Giáo án môn Ngữ văn 11 cả năm

Giáo án môn Ngữ văn 11 cả năm

Tiết 1: Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

 Trích “ Thượng kinh kí sự” - Lê Hữu Trác

A. Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

- Thấy được thái độ va ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của tác giả.

- Phần nào hiểu được đặc điểm thể loại kí sự thể hiện qua đoạn trích.

B. Phương pháp thực hiện: Quy nạp, đàm thoại.

C. Các bước tiến hành:

1. Ổn định lớp.

2. Nội dung bài mới:

 

doc 198 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1415Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 (Từ tiết 1 đến tiết 4)
Ngày soạn: 18.8.2008
Tiết 1:	Đọc văn:	 Vào phủ chúa Trịnh
 Trích “ Thượng kinh kí sự” - Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
- Thấy được thái độ va ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của tác giả.
- Phần nào hiểu được đặc điểm thể loại kí sự thể hiện qua đoạn trích.
B. Phương pháp thực hiện: Quy nạp, đàm thoại.
C. Các bước tiến hành:
ổn định lớp.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1:
Hs đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
Nêu những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác?
Hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh kí sự? Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”?
Hoạt động 2:
- Hs đọc văn bản:
+Chân thực, pha chút hóm hỉnh.
+ Chú ý giọng điệu của từng nhân vật
Hoạt động 3: Chia lớp thành nhóm thảo luận
Nhóm 1: 
Tìm dẫn chứng và nhận nhận xét quang cảnh phủ chúa
- Nhóm 2:
Tìm dẫn chứng và nhận xét cung cách sinh hoạt của phủ chúa?
Em suy nghĩ gì về lễ nghi trong cung cấm?
(so sánh: tác giả(cụ già) – Thế tử (1 đứa trẻ lên 5))
Nhóm 3:
Nhận xét gì về: Bức tranh hiện thực và thái độ của tác giả?
Em nhận xét gì về bài thơ của tác giả?
Hiểu biết của anh chị về thế tử Cán? Hình hài? nơi ở?
Nhóm 4:
- Vì sao tác giả do dự khi kê đơn sau khi bắt mạch cho thế tử?
 Quyết định cuối cùng là gì? 
Hoạt động 4: Thảo luận chung. Gv hướng dẫn 4 nhóm thảo luận trong 10 phút.
 Hãy đánh giá về tác giả với tư cách 1 lương y?
GV: tổng hợp – nâng cao
Đánh giá về bút pháp kí sự của LHT?
I. Giới thiệu chung:
Tác giả Lê Hữu Trác: 1724 – 1791 (Hải Dương). 
Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất thượng hồng)
 Một danh y nổi tiếng đức độ.
Một nhà văn có đóng góp lớn (soạn sách,mở trường dạy học,chữa bệnh).
Tác phẩm Thượng kinh kí sự:(1783)- chữ hán
Là công trình nghiên cứu y học được nghi lại bằng mắt thấy tai nghe từ khi chữa bệnh cho thế tử Cán.
Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”.
- Nói về việc LHT đến kinh đô được dẫn vào Phủ chúa chữa bệnh cho thế tử Cán.
II. Đọc hiểu:
1. Đọc
 Đọc đoạn đầu khi LHT được gọi vào kinh.
2. Tìm hiểu đoạn trích:
a. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa và thái độ của một nhà văn:
* Quang cảnh phủ chúa:
- Chi tiết, tỉ mỉ theo chân Lê Hữu Trác:
 + nhiều lần cửa, hành lang quanh co nối tiếp nhau 
 ra vào có thẻ, vệ sĩ canh gác
+ Khuôn viên: - có điếm Hậu mã quân túc trực,
đại đường, quyển bồng, gác tía, kiệu son võng điều
+ Có cây cối um tùm, chim kêu ríu rít,danh hoa đua thắm,thoang thoảng mùi hương, cây, đá lạ lùng.
- Bên trong: đồ đạc nhân gian chưa từng thấy: tất cả được sơn son thếp vàng, nệm gấm, màn che
=>Quang cảnh tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh của Chúa Trịnh.
* Cung cách sinh hoạt:
- Vào phủ:
+ Tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường
+ Cáng chạy như ngựa lồng.
-Trong phủ”
+ Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, tấp nập
- Ăn uống:
 Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.
-Khi vào khám bệnh: 
+ Qua nhiều lần cửa ,phải chờ có lệnh, có thẻ mới được vào
+ Cung kính, nghiêm trang: Thánh thượng, ngự, yết, hầu mạch, hầu trà
+ Phải lạy 4 lạy, khúm núm xem mạch, xin phép được cởi áo cho thế tử.
+ Chỉ được viết tờ khải dâng chúa (không đựơc trao đổi trực tiếp)
+ Nín thở đứng chờ từ xa
=> Cuộc sống hưởng thụ xa hoa cực điểm, sự cao sang, quyền uy tột đỉnh, sự lộng quyền của nhà chúa.
 Bức tranh hiện thực về cuộc sống nơi phủ chúa tái hiện rõ nét, cụ thể và ấn tượng: Một phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập vương giả dưới thời chúa Trịnh Sâm. Đúng là “Cả trời Nam sang nhất là đây”
