I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- A.P.Sekhov sinh ngày 29.1.1860 trong một gia đình tiểu thương, tiểu tư sản. Ông
nội vốn là nông nô, đến năm 1841 chuộc lại được tự do. Cha Sekhov có ít nhiều
năng khiếu nghệ thuật, tuy hiểu giá trị của học vấn nhưng áp dụng lối giáo dục gia
trưởng, nghiêm khắc trong gia đình khiến cho thời thơ ấu của con cái không có chút
niềm vui.
- Lên 17 tuổi, Sekhov đi học trường phổ thông. Chưa kịp tốt nghiệp trung học thì
gia đình anh bị phá sản phải chạy về Moskva để trốn nợ. Một mình Sekhov ở lại quê
nhà để tiếp tục học, cô độc và nghèo nàn, đi dạy học tư để giúp gia đình trong 3
năm.
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA NGỮ VĂN BÀI THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN “ NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHỐP GVHD : NGUYỄN PHƯỚC HIỂU SVTH : NGUYỄN TRẦN THÚY AN LỚP : VĂN 07A Đồng Tháp, ngày 27 tháng 2 năm 2011 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - A.P.Sekhov sinh ngày 29.1.1860 trong một gia đình tiểu thương, tiểu tư sản. Ông nội vốn là nông nô, đến năm 1841 chuộc lại được tự do. Cha Sekhov có ít nhiều năng khiếu nghệ thuật, tuy hiểu giá trị của học vấn nhưng áp dụng lối giáo dục gia trưởng, nghiêm khắc trong gia đình khiến cho thời thơ ấu của con cái không có chút niềm vui. - Lên 17 tuổi, Sekhov đi học trường phổ thông. Chưa kịp tốt nghiệp trung học thì gia đình anh bị phá sản phải chạy về Moskva để trốn nợ. Một mình Sekhov ở lại quê nhà để tiếp tục học, cô độc và nghèo nàn, đi dạy học tư để giúp gia đình trong 3 năm. - Đến năm 1879, tốt nghiệp trung học, anh đi Moskva vào học Y Khoa trường đại học Moskva. - Từ những năm 80, với bút danh “Antosa Sekhonte”, Sekhov bắt đầu nổi tiếng về viết truyện ngắn. Năm 1884, đúng lúc tốt nghiệp đại học, Sekhov đã xuất bản tập truyện đầu tiên. - Năm 1886 tập thứ 2, năm 1887 tập thứ 3: Tập truyện này được Viện hàn lâm khoa học Nga tặng giải thưởng . - Từ sau khi tốt nghiệp đại học (1884), Sekhov làm bác sĩ ở một thành phố nhỏ ngoại ô Moskva. Cuộc sống thầy thuốc ở tỉnh nhỏ và đồng quê đã giúp nhà văn tìm hiểu sâu đời sống dân chúng. Nhà văn - Bác sĩ ngày càng khao khát tham gia hoạt động chính trị, cải cách và đấu tranh xã hội. - Năm 1890, Sekhov tới hòn đảo Xakhalin nơi chính quyền Nga Hoàng đày ải tù khổ sai. Sekhov thực hiện chuyến đi gian khổ khắp làng mạc, tiếp xúc một vạn tù khổ sai trong dịp đi thống kê dân số cư dân ở đảo này. Trở về, ra nước ngoài (Ý, Pháp, Áo) du lịch một tháng rưỡi. Trở về Nga, bắt đầu viết cuốn "Đảo Xakhalin" mô tả cái địa ngục trần gian để cảnh báo chính quyền Nga . Sekhov cho in truyện vừa "Phòng số 6" đánh dấu bước ngoặt sáng tác của nhà văn . 3 - Những năm đầu 90, nhà văn đi tham gia cứu đói ở một số nơi, quyên tiền, xuất tiền riêng và đi chữa bệnh cho dân nghèo. Mua một trại ấp sống cùng gia đình. Ở nơi đây, cách thủ đô 60km, Sekhov viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như vở kịch "Chim hải âu", "Cậu Vania"... Nhà hát nghệ thuật Moskva hiểu được nghệ thuật cách tân thiên tài của Sekhov về kịch nói và đã trình diễn thành công những vở kịch của ông. - Năm 1899, Sekhov bị bệnh phổi trầm trọng, năm 1900, nhà hát Moskva về tận nhà ông diễn vở "Cậu Vania" và "Chim hải âu". Năm 1901 nhà văn kết hôn với Olga