Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài thực hành: Ông già và biển cả (trích)

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài thực hành: Ông già và biển cả (trích)

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961), là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới nói chung.

- Hê-minh-uê từng làm phóng viên mặt trận và viết báo cho tới khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

- Ông thành công nhất trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929),Chuông nguyện hồn ai (1940) truyện ngắn của ông được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Trong thời đại chúng ta (1925) đã nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Hê-minh-uê là nhà văn đề ra nguyên lý tảng băng trôi ( 1/8 phần chìm, 7/8 phần nổi).

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Bài thực hành: Ông già và biển cả (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(trích)
 Hê-minh-uê
Giới thiệu chung
Tác giả
Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961), là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới nói chung.
Hê-minh-uê từng làm phóng viên mặt trận và viết báo cho tới khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Ông thành công nhất trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929),Chuông nguyện hồn ai (1940)truyện ngắn của ông được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Trong thời đại chúng ta (1925) đã nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
Hê-minh-uê là nhà văn đề ra nguyên lý tảng băng trôi ( 1/8 phần chìm, 7/8 phần nổi).
Tác phẩm Ông già và biển cả
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Ông già và biển cả được xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí Đời sống (1952)
1954 truyện ngắn đạt giải Noben văn học.
Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cuba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Phu-en-tec, một thủy thủy trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô.
b. Tóm tắt tác phẩm: SGK
c. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
Đoạn trích kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm
	d. Chủ đề đoạn trích
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê
Đọc - hiểu văn bản
Đọc
Phân tích văn bản
Hình tượng con cá kiếm
Cá kiếm lớn và đẹp: “ Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền”, “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”, “ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.
Con cá kiếm đầy sức mạnh: “những vòng bơi của nó khiến ông lão hoa mắt chóng mặt”, “ ông cảm nhận được cú nẩy mạnh đột ngọt ở sợi dây do con cá gây ra”.
Con cá kiêu hùng, bất khuất ngay khi cái chết cận kề thì con cá cũng không buông xuôi, “nó phóng lên khỏi mặt nước phô tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”.
Þ Con cá ngang tài với ông lão Xan-ti-a-gô xứng đáng là con cá mà ông lão chờ đợi, con cá càng mạnh mẽ, oai dũng thì chiến thắng của ông lão vinh quang. Tầm vóc con người cũng vì thế mà trở nên lớn lao hơn.
* Ý nghĩa biểu tượng.
Góc nhìn tự nhiên thể hiện cho vẻ đẹp thiên nhiên.
Góc nhìn từ cuộc sống con người thể hiện những chông gai thử thách mà con người cần vượt qua.
Góc nhìn từ nghệ thuật thể hiện ước mơ sáng tạo.
b. Hình tượng ông lão đánh cá
Lão ngư đã chiến thắng con cá kiếm vì:
Lão ngư lành nghề
Ông lão nhìn độ nghiêng của sợi dây biết được con cá đang bơi tròn, từ độ chếch của sợi dây biết con cá đang liên tục moi lên trong lúc bơi.
Chỉ cần dựa vào độ căng chùng của sợi dây ông lão đoán được con cá đang làm gì.
Hành động phóng lao trúng tim cá chứng tỏ lão ngư là người rất điêu luyện.
Ông lão có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng.
Lão luôn có niềm tin vào mình và khả năng khuất phục, chiến thắng con cá bằng bản thân “ tao sẽ tóm mày ở đường lượn, ta sẽ di chuyển được nó”.
Ý chí và nghị lực phi thường: tuy có lúc mệt thấu xương hoa mắt suốt mấy tiếng đồng hồ, choáng váng xây xẩm hết mặt mày nhưng lão ngư vẫn chiến đấu.
* Ý nghĩa biểu tượng.
Khẳng định nghệ thuật ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh con người.
Nhà văn thể hiện lòng tin tưởng vào chiến thắng của con người.
Ước mơ khát vọng chinh phục thiên nhiên
c. Đặc sắc nghệ thuật
Bên cạnh lối dẫn chuyện của tác giả đoạn trích xuất hiện khá nhiều lối đối thoại và đọc thoại nội tâm của nhân vật, có hai hình thức đọc thoại nội tâm đó là: khi ông lão suy nghĩ và khi ông lão nói.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng bằng bút pháp miêu tả sống động
Đoạn trích thể hiện sâu sắc nội dung của nguyên lý tảng băng trôi.
Tổng kết
“Ông già và biển cả” đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu về sự thành công:
Đoạn trích thể hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người. Đó cũng là hành trình khám phá và chinh phục thiên nhiên. Con người chinh phục tự nhiên để phục vụ cuộc sống nhưng cần phải biết tôn trọng, quý mến và sống hài hòa với tự nhiên. 
Con đường dẫn đến thành công không khi nào bằng phẳng, con người cần phải tỉnh táo, suy xét và phán đoán, cần có niềm tin, sự kiên trì dến phút cuối cùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docong gia va bien ca(5).doc