Giáo án Lớp 1 - Nguyễn Trọng Tấn

Giáo án Lớp 1 - Nguyễn Trọng Tấn

ĐẠO ĐỨC

BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

( tiết 1)

I. Mục tiêu:

 HS biết được:

 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học

 - Vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới và em sẽ được học nhiều điều mới

 Hs có thái độ:

 - Vui vẻ phấn khởi khi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp một

 - Biết yêu qúy bạn bè, thầy cô giáo và trường lớp

II. Chuẩn bị:

 - VBT đạo đức

 - Bài hát “Đi tới trường”

 

doc 896 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Nguyễn Trọng Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần. Thứ.ngàytháng.năm
TIẾNG VIỆT
Tiết 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Tiết 2: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 HS biết được:
 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học
 - Vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới và em sẽ được học nhiều điều mới
 Hs có thái độ:
 - Vui vẻ phấn khởi khi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp một
 - Biết yêu qúy bạn bè, thầy cô giáo và trường lớp
II. Chuẩn bị:
 - VBT đạo đức
 - Bài hát “Đi tới trường” 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gv kiểm tra sự chuẩn bị VBT đạo đức của Hs
 - GV nhận xét, tuyên dương
 - GV nhận xét phần kiểm tra
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu tên bài(Em là học sinh lớp một), ghi bảng
 - Cho HS đọc tựa bài 
 b. Hoạt động 1: “ Vòng tròn giới thiệu tên”
 - Mục đích:
 Hs biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên của các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên
 - Cách chơi:
 Gv nêu cách chơi: Hs xếp thành vòng tròn từ 5 à7 bạn và điểm danh từ 1à7. sau đó bạn số 1 sẽ giới thiệu tên mình , bạn thứ 2 sẽ giới thiệu tên của bạn thứ nhất và tên của mình,.......
 Gv cho Hs tiến hành giới thiệu tên
 Gv quan sát, giúp đỡ Hs nếu Hs quên tên của bạn thì Gv có thể nhắc giúp Hs để Hs tiếp tục giới thệu tên
 - GV nhận xét, tuyên dương những Hs giới thiệu đúng hết tên của các bạn
 - Sau khi Hs chơi xong Gv đặt câu hỏi:
 + Trò chơi giúp em điều gì ?
 + Em có vui và tự hào khi giới thiệu tên bạn và khi nghe bạn giới thiệu tên mình không ?
 Gv nhận xét, kết luận: Mỗi người đều có một cái tên , trẻ em cũng có quyền có họ tên.
 c. Hoạt động 2: Giới thiệu sở thích của mình
 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi nói về sở thích của mình với bạn bên cạnh
 - GV quan sát, giúp đỡ Hs
 - Gọi một vài Hs lên trước lớp tự giới thiệu sở thích của mình 
 - GV nhận xét, tuyên dương 
 - Gv kết luận: Mỗi người đều có những điều mà mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống nhau và khác nhau, chúng ta cần phải tôn trọng sở thích riêng của người khác, bạn khác 
 c. Họat động 3:Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình
 Gv yêu cầu Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình theo gợi ý :
 + Em đã chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ?
 + Bố mẹ và những người thân đã chuẩn bị cho em như thế nào ?
 + Khi đã là Hs lớp một rồi em có vui không?
 + Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp một ?
 Hs thảo luận cặp đôi 
 Gọi Hs lần lượt trả lời
 Gv nhận xét, kết luận:
 + Vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới., em sẽ học được nhiều điều mới: biết đọc, biết viết, biết làm tóan
 + Được đi học là niềm vui và quyền lợi của các em
 + Em sẽ rất vui và tự hào khi mình đã là Hs lớp một
 + Em và các bạn phải cố gắng học tập để xứng đáng là Hs lớp một
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại tựa bài
 - Gv nhận xét, liên hệ giáo dục Hs
5. Nhận xét dặn dò:
 -Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo
 -Nhận xét tiết học
-Hát vui
Hs làm theo yêu cầu của giáo viên
Hs lắng nghe
- HS lắng nghe
- Hs đọc tựa bài
-Cả lớp lắng nghe
- Hs lần lượt chơi
+Giúp em biết được tên của các bạn
+ Em rất tự hào khi giới thiệu tên bạn và khi nghe bạn giới thiệu tên mình
Hs lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trình bày trước lớp
- Hs lắng nghe
+ Em thức dậy thật sớm,.
+ Bố mẹ mua sách vở, quần áo mới cho em
+ Em rất vui
+ Em sẽ học thật giỏi
