Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết 1 đến Tiết 6

Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết 1 đến Tiết 6

1. Kiến Thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được thể nào là một khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt. Từ đó hình dung được thế nào là một hình đa diện, khối đa diện, điểm trong và điểm ngoài của chúng.

- Biết được thế nào là hai đa diện bằng nhau.

- Hiểu được thế nào là cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

 2. Kỹ Năng:

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các loại khối đa diện, so sánh được khối đa diện bằng nhau.

- Biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện nhỏ hơn.

 3. Thái độ:

- Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.

- Có nhiều sáng tạo trong hình học.

- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.

 

doc 13 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tiết 1 đến Tiết 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHỐI ĐA DIỆN
 Tiết 1 - §1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN I- Mục tiêu: 
Giúp học sinh Ngày soạn:..........................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh:
Hiểu được thể nào là một khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt. Từ đó hình dung được thế nào là một hình đa diện, khối đa diện, điểm trong và điểm ngoài của chúng.
Biết được thế nào là hai đa diện bằng nhau.
Hiểu được thế nào là cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
 2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các loại khối đa diện, so sánh được khối đa diện bằng nhau.
Biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện nhỏ hơn.
 3. Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
.Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 11 như: Định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp 
III. Tiến trình bài học:
Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa hình lăng trụ, hình chóp ( Đã chuẩn bị ở nhà )
3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Khối lăng trụ và khối chóp
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
- Treo hình vẽ khối rubic và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời:
+ Hình dáng của khối rubic?
+ Khái niệm khối lập phương và từ đó suy ra khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt.
-Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình trụ hay hình chóp giới hạn nó.
- Treo hình vẽ khối lăng trụ và yêu cầu học sinh trả lời?
+ Tên của lăng trụ?
+ Đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của khối lăng trên?
Quan sát hình vẽ và trả lời:
+ Hình lập phương.
+ Khối lập phương là phần không gian được giới hạn bởi một hình lập phương , kể cả hình lập phương ấy.
+ Khối chóp là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp và kể cả hình chóp đó.
+ Khối lăng trụ 
+ Khối chóp cụt ...
- Học sinh ghi nhận kiến thức.
- Quan sát và trả lời:
+ Khối lăng trụ lục giác: ABCDEF.A’B’C’D’E’F’
+ Đỉnh của khối lăng trụ: A, B, 
+ Cạnh bên của khối lăng trụ: AA’, BB’, 
+ Cạnh đáy: AB, CD, A’B’, 
+ Mặt bên: ABB’A’, 
+ Mặt đáy: ABCDEF,
- Ghi nhớ: 
+ Đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy,  của một hình lăng trụ(hình chóp) là đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt đáy, của khối lăng trụ(khối chóp).
+ Điểm trong, điểm ngoài.
Tiết 1 - §1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN 
I. Khối lăng trụ và khối chóp.
 Hoạt động 2: Hình đa diện và khối đa diện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng - Trình chiếu
- Yêu cầu học sinh 2 học sinh lên bảng vẽ hình và kể tên các mặt của hình lăng trụ ABCDE.A’B’C’D’E’ và hình chóp S.ABCD?
- Sau khi hai học sinh trả lời xong giáo viên có định hướng sau:
+ Hình 1, 2 có bao nhiêu đa giác?
+ Trong hình 1 hai đa giác ABB’A’ và CDD’C’ có điểm chung, cạnh chung hay không.
+ Trong hình 2 tìm hai đa giác chỉ có 1 đỉnh chung, có một cạnh chung?
+ Tìm một cạnh của một đa giác là cạnh cung của 3 đa giác?
- Dẫn dắt học sinh phát biểu khái niệm hình đa diện.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện:
+ Nêu định nghĩa về khối đa diện?