*Thái độ của tác giả: 
- Ngạc nhiên đến sững sờ.
+ Làm thơ về phủ chúa.
 Khen cái đẹp, sang nơi phủ chúa.
+ Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, quá no đủ, thiếu khí trời và tự do.
+ Dửng dưng trước sự quyến rũ của vật chất. 
b. Lê Hữu Trác - tư cách người thầy thuốc:
*Thế Tử Cán:
- ấu chúa 5 tuổi, mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng.
- Khen LHT biết phép tắc.
-Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy
- nguyên khí hao mòn, thương tổn quá mức
=Đây là hình hài ốm yếu đang chết dần, chết mòn,bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén bằng vàng.
*Thái độ LHT khi kê đơn:
- Do dự vì:
+ Hiểu rõ bệnh nhưng chữa có hiệu quả ngay -> chúa tin dùng và bị công danh trói buộc . 
+ Chữa cầm chừng, cho thuốc vô thưởng, vô phạt-> đi ngược truyền thống tổ tiên, trái với y đức .
- Quyết định cuối cùng:
+ Cách chữa đúng bệnh, bảo vệ ý kiến của mình (ngay khi quan chánh đường ngần ngại). lấy việc cứu người là mục đích chính.
Lương tâm người thày thuốc đã chiến thắng.
* Kết luận: LHT: + Một thầy thuốc giỏi, kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm.
 + Một thầy thuốc có lương tâm đức độ; phẩm chất cao quý; khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do cuộc sống thanh đạm giản dị.
c. Đặc sắc của bút pháp kí sự Lê Hữu Trác:
+ Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.
+ Tả cảnh sinh động, kể khéo léo, lôi cuốn.
+ Nghệ thuật tương phản càng thể hiện rõ giá trị hiện thực tác phẩm và chân dung tác phẩm.
III. Hướng dẫn học bài:
- Nét cơ bản Tác giả Lê Hữu Trác, tác phẩm, đoạn trích.
-So sánh bút pháp kí sự của LHT với Phạm Đình Hổ?
- PT được: Bức tranh hiện thực, thái độ tác giả và đặc sắc nghệ thuật.
	- Chuẩn bị tiết Tiếng Việt.
Tiết 2: 
 Tiếng Việt:
 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Nắm được biểu hiện chung của ngôn ngữ xã hội và cái riêng của lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
Nâng cao năng lực lĩnh hội nét riêng ngôn ngữ cá nhân (đặc biệt của các nhà văn); rèn luyện, nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.
 Biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
Có ý thức tôn trọng quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội và sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
B. Phương pháp: Kết hợp diễn dịch và quy nạp.
C. Các bước tiến hành:
kiểm tra bài cũ:
Cảm nhận của em về thái độ và con người Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử Cán?
Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn: đọc và trả lời câu hỏi:
- Tại sao ngôn ngữ là “tài sản chung của xã hội”?
- Những biểu hiện “tính chung”?
Hoạt động 2
+ Hướng dẫn: Đọc phần (ii) và trả lời:
- Lời nói cá nhân là gì?
- Biểu hiện ở phương diện nào?
Học sinh tìm vd chứng minh?
Đọc và nắm chắc ghi nhớ
(SGK tr13)
Hoạt động 3: Luyện tập
Chia lớp thành 4 nhóm:
1.2 BT1
3,4 .BT2
-> Mỗi nhóm trình bày 5 phút.
I. Tìm hiểu chung.
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
- Vì nó là phương tiện giao tiếp để hiểu biết nhau.
- Có các yếu tố, quy tắc chung do mọi người thống nhất .
- Biểu hiện tính chung:
 + Các âm và các thanh.
 + Các tiếng (tạo bởi âm và thanh).
 + Các từ có nghĩa.
 + Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).
 + Phương pháp chuyển nghĩa từ (phương pháp ẩn dụ).
 + Quy tắc các kiểu câu.
2. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân.
- Khái niệm: Là sản phẩm kết hợp tính chung của ngôn ngữ với tính riêng của cá nhân, đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
 “Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.”
- Biểu hiện: 
 + Giọng nói cá nhân (trong , trầm, the thé): nhận ra người quen ngay cả khi không thấy mặt.
 + Vốn từ cá nhân: (Thói quen dùng những từ ngữ nhất định)
 + Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
 + Tạo ra các từ mới: Cá nhân dùng -> cộng đồng chấp nhận (tài sản chung):
Ví dụ: Cớm ,Cá -> chỉ công an.
 + Cụ thể và rõ nhất: Phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn:
 - Tố Hữu : Trữ tình chính trị.
Hồ Chí Minh: Cổ điển, hiện đại.
Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác.