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Thứ......., ngày.thángnăm
 TOÁN
 BÀI 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A. Mục tiêu :
 Giúp Hs :
 - Nhận biết những công việc thường phải làm trong các tiết học toán 1
 - Bước đầu biết những yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1
B. Chuẩn bị :
 - SGK toán 1
 - Bộ đồ dùng học toán 1
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
I. Ổn định:
II. KTBC:
 Gv kiểm tra sự trang bị SGK, bộ đồ dùng toán 1 của Hs
 Gv nhận xét, khen ngợi những Hs chuẩn bị tốt, nhắc nhở những Hs chuẩn bị chưa tốt thì về cố gắng trang bị thêm.
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài( Tiết học đầu tiên), ghi bảng
 Hs đọc tựa bài
 2. Hướng dẫn bài mới:
 a. Hướng dẫn Hs sử dụng SGK toán 1:
 Gv đưa cho Hs xem và giới thiệu quyển SGK toán 1
 Gv yêu cầu Hs lấy SGK toán 1 ra sau đó Gv hướng dẫn Hs mở sách đến trang có bài “Tiết học đầu tiên”
 Gv giới thiệu ngắn gọn về sách:
 + Từ bìa đến bài “Tiết học đầu tiên”
 + Sau bài “Tiết học đầu tiên” thì mỗi tiết học có một phiếu,mỗi phiếu gồm hai phần:bài học và bài tập. Tên bài được đặt ở đầu trang
 Gv cho Hs thực hành gấp và mở sách( lưu ý Hs khi gấp , mở phải nhẹ nhàng để sách không bị rách) 
 Hướng dẫn Hs cách giữ gìn sách: khi gấp , mở phải nhẹ nhàng để sách không bị rách, không viết, vẽ bẩn lên sách,.
 b. Hướng dẫn Hs làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1:
 - Gv hướng dẫn Hs quan sát từng tranh ở trang 4, 5 và trả lời các câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì?
 + Trong tiết học các bạn đã sử dụng những dụng cụ nào?
 - Gọi Hs trình bày
 - Gv nhận xét, chốt ý: Trong giờ học toán có lúc các em sẽ làm việc với que tính, thước đo,.có lúc phải làm việc theo nhóm, có lúc làm việc cả lớp,. Tuy nhiên việc tự học là quan trọng vì vậy các em phải tự học, tự làm.
 c. Gv giới thiệu với Hs các yêu cầu cần đạt sau khi học toán:
 Gv nêu sau khi học toán các em cần biết :
 + Đếm(1,2,3,4) đọc(một, hai,.) viết số (1,2,3,) so sánh hai số (2>1)
 + Làm tính +, - (1+1;3-2)
 + Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính và giải 
 + Biết giải các bài toán
 + Biết đo độ dài , biết được hôm nay là thứ mấy,..
 Đặt biệt các em sẽ biết cách học tập, làm việc, suy nghĩ một cách thông minh, biết nêu suy nghĩ của mình bằng lời . Vì vậy muốn học toán giỏi các em phải đi học đều và làm bài đầy đủ,..
 d. Gv giới thiệu bộ đồ dùng toán 1 của Hs :
 + Gv yêu cầu Hs lấy bộ đồ dùng ( BĐD) toán 1 và mở ra
 + Gv lấy và giới thiệu tên gọi của từng món đồ dùng và công dụng của chúng
 + Gv lấy bất kì đồ vật nào trong BĐD và gọi Hs nêu tên gọi và công dụng của đồ vật đó
 + Gv nhận xét , tuyên dương
 + Gv hướng dẫn Hs cách mở, đậy và bảo quản bộ đồ dùng
 IV. Củng cố- dặn dò:
 - Gv hỏi lại tựa bài
 - Gv cho hs nêu lại tên và công dụng của một số đồ dùng trong BĐD toán 1
 - Gv nhận xét, tuyên dương
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn Hs về ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Hát vui
Hs lấy SGK và bộ đồ dùng toán 1 ra cho Gv kiểm tra
Hs lắng nghe
Hs đọc tựa bài
HS quan sát
Hs mở sách
Hs quan sát và lắng nghe
Hs thực hành gấp, mở sách
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
HS lấy BĐD
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs lắng nghe
TIẾNG VIỆT
ÔN CÁC NÉT CƠ BẢN
( T 1)
* Mục tiêu:
 - Học sinh đọc đúng các nét
 + Nét ngang :
 + Nét sổ : 
 + Nét xiên trái :
 + Nét xiên phải :
 + Nét móc xuôi :
 + Nét móc ngược:
 + Nét móc hai đầu:
 - Nhận ra và nêu đúng tên của các nét vừa ôn
 - Đọc và viết đúng các nét vừa ôn
 - Học sinh yêu thích ngôn ngữ tiếng việt, thấy được sự phong phú của các nét tạo nên các con chữ và chữ của tiếng việt
 ÔN CÁC NÉT CƠ BẢN
(T2)
* Mục tiêu:
 - Học sinh đọc đúng các nét
 + Nét cong hở phải :
 + Nét cong hở trái : 
 + Nét cong kín :
 + Nét khuyết trên :
 + Nét khuyết dưới :
 + Nét thắt :
 - Nhận ra và nêu đúng tên của các nét vừa ôn
 - Đọc và viết đúng chuẩn các nét vừa ôn
 - Học sinh yêu thích ngôn ngữ tiếng việt, thấy được sự phong phú của các nét tạo nên các con chữ và chữ của tiếng việt
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 1 : CƠ THỂ CHÚNG TA
A. Mục tiêu:
 HS