+ Khái miệm về điểm ngoài, điểm trong, miền ngoài và miền trong.
+ Giải thích trong hình 1.8 tại sao hình dưới không phải là những khối đa diện?
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên ( theo hoạt động trong Sgk )
- Học sinh nhìn và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra: 
+ Hình 1 Có 7 đa giác, hình 2 có 6 đa giác.
+ Hai đa giác ABB’A’ và CDD’C’ không có đỉnh chung, điểm chung, cạnh chung.
+ Trong hình 2 hai đa giác: SAB và SCD có 1 đỉnh chung, 2 đa giác SAB và ABCDE có 1 cạnh chung là AB.
+ Không có cạnh của đa giác nào là cạnh chung của 3 đa giác.
- Cho học sinh phát biểu khái niệm hình đa diện và ghi nhận kiến thức.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II. Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện
Khái niệm về hình đa diện
Khái niệm về khối đa diện
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho phần học tiếp theo
- Ghi nhớ kiến thức và bài tập về nhà
 Tiết 2 - §1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN I- Mục tiêu: ( Tiếp )
Giúp học sinh Ngày soạn:..........................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh:
Hiểu được thể nào là một khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt. Từ đó hình dung được thế nào là một hình đa diện, khối đa diện, điểm trong và điểm ngoài của chúng.
Biết được thế nào là hai đa diện bằng nhau.
Hiểu được thế nào là cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
 2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các loại khối đa diện, so sánh được khối đa diện bằng nhau.
Biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện nhỏ hơn.
 3. Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 11 như: Định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp, các phép biến hình trong mặt phẳng
III. Tiến trình bài học:
Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa hình đa diện, khối đa diện
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1: Hai đa diện bằng nhau
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
- Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa phép biến hình , phép dời hình trong mặt phẳng.
- Nêu khái niệm phép biến hình , phép dời hình trong không gian.
- Giới thiệu một số phép dời hình trong không gian.
- Nêu định nghĩa hai hình bằng nhau.
- Giới thiệu ví dụ trong Sgk
- Yêu cầu học sinh thực hiên HĐ 4 trong Sgk
 Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Ghi nhận kiến thức mới
- Đọc định nghĩa trong Sgk
- Theo dõi ví dụ
- Thực hiên HĐ 4 trong Sgk
III. Hai đa diện bằng nhau
1. Phép dời hình trong không gian
a. Phép tịnh tiến
b. Phép đối xứng qua mặt phẳng
c. Phép đối xứng tâm O
d. Phép đối xứng qua đường thẳng 
2. Hai hình bằng nhau
*. Định nghĩa: ( Sgk )
Hoạt động 2: Phân chia và lắp ghép khối đa diện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
- Giới thiệu cho Hs cách phân chia và lắp ghép khối đa diện
- Giới thiệu ví dụ trong Sgk
- Ghi nhận kiến thức mới
- Theo dõi ví dụ trong Sgk
IV. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ cho giờ chữa bài tập.
- Ghi nhớ kiến thức và bài tập về nhà
Ghi chú: 
 Tiết 3 - . LUYỆN TẬPVỀ KHỐI ĐA DIỆN
- Mục tiêu: 
Giúp học sinh Ngày soạn:..........................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được
khái niệm khối lăng trụ và khối chóp, khái niệm về hình đa diện và khối đa diện, hai đa diện bằng nhau, phân chia và lắp ghép các khối đa diện..
 2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết được các loại khối đa diện, so sánh được khối đa diện bằng nhau.
Biết cách phân chia một khối đa diện thành các khối đa diện nhỏ hơn.
Nhận biết một số tính chất về các khối đa diện.
 3. Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1-Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
2-Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 11 như: Định nghĩa hình lăng trụ và hình chóp, các phép biến hình trong mặt phẳng, chuẩn bị các bài tập được giao
III. Tiến trình bài học:
Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa hình đa diện, khối đa diện
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1: Chữa các bài tập trong Sgk