Kniperer nữ diễn viên có tài của nhà hát . Sekhov còn giao tiếp với L.Tolstoi và M.Gorki vào thời gian này và được hai ông rất yêu mến, khâm phục. - Tháng 7 năm 1904 nhà văn Sekhov từ trần. Thi hài được đưa về Moskva. - Sê-khốp đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc. 2. Tác phẩm: - Tác phẩm được sáng tác trong thời gian nhà văn nghỉ dưỡng bệnh ở thành phố I- anta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. - Bối cảnh tác phẩm là xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. - “Người trong bao” là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn, một câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời của một người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Đó là lối sống tầm thường, hèn nhát, máy móc, giáo điều. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người, ảnh hưởng trong xã hội Nga những năm cuối TK XIX. Câu chuyện không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc. - Chủ đề tư tưởng của truyện : Tác giả phê phán, lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thướng, vô vị như thế mãi. 4 II. PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO CỦA SÊKHỐP. 1. Ý nghĩa của cái bao: - Xét về nghĩa đen: Vật dùng để bao gói bảo vệ đồ dùng khỏi những tác nhân có hại - Xét về nghĩa bóng: Lối sống tính cách cần phê phán và bài trừ của Bê-li-côp Tú đó ta có thể rút ra "ý nghĩa hình tượng người trong bao là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của bộ phận trí thức Nga đương thời, có ý nghĩa phổ quát cao mang tính quy luật". 2. Hình tượng Bê-li cốp: 2.1. Chân dung, cách sống, cách suy nghĩ của Bê – li cốp: Nhân vật Bê-li-cốp – "người trong bao", được nhà văn xây dựng bằng những thủ pháp nghệ thuật phong phú. Nhà văn vừa miêu tả chân dung thói quen sinh hoạt của nhân vật, vừa sử dụng lời đối thoại trực tiếp của nhân vật đi kèm với lời người kể chuyện tạo cho người đọc có cái nhìn toàn diện về nhân vật. Cách miêu tả chân dung thói quen sinh hoạt của nhân vật Bê-li-cốp khá đặc biệt thể hiện một sự quan sát chi tiết, kĩ lưỡng. Lúc nào cũng vậy, Bê-li-cốp đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết mặc áo bành tô ấm cốt bông. Bê-li-cốp với mắt đeo kính râm che cái mặt tái nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, ngồi xe ngựa thì thu mình lại. Có vẻ như một bộ dạng hài hước đến phi lí. Hình ảnh cái bao như một ám ảnh đối với người kể chuyện khi tả lại chân dung Bê-li-cốp. Tưởng như cái bao đó là một tấm vỏ đáng sợ gói chặt hắn đến ngạt thở, làm tấm ngăn cách hắn với cuộc sống bên ngoài. Chân dung của hắn khiến chúng ta tưởng như hắn là một người thâm hiểm, thần bí lắm nhưng thực chất đó là một kiểu người kì quặc đến quái dị. Không những có hình dung kì lạ hắn còn có thói quen và cách sống khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên. Tất cả vật dụng của mình hắn đều cho vào trong bao “ Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hưu; và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta dường như cũng ở trong bao”. Người kể còn nhấn mạnh “Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao”. Buồng ngủ của hắn chật như cái hộp và khi hắn ngủ thì đóng kín cửa, kéo chăn trùm kín trong không khí nóng bức. Bê – li 5 cốp ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ bằng cách hắn trốn chạy vào việc say mê tiếng Hi Lạp cổ “ Ồ, tiếng Hi Lạp nghe thật tuyệt vời, êm tai”. Hắn giấu tất cả ý nghĩ của bản thân , luôn lo sợ cấp trên, “ Cả ý nghĩ của mình, Bê – li cốp cũng cố giấu vào bao. Đối với hắn chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều nài điều nọ mới là những cái rõ ràng.”