Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 1: Phép quay

Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 1: Phép quay

Kiến thức:

o Hiểu được định nghĩa của phép quay, phải biết góc quay là góc lượng giác tức là có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

o Biết rằng phép quay là một phép dời hình.

o Hiểu được phép đối xứng tâm là một trường hợp đặc biệt của phép quay.

o Hiểu biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm I.

o Tâm đối xứng của một hình, hình có tâm đối xứng.

 

doc 2 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 1: Phép quay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1
PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG 
TCĐ1: PHÉP QUAY
Ngày dạy:
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được định nghĩa của phép quay, phải biết góc quay là góc lượng giác tức là có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Biết rằng phép quay là một phép dời hình.
Hiểu được phép đối xứng tâm là một trường hợp đặc biệt của phép quay.
Hiểu biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm I.
Tâm đối xứng của một hình, hình có tâm đối xứng.
Kĩ năng:
Biết dựng ảnh của những hình đơn giản qua một phép quay cho trước.
Dựng được ảnh của những hình đơn giản qua phép đối xứng tâm.
Xác định được biểu thức toạ độ của một điểm đối xứng với điểm đã cho qua gốc toạ độ.
Xác định được tâm đối xứng của một hình.
Thái độ:
Làm quen với phép quay và phép đối xứng tâm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, thước, compa.
Học sinh: học bài và xem bài ở nhà.
Phương pháp:
Đặt vấn đề gợi mở, giảng giải.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu định nghĩa phép quay tâm O góc quay ?
Câu 2: Nêu định nghĩa phép đối xứng tâm I, biểu thức toạ độ của ĐI?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài 1: Cho hai tam giác vuông cân OAB và OA’B’ có chung đỉnh O sao cho O nằm trên đoạn thẳng AB’ và nằm ngoài đoạn thẳng A’B (h.16). Gọi G, G’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác OAA’ và OBB’. Chứng minh GOG’ là tam giác vuông cân.
Học sinh lên bảng vẽ hình và chứng minh.
Ta cần xét phép quay nào.
Bài 2: Cho hai điểm B, C cố định trên đường tròn (O ; R) và một điểm A thay đổi trên đường tròn đó. Hãy dùng phép đối xứng tâm để chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ABC nằm trên một đường tròn cố định.
Bài 1:
Xét 
Vậy Q biến trọng tâm G của tam giác OAA’ thành trọng tâm G’ của tam giác OBB’.
Suy ra: OG = OG’
 Góc GOG’ bằng 900.
Vậy: GOG’ là tam giác vuông cân tại O.
Bài 2: vẽ đường kính AM của đường tròn.
Ta có: BH // MC (vì cùng vuông góc AC)
CH // MB (vì cùng vuông góc AB).
Nên: BHCM là hình bình hành.
Gọi I là trung điểm BC I cố định
 I là trung điểm MH.
Vậy phép đối xứng tâm I biến M thành H.
Khi A chạy trên (O) thì M chạy trên (O). Vậy H nằm trên (O’) là ảnh của (O) qua ĐI.
Củng cố và luyện tập:
	Nhắc lại định nghĩa phép quay và định nghĩa phép đối xứng tâm?
Hướng dẫn học sinh tự học:
Học bài .Xem bài “hai hình bằng nhau”
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTCHH11(3).doc