 - Tú Xương: thẳng thừng, cay độc.
 - Nguyễn Khuyến: thâm thuý, nhẹ nhàng.
 *Ghi nhớ 
 III: Luyện tập.
1: Bài tập 1:
+Thôi nghĩa gốc: hết, kết thúc, dừng lại.
+ “Thôi”: chuyển nghĩa = mất, chết, kết thúc cuộc đời.
+ Tác dụng: Giảm sự đau lòng, tiếc thương của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê.
2: Bài tập 2:
+ Đảo cấu trúc câu.VN trước CN
Sắp xếp danh từ (rêu, đá ) trước số từ (từng đám, mấy hòn)
+ Hiểu quả: Nhấn mạnh sự phẫn nộ, đớn đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tạo âm hưởng mạnh mẽ cho câu thơ.
IV. Hướng dẫn học bài:
Hiểu rõ ngôn ngữ chung, lời nói các nhân và mối quan hệ của chúng.
Tìm thêm ví dụ và phát triển phong cách ngôn ngữ riêng của Nam Cao qua “Lão Hạc”
Chuẩn bị bài kiểm tra đầu năm.
Tiết 3,4: 
 Làm văn: 	 Bài viết số 1
A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh
Củng cố kiến thức văn Nghị luận đã học ở THCS và kì II lớp 10.
Viết được bài văn NLXH có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh PTTH.
B. Phương pháp: Bài làm trực tiếp trên lớp 
C. Các bước tiến hành:
 ổn định lớp:
 Ra đề: 
 Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về vấn đề “ học đi đôi với hành”
 Yêu cầu cần đạt: 
- Học sinh phải giải thích được khái niệm: thế nào là học, thế nào là hành?
- Vì sao học phải đi đôi với hành
- Liên hệ bản thân và những người xung quanh.
Dặn dò:	 Làm bài nghiêm túc.
 Nộp bài đúng thời gian.
Tuần 2 - tiết 5.6.7.8
Ngày soạn: 26.8.2008.
Tiết 5: 
 Đọc văn	 
Tự tình II
 	 Hồ Xuân Hương
A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Thơ đường luật viết bằng tiếng việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
B. Phương pháp thực hiện: Quy nạp, đàm thoại, phát vấn
C. Các bước tiến hành:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
	 Đánh giá chủ quan của em về con người và thơ Hồ Xuân Hương?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
HS: đọc tiểu dẫn và trả lời:
- Những nét chính về tác giả?
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương có gì nổi bật ?
Gv: Đọc và phân tích sơ bộ chùm thơ tự tình (i, ii, iii) để học sinh nắm được nội dung khái quát.
Hoạt động 2:
HS đọc diễn cảm bài thơ.
+ N/xét thể loại & bố cục bthơ?
Hoạt động 3:
 Thảo luận(4 nhóm/lớp)
*Nhóm 1
 +Hồ Xuân Hương cảm nhận ko gian, thời gian ntn?
+ Từ “trơ” đứng đầu câu thơ thứ 2, có ý nghĩa gì?
Đánh giá về bản lĩnh Hồ Xuân Hương.
* Nhóm 2:
-Vì sao uống rượu“say lại tỉnh”.
-Nhận xét mối tương quan giữa trăng và thân phận thi sĩ.
- Tâm trạng của nữ sĩ Xuân Hương?
*Nhóm 3. 
-nhận xét về nghệ thuật độc đáo trong 2 câu luận ý nghĩa?
 -Các từ: “xiên ngang”-“đất” “đâm toạc” –“chân mây”-> Thể hiện phong cách Hồ Xuân Hương ntn?
Tâm trạng HXH?
*Nhóm 4: nhận xét về 2 câu kết?
- Xuân-lại lại mang ý nghĩa gì? Xuất hiện bi kịch gì?
- Tâm trạng của Hồ Xuân Hương?
- Hoạt động 4: Tổng hợp , khái quát.
.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu khái quát:
1. Tác giả Hồ Xuân Hương:Bà chúa thơ Nôm
- Quê: Nghệ An, sống Thăng Long. Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ của ông đồ Hồ phi Diễn.
- Cá tính, quen biết nhiều, tình duyên nhiều ngang trái.
2. Sự nghiệp sáng tác và chùm thơ “tự tình”
- Sáng tác cả Nôm, Hán -> được mệnh danh “bà chúa thơ Nôm”.
- Nội dung: Trào phúng trữ tình đồng cảm với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp, khát vọng người phụ nữ.
 ... ột người làm quan...chê bai”
+ “Người ngoài ...sao được”
+ “Ngày xưa ... làm quan nữa”
+ “Những bọn quan lại...ăn cướp có giấy phépvậy
Trong luận điểm thứ tư này tác giả dùng sáu luận cứ để làm rõ luận điểm.
II.Củng cố
Luyện tập
Câu 1
-Sự đa dạng và thống nhất của người In-đô-nê-xi-a
-Xuân Diệu là một tài năng về nhiều mặt
Câu 2
-Vấn đề nghị luận: nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm
-Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt
Mục đích: mọi người thấy vấn đề cấp bách.
Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước
Mọi người đều phải tham gia việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm. 
Luận điểm 1:
Trong đời sống, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước.
Luận điểm 2:
Các nhà khoa học đã cho biết, nước ngọt trên trái đất này là có hạn