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Giáo viên phân tích : Gọi số mặt của đa diện là M. Vì mỗi mặt có 3 cạnh nên lẽ ra cạnh của nó là 3M. Vì mỗi cạnh là cạnh chung cho hai mặt nên số cạnh C của đa diện là C=3M/2 . Vì C là số nguyên nên 3M phải chia hết cho 2, mà 3 không chia hết cho 2 nên M phải chia hết cho 2 => M là số chẳn.
Ví dụ : như hình vẽ bên
Giáo viên phân tích : Gọi Đ là số đỉnh của đa diện và mỗi đỉnh của nó là một số lẻ (2n+1) mặt thì số mặt của nó là (2n+1)Đ.
Vì mỗi cạnh chung cho hai mặt, nên số cạnh của đa diện là C =(2n+1)Đ/2
Vì C là số nguyên nên (2n+1)Đ phải chia hết cho 2, mà (2n+1) lẻ không chia hết cho 2 nên Đ phải chia hết cho 2 => Đ là số 
HS theo dõi và làm bài tập
HS theo dõi và làm bài tập
Luyện tập
Bài 1: Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là các tam giác thì tổng số mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ
Bài 2: Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó phải là một số chẳn
Bài 3: Chia khối lập phương thành 5 khối tứ diện
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài học tiếp theo
- Ghi nhớ kiến thức đã thực hiện trong giờ
Ghi chú: 
 Tiết 4 - §2. KHỐI ĐA DIỆN LỒI 
VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
 I- Mục tiêu: 
 Giúp học sinh Ngày soạn:..........................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được:
Khái niệm về khối đa diệnlồi và khối đa diện đều, nhận biết năm loại khối đa diện đều.
 2. Kỹ Năng:
Nhận biết được khối đa diện lồi và khối đa diện đều, biết cách nhận biết năm loại khối đa diện đều, chứng minh được một số tính chất của khối đa diện đều.
 3. Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1-Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
2-Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 11 
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa hình đa diện, khối đa diện
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1: Khối đa diện lồi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng - Trình chiếu
Gv giới thiệu với Hs nội dung định nghĩa sau:
Hoạt động 1: Em hãy tìm ví dụ về khối đa diện lồi và khối đa diện không lồi trong thực tế.
Hs theo dõi và ghi chép
HS suy nghĩ cho ví dụ
HS theo dõi và ghi chép
Tiết 4 - §2. KKHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
I. Khối đa diện lồi
“Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi”
 Ví dụ: các khối lăng trụ tam giác, khối chóp, khối tứ diện, khối hộp, khối lập phương là các khối đa diện lồi.
 Người ta chứng minh được rằng một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đói với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó. (H1.18, SGK, trang 15)
	Hoạt động 2: Khối đa diện đều
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng - Trình chiếu
Gv giới thiệu với Hs nội dung định nghĩa khối đa diện đều.
- Giới thiệu định lí
- Yêu cầu hs thực hiệ hoạt động 2 trong Sgk
- Nêu và yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 3 trong Sgk
- Theo dõi định nghĩa và ghi nhớ kiến thức mới.
- Theo dõi định lý.
- Thực hiện hoạt động 2
Thực hiện hoạt động 3 trong Sgk.
II. Khối đa diện đều
*.ĐN: (Sgk-15)
*. Định lý: (Sgk-16)
Ví dụ:
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ để giờ sau chữa bài tập
- Ghi nhớ kiến thức đã thực hiện trong giờ.
- Ghi nhớ nhiệm vu được giao.
Ghi chú: 
 Tiết 5 - . LUYỆN TẬP VỀ KHỐI ĐA DIỆN LỒI, KHỐI
ĐA DIỆN ĐỀU
I- Mục tiêu: 
 Giúp học sinh Ngày soạn:.......................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được:
Khái niệm về khối đa diệnlồi và khối đa diện đều, nhận biết năm loại khối đa diện đều.
 2. Kỹ Năng:
Nhận biết được khối đa diện lồi và khối đa diện đều, biết cách nhận biết năm loại khối đa diện đều, chứng minh được một số tính chất của khối đa diện đều.
Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1-Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
2-Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 11 
III. Tiến trình bài học:
Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa hình đa diện, khối đa diện
Bài mới: 
	Hoạt động 1: Chữa các bài tập trong Sgk
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1 đã chuẩn bị ở nhà
-GV yêu cầu HS lên vẽ hình và gợi mở cho HS làm bài 
 độ dài các cạnh của hình bát diện đều?
