xuất phát từ việc muốn “ kinh bang tế thế” mà chỉ vì muốn “vinh thân phì gia” mà thôi.
Với “Lều chõng”, Ngô Tất Tố muốn làm nổi bật lên những nét chính của cái sự học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả mọi sự thối nát của nó.
Tác phẩm tập trung vào giáo dục, thi cử nên những quan hệ thầy trò, những lối giảng dạy, những cảch trường thi đều được miêu tả rất tỉ mỉ. Nhiều khi tỉ mỉ quá thành ra nói quá nhiều về “phạm húy”.Nhưng cunngx nhờ sự tập trung ấy nên tác phẩm đã nêu bật được chế độ khoa cử của nhà Nguyễn với sự thối nát của nó. “Lều chõng” thực sự là bản án đanh thép đối với cách thi tuyển nhân tài của giai cấp phong kiến Việt Nam ở vào giai đoạn khủng hoảng nay.
Ngô Tất Tố thẳng thắn chiến đấu với chế độ giáo dục và thi cử phong kiến đã suy tàn.
Trong “Lều chõng” đồng thời chúng ta cũng nhận thấy Hà Nội hiện lên với nhiều nét đẹp. Người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho tới những ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. Tác phẩm có những nét tự truyện đã ghi nhận lại ảnh hưởng của Hà Nội đối với cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Lúc bấy giờ mức độ xâm nhập của văn minh Tây Âu vào nước ta còn hạn chế. Hà Nội chưa có vẻ sầm uất với nhiều nét sinh hoạt thị dân rõ rệt như sau này. Nhưng khi lên Hà Nội, lớp học trò như Đào Vân Hạc vẫn cảm thấy có gì thật thoải mái, họ dễ dàng tìm được chút tự do lặt vặt như xuống xóm cô đầu-xóm cô đầu lúc đó còn là một thú chơi tao nhã, hoặc thăm thú các nơi. Quan trọng hơn, lên đây những kẻ gọi là nhân tài các tỉnh có dịp trò chuyện, “đấu” với nhau để tự kiểm tra sức học, trình độ năng lực của mình. Riêng với Đào Vân Hạc thì trong những dịp thi cử, chàng cảm thấy cái vô nghĩa của con đường hoạn lộ mà việc học đã mở ra và chàng cương quyết sống theo lối ở ẩn giữa đời. Đó cũng là những kết luận mà chỉ những kẻ sĩ tương đối từng trải mới có được. Tóm lại, “Lều chõng” là cho ta thấy chân dung tinh thần của Ngô Tất Tố mà trong đó Hà Nội đóng vai trò đặc biệt.
“Lều chõng” là một cuốn tiểu thuyết gần với tiểu thuyết truyền thống. Cũng kể theo trình tự thời gian, cũng có lời đoán trước số mệnh ( cô Ngọc bói “Kiều”) nhưng cái kết thúc lại không đẹp đẽ như trong các truyện Nôm. Đây là một tấn bi hài kịch nên kết cục là một sự vỡ mộng, chứ không phải là kết thúc có hậu như truyền thống. Chính vì thế mà “Lều chõng” là một tiểu thuyết hiện thực phê phán, nó không rơi vào lối thi vị hóa, lý tưởng hóa như các tác phẩm lãng mạn ( “Nhà nho”, “Bút nghiên”, “Thanh đạm”).
Về bố cục, tác phẩm có đôi chỗ hơi lỏng lẻo, như lúc cô Ngọc ưng thuận lấy Vân Hạc không hề có một sự đấu tranh tư tưởng, và tương tự Vân Hạc cũng ngỏ lời với cô mà không hề suy tính.
Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử : Giữa thế kỉ XIX, người trí thức Việt Nam còn bị danh lợi cám dỗ, chỉ biết bản thân và gia đình, kgông biết Tổ quốc đang lâm nguy; người phụ nữ thuộc gia đình nho sĩ có căn bệnh trầm trọng là yêu danh vọng hơn yêu con người ; giai cấp thống trị thì thối nát, sắp rơi rụng.
Do những hạn chế và mâu thuẫn trong lập trường tư tưởng của một nhà nho trí thức, do chưa có ánh sáng chủ nghĩa Mac-Lênin soi sáng nên có đôi lúc sự phê phán Nho giáo của Ngô Tất Tố còn thiếu triệt để. “Lều chõng phê phán chế độ khoa cử phong kiến, nhưng trong tác phẩm lại có những trang viết miêu tả thi vị hóa một số cảnh sinh hoạt của nhà nho hoặc đi quá sâu vào những lễ nghi cổ.
Chung quy lại, với kinh nghiệm của mình, Ngô Tất Tố đã thể hiện những hiểu biết của mình về chế độ khoa cử thối nát, vẽ nên bức tranh đó với tất cả những gam màu đen tối nhất. Độc giả ghi nhận ở “Lều chõng” thành công đặc sắc đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich cac tac pham cua Ngo Tat To Hay.doc