. hắn cố một lối sống kì quặc và tự hài lòng với lối sống cổ lỗ , kì quái của bản thân , không nhận ra thái độ ghê sợ, khinh bỉ, chế giễu của mọi người với mình. Hắn có thói quen đến nhà các giáo viên khác chỉ ngồi và không nói gì cả, mất thì nhìn xung quanh đến khoảng một giờ thì ra về và hắn gọi như thế là “ cách duy trì những mối quan hệ tốt đối với bạn đồng nghiệp”. Một con người rât lạ thường. lối suy nghĩ của nhân vật này cũng chẳng giống ai. Mọi người xung quanh đều cảm thấy sợ khi nhắc đến tên hắn “ bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn” và không chỉ trường học sợ Bê – li cốp mà cả thành phố cũng sợ “các bà các cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại nhà nữa, sợ nhỡ hắn biết thì lại phiền, giới tu hành khi có mặt hắn không đám ăn thịt và đánh bài.” Sức ảnh hưởng của Bê – li - cốp thật mạnh mẽ như nhận xét của thầy giáo Bu – rơ – kin “ dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê – li – cốp dân chúng thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đở người nghèo, dạy học chữ,”. Như tác giả miêu tả thì Bê – li - cốp là con người sinh ra để sợ hãi. Hắn sợ cuộc sống bên ngoài và tự tạo cho minh chiếc vỏ để trốn tránh, hắn lúc nào cũng luôn sợ “ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” chính vì thế lúc ở nhà hắn cũng “ vẫn cứ mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then,” và ngay cả khi hắn ngủ và đã trùm kính trong chăng hắn cũng lại sợ “ kể trộm chui vào nhà” và tâm trạng sợ hãi cung đi vào giấc ngủ của Bê – li – cốp và suốt đêm hắn toàn mơ thấy những điều khủng khiếp. Và ngay cả khi muốn cưới vợ hắn cũng sợ, đắn đo suy nghĩ “ Ý định lấy vợ dần choáng ngợp tâm trí, nhưng hắn cứ lần lữa, đắn đo, suy tính vì cứ sợ thế này thế nọ” và ý định cưới vợ đã khiến hắn càng khát khao mãnh liệt được chui sâu vào trong bao “ Hắn gầy đi hẳn và hình như lại càng muốn chui sâu hơn trong cái bao của mình”. Qua việc miêu tả một cách chi tiết hình dạng, lối sống, lối suy nghĩ của nhân vật Bê – li – cốp Sê – khốp đã ên án sâu sắc một kiểu người “trong bao” hèn nhát, máy móc, cổ lỗ, “có lối sống trong 6 bao”, “tính cách trong bao”. Bê-li-cốp là một điển hình cho lớp những con người trí thức Nga cuối thế kỉ XIX có lối sống trong bao, một lối sống thu mình vào trong một vỏ bọc vô hình để tránh xa khỏi những ảnh hưởng của bên ngoài. Cũng cần phải nói đến hoàn cảnh xã hội nước Nga lúc bấy giờ, đó là nước Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề. Bê-li-cốp cũng như nhiều người trí thức khác, không phải họ muốn sống trong bao, ko phải họ thích sống như thế mà do xã hội bắt họ phải sống như thế. Bê-li-cốp chính là một điển hình cho lớp những con người trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. 2.2. Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp: Cách đối thoại trực tiếp của Bê-li-cốp với Cô-va-len-cô đã bộc lộ rõ hơn thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp và tính cách “ trong bao” của hắn lại càng bọc lộ rõ hơn. Lại là một chuyện phi lí khi Bê-li-cốp cho rằng đi xe đạp “hoàn toàn không phù hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên”. Vẫn là một sự nhận thức mê muội, nhảm nhí, một sự bảo thủ đến ngu dốt, nhưng khi hắn “tái mặt”, khi động đến chuyện “cấp trên”, “chính quyền” thì tính cách của Bê-li-cốp lại có một biểu hiện khác. Hắn chính là một kẻ bạc nhược, một sản phẩm dị hợm của xã hội bảo thủ. Những con người như Bê-li-cốp là những công cụ đắc lực của xã hội nông nô chuyên chế Nga hoàng, những kẻ ngu dốt lại có tài bợ đỡ, luồn cúi. Hình ảnh “cấp trên”, “chính quyền” chính là bóng ma của “quyền lực” bao phủ câu chuyện. Cái ngã lộn nhào và cái chết của Bê-li-cốp được tác giả thuật lại bằng giọng điệu hài hước. Mọi việc diễn ra “như không”. Bê-li-cốp không quan tâm tới việc ngã có đau không, có xây xước gì không mà điều đầu tiên xem “cặp kính có còn nguyên vẹn không”. Hắn không quan tâm đến việc ngã như thế nào mà chỉ sợ ai đó đã trông thấy lúc hắn ngã thì thật là “kinh khủng”. Hắn sợ mình là trò cười nhưng nỗi “sợ” của hắn đã biến hắn thành một tên hề đáng cười nhất. Hắn run rẩy trong nỗi sợ mù quáng và cũng chết trong sự mù quáng ấy. Quả thực, tiếng cười của Va-ren-ca đã chấm dứt cuộc đời Bê-li-cốp. Va-ren-ca cười khi cái bao che phủ con người Bê-li- cốp bị rách toạc, hình ảnh người trong bao lộ mặt. Mọi sợ hãi của Bê-li-cốp đã thành sự thực. Không phải chết do cú ngã, hắn lên giường và không dậy nữa. Hắn chỉ đáp “không” hoặc “có” rồi đến im lặng vĩnh viễn. Cái chết của Bê-li-cốp là tất 7 yếu, chấm dứt cuộc đời của một kẻ quái thai trong xã hội. Đây cũng là điều khiến mọi người thấy “nhẹ nhàng, thoải mái”. Nhưng bi kịch chính ở chỗ hắn chết trong sự thảm hại mà vẫn “tươi tỉnh lắm”, mừng như “được chui vào trong cái bao”. Cái nhìn hiện thực sắc sảo của tác giả đã khai thác rất sâu tính bi kịch của câu chuyện. Một kẻ ngu dốt hoang tưởng, bạc nhược hèn yếu nhưng lại không nhận ra được chính mình. Một kẻ bị ru ngủ trong sự bảo thủ trì trệ. Với cách sống “ trong bao” của mình Bê-li-cốp đã khiến mọi người có thái độ sợ hãi, né tránh, hoặc khinh ghét, nói thẳng ra mặt, thậm chí to tiếng gây gổ, xô ngã Bê-li-cốp. Tuy mọi người chê trách lối sống Bê-li-cốp, nhưng lại bị tính cách, lối sống ấy ám ảnh, ăn mòn tinh thần mọi người suốt bao năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết họ vẫn không thoát ra được. Bê-li-cốp chết đi nhưng lối sống và tính cách vẫn tiếp tục xuất hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tương lai của họ, không tài nào thoát ra được. Vì Bê-li-cốp không chỉ là một kẻ kì quái cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà y đại diện, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng đã và đang tồn tại trong một bộ phận trí thức Nga. Bê-li-cốp là con đẻ, là hậu quả của chế độ chuyên chế trên con đường tư bản hóa. Chưa hết những “người trong bao” thì không khí vẫn còn ngột ngạt. Chỉ có thể thay đổi cách sống một cách triệt để với một cuộc cách mạng mà thôi. 3. Đặc sắc nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật Bê-li-cốp: Nhân vật Bê-li-cốp được xây dựng bằng 2 nghệ thuật cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình và nghệ thuật xây dựng nhân vật lưỡng diện. + Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Theo