Luận điểm 3:
Trên trái đất, không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng.
Luận điểm 4:
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt.
Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt, Nước ngọt trên trái đất là có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi.Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch”
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau
 Ôn tập tiếng Việt
Tuần 35 (Từ tiết 115 đến tiết 117)
Ngày soạn 23.4.2009
Tiết 115.116: 
Ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học.
Rèn kĩ năng, sử dụng, thực hành về tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ
Nêu mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận?
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt.
@ Hs làm việc với Sgk
Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?
Vì sao lời nói lại là sản phẩm của các nhân?
@ Hs làm việc với Sgk
@ Hs làm việc với Sgk
@ Hs làm việc với Sgk
@ Hs làm việc với Sgk
Thế nào là nghĩa tình thái?
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
2. Từ không biến đổi hình thái
3. ý nghĩa ngữ pháp là ở chỗ sắp đặt từ 
 và cách dùng hư từ 
1.Các phương tiện diễn đạt:
+Từ vựng (phong phú) cho từng loại
+Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn
+Biện pháp tu từ: không hạn chế
2. Đặc trưng cơ bản:
+Tínhthông tin, thời sự
+Tính ngắn gọn
+Tính sinh động hấp dẫn
I. Ôn tập
 Câu 1 
Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
+Trong thành phần ngôn ngữ có yếu tố chung cho tất cả cá nhân trong cộng đồng.
Đó là: các âm, các thanh.
Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định
Các từ và ngữ cố định
+Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
Quy tắc cấu tạo câu
Phương thức chuyển nghĩa của từ
Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:
+Giọng nói cá nhân
Tuy dùng các âm, các thanh chung, nhưng mỗi người lại thể hiện chất giọng khác nhau
+Vốn từ ngữ cá nhân
Cá nhân ưa và quen dùng từ ngữ nhất định
Từ ngữ các nhân phụ thuộc vào tâm lí, lứa tuổi.
Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo từ ngữ.
Tạo từ mới
Vận dụng sáng tạo các quy tắc,phương thứcchung.
Câu 2
Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung
Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:
+ “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ
+ “Eo sèo mặt nước” (tương tự)
+ “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ)
Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.
Câu 3
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
Câu 4
Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. 
Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.
“Súng giặc đất rền
Lòng dân trời tỏ”
Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đàu bài văn tế: lòng dân súng giặc 
Câu 5
Nghĩa sự việc:
-Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
Biểu hiện:
+Câu biểu hiện hành động
+Câu biểu hiện trạng thái, tính chất. 
+Câu biểu hiện quá trình
+Câu biểu hiện tư thế
+Câu biểu hiện sự tồn tại
+Câu biểu hiện quan hệ
Nghĩa tình thái:
Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc
Biểu hiện:
+Khẳng định tính chân thực
+Phỏng đoán sự việc
+Đánh giá về mức độ hay số lượng
+Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực
+Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
+Khẳng định khả năng sự việc
+Là tình cảm của người nói đối với người nghe
+Tình cảm thân mật, gần gũi
+Thái độ kính cẩn
+Thái độ bực tức, hách dịch.
Câu 6
Dễ họ không phải đi gọi đâu?
Nghĩa sự việc: câu biểu hiện hành động
Nghĩa tình thái: phỏng đoán sự việc 
1.“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”
2. “Con ngựa đá con ngựa đá”
3. Tôi ăn cơm . ăn cơm cùng tôi
 Tôi đang ăn cơm 
+Từ ngữ chung, lớp từ chính trị
+Ngữ pháp: câu chuẩn mực
+Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều
+Tính công khai về quan điểm chính trị
+Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận
+Tính truyền cảm, thuyết phục
 II. Củng cố: Hs nhắc lại nội dung các phần ôn tập 
& Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài sau
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận 
Tiết 117 
luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm vững cách tóm tắt văn bản.
Tóm tắt được văn bản có độ dài hơn 1000 chữ.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ
Nêu mục đích tóm tắt văn bản nghị luận?
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt.
@ Hs làm việc với Sgk
Cách tóm tắt đã hợp lí chưa?
@ Hs làm việc theo nhóm
Xác định chủ đề và mục đích của văn bản?
Tác giả triển khai bài ý bài viết như thế nào?
@ Hs tập tóm tắt
Hs nhắc lại lý thuyết tóm tắt văn bản nghị luận
I. Luyện tập
 1. Văn bản 1
-Tóm tắt vừa thiếu, lại vừa thừa ý
-Bỏ ý: thơ mới là phong trào văn học phong phú, có nhiều yếu tố tích cực
-Thêm ý: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là một đặc điểm lớn
2. Văn bản 2
-Chủ đề:
Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi - ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch.
Khẳng định: bi kịch ấy khiến các nhà thơ mới dồn tình cảm trong việc thể hiện tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước.
-Mục đích: 
Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới, đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại và tâm lí của lớp trẻ.
-Tác giả triển khai ý bài viết:
+Nêu vấn đề bàn luận: tinh thần thơ mới
+Cái khó giữa ranh giới thơ mơi và thơ cũ
+Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở, mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể
+Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi
“Cái khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta. Chữ tôi trước đây có cũng phải ẩn mình trong chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.
Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả cái bi kịch và tâm hồn lớp trẻ. Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua”
II. Củng cố
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau
 Ôn tập làm văn
Tuần 36 (Từ tiết 118 đến tiết 120)
Tiết 118
 Ôn tập phần làm văn
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản của chương trình làm văn lớp 11.
Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận.
Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt.
Câu 1 
1.Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
2.Thao tác lập luận phân tích
3.Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4.Thao tác lập luận so sánh
5.Luyện tập thao tác lập luận so sánh
6.Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7.Bản tin
8.Luyện tập viết bản tin
9.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10.Thao tác lập luận bác bỏ
11.Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12.Tiểu sử tóm tắt
13.Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Thao tác
Nội dung
Yêu cầu và cách làm
So sánh
So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
Nêu rõ quan điểm của người viết.
Phân tích
Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữngvấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
Phân tích phải đi liền với tổng hợp 
Bác bỏ
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
Bác bỏ luận điểm, luận cứ
Phân tích chỉ ra cái sai
Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. 
Bình luận
Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận
Đề xuất được những ý kiến đúng
Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. 
Tóm tắt
 văn bản 
nghị luận
Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.
Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. 
Viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
Nguồn gốc
Quá trình sống
Sự nghiệp
Những đóng góp
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt.
@ Hs làm việc với Sgk
@ Hs thảo luận nhóm
@ Hs thảo luận nhóm
Luyện tập
 Câu 1 
Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác:
+Thao tác lập luận bác bỏ
+Thao tác lập luận phân tích
+Thao tác lập luận bình luận
Câu 2
Phân tích:
Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công
+Trải qua thất bại
+Biết rút ra bài học kinh nghiệm
Bác bỏ:
-Sợ thất bại nên không dám làm gì
-Bi quan chán nản khi gặp thất bại
-Không biết rút ra bài học
Câu 3
-Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
II. Củng cố
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau
 Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11chi viec in.doc