Diện tích mỗi mặt của (H) bằng?
diện tích mỗi mặt của (H’) bằng
=> STP(H) = ?
 STP(H’) = ?
- Gợi ý cho học sinh thực hiện giải các bài tập.
Thực hiện bài 1
- Thực hiện theo gợi ý của giáo viên.
- Thực hiện giải bài theo hướng dẫn.
Luyện tập
Bài 1:
Bài 2: Đặt a là độ dài cạnh của hình lập phương (H), khi đó độ dài các cạnh của hình bát diện đều là . Diện tích mỗi mặt của (H) bằng a2; diện tích mỗi mặt của (H’) bằng 
Diện tích toàn phần của (H) là : 6a2
Diện tích toàn phần của (H’) là : 
Vậy tỉ số diện tích toàn phần của (H) và (H’) là 
Bài 3: Gọi (H) là tứ diện đều cạnh a. Tâm các mặt của (H) tạo thành một tứ diện (H’) có sáu cạnh đều bằng . Do đó (H’) là tứ diện đều
Bài 4: Sgk
Ta có AE =EF, CA=CF, BA=BF, DA=DF
=>bốn điểm B,C,D,E cùng thuộc mặt phẳng trung trực của AF
 Trong mặt phẳng đó BE = ED = DC =CB => BEDC là hình thoi nên hai đường chéo BD, EC giao nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Tương tự ta có À và BD cùng giao nhau tại O
Mà tứ giác ABCD là hình thoi => AF vuông góc BD
Tương tự ta chứng minh được AF vuông góc với EC và BD vuông góc EC
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức nhận được sau các bài tập và chuẩn bị cho bài học mới.
- Ghi nhớ kiến thức đã thực hiện trong giờ.
- Ghi nhớ nhiệm vu được giao.
Ghi chú: 
 Tiết 6 - §3. KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA
 KHỐI ĐA DIỆN
 I- Mục tiêu: 
 Giúp học sinh Ngày soạn:..........................
1. Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được:
 Khái niệm về thể tích của khối đa diện, thể tích của khối hộp chữ nhật, thể tích của khối lăng trụ, thể tích của khối chóp..
 2. Kỹ Năng:
HS biết cách tính thể tích của khối đa diện, thể tích của khối hộp chữ nhật, thể tích của khối lăng trụ, thể tích của khối chóp. 
3. Thái độ:
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế.
Có nhiều sáng tạo trong hình học.
Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1-Chuẩn bị của thầy:
a. Phương tiện dạy học: Giáo án, phấn màu, bảng phụ có ghi các hoạt động.
b. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen với hoạt động nhóm. 
2-Chuẩn bị của trò: Đọc bài, soạn bài, liên hệ các kiến thức đã học .
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn đ ịnh t ổ ch ức l ớp:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
HS vắng có phép
HS vắng không phép
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Hs phát biểu định nghĩa khối đa diện.
	Hoạt động 1: Khái niệm về thể tích khối đa diện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
 Gv giới thiệu với Hs nội dung khái niệm thể tích sau:
Gv giới thiệu với Hs vd (SGK, trang 21, 22) để Hs hiểu rõ khái niệm thể tích vừa nêu.
 Hoạt động 1:
 Dựa vào h 1. 25 em hãy cho biết có thể chia khối (H1) thành bao nhiêu khối lập phương bằng (H0).
 Hoạt động 2:
 Dựa vào h 1. 25 em hãy cho biết có thể chia khối (H1) thành bao nhiêu khối lập phương bằng (H1). 
 Hoạt động 3:
 Dựa vào h 1. 25 em hãy cho biết có thể chia khối (H1) thành bao nhiêu khối lập phương bằng (H2).
 Từ đó, ta có định lý sau:
Theo dõi nội dung khái niệm.
Thực hiện hoạt động trong Sgk
- Nhận xét về công thức tinh thể tích của khối hộp chữ nhật.
Tiết 6 - §3. KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN
I. Khái niệm về thể tích khối đa diện.
*. Khái niệm:
*. Định lý: Sgk
Hoạt động 2: Thể tích khối lăng trụ, thể tích khối chóp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Dẫn dắt từ phần trước rồi nêu định lý về thể tích của khối lăng trụ.
- Giới thiệu nội dung định lý tính thể tích của khối chóp
- Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 4 trong Sgk.
Ghi nhận kiến thức mới
- Ghi nhớ định lý và thực hiện hoạt động 4
II. Thể tích của khối lăng trụ
* Định lý: Thể tích của khối lăng trụ bằng tích của diện tích đáy và chiều cao. V = B.h
III. Thể tích của khối chóp
* Định Lý: Thể tích của khối chóp bằng tích của một phần ba diện tích đáy và chiều cao.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng – Trình chiếu
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh .
- Ghi nhớ kiến thức đã thực hiện trong giờ.
- Ghi nhớ nhiệm vu được giao.
Ghi chú: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án hình học.doc