từ điển tiếng Việt thì điển hình được hiểu là kiểu mẫu và có khả năng tập trung nhiều tính chất tiêu biểu. Như vậy, một nhân vật điển hình phải là một nhân vật vừa mang những nét chung, khái quát lạ vừa mang những nét riêng, đặc biệt. Bê-li-cốp là kiểu người trong bao: ô trong bao, dao trong bao, suy nghĩ trong bao, khuôn mặt trong bao...Nét riêng của nhân vật này là tính cách trong bao, lối sống trong bao được đẩy đến đỉnh điểm. Như vậy, Bê-li-cốp là nhân vật có khả năng đại diện cho một kiểu người trong bao, một lối sống Mêsian- lối sống tiểu tư sản tầm thường, dung tục đã và đang tồn tại 8 trong xã hội Nga cuối TK XIX đầu TK XX. + Thứ hai, Bê-li-cốp là nhân vật lưỡng diện (hai mặt). Ở Bê-li-cốp tồn tại cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực: Bê-li-cốp luôn tuân theo những chỉ thị, thông tư của cấp trên. Như vậy, hắn là một thầy giáo chuẩn mực của nhà trường, một viên chức tận tuỵ với cấp trên và một công dân gương mẫu của nhà nước. Mặt tiêu cực: lối sông trong bao, thu mìnhmột cách thái quá, việc máy móc tuân theo những chỉ thị, thông tư của Bê-li-cốp biến hắn thành một con ốc hèn nhát trong xã hội. Không chỉ vậy, tính lưỡng diện của nhân vật này còn được thể hiện ở điểm: Bê-li-cốp vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân. Bê-li-cóp là tội nhân vì hắn gieo rắc lối sống ấy vào tất cả mọi người. Mặt khác Bê là nạn nhân, là sản phẩm tất yếu của xã hội chuyên chế Nga cuối TK XIX - đầu TK XX. - Nghệ thuật kể chuyện: hai ngôi kể song song và truyện lồng trong truyện. + Chọn ngôi kể: nhân vật trong truyện đồng thời là người kể chuyện (Bu-rơ-kin): bảo đảm tính khách quan, vẫn thể hiện tính chủ quan, gây cảm giác gần gũi và chân thật. + Giọng kể: trầm tĩnh, vẻ bề ngoài trầm tĩnh, khách quan nhưng ẩn bên trong là sự bức xúc, trăn trở - Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, tính cách, lối sống: Bê-li-côp và chị em Va-ren-ca, Bê-li-côp và các giáo viên trong trường. - Nghệ thuật xây dựng biểu tượng (cái bao) vừa cụ thể, vừa tượng trưng. Được nhắc đi nhắc lại 12 lần + Nghĩa đen: vật dùng để gói, đựng, bao bọc + Nghĩa bóng: lối sống, tính cách của Bê-li-cốp. + Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trói buộc, cứng nhắc, tù hãm, vây bủa ngăn chặn tự do của con người. - Kết thúc trực tiếp phát biểu chủ đề bằng một câu cảm “Không thể sống như thế này mãi được”. Có tính luận đề, nhưng cũng là khẩu hiệu trực tiếp kêu gọi sự vùng dậy của người dân Nga. - Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga, hơn 9 nữa biến thể, dị bản của nó có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài đến tận ngày nay. III. TỔNG KẾT Người trong bao là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm phê phán sự vô nhân đạo của chế độ chuyên chế Nga hoàng đã huỷ diệt tinh thần sáng tạo, ý chí vươn lên của con người. Đồng thời tác phẩm cũng là lưòi cảnh tỉnh những ai vẫn đang ru ngủ mình trong cái bao cá nhân, vị kỉ hoặc đang nhu nhược, chấp nhận thoả hiệp hoặc đầu hàng trước thử thách, trước cái xấu. Tác phẩm đã xây dựng chân dung nhân vật đặc sắc, với các thủ pháp nghệ thuật hấp dẫn, xây dựng các chi tiết nghệ thuật điển hình có sức khái quát cao, sử dụng thành công nghệ thuật đối thọai, giọng điệu trần thuật sinh động.
Tài liệu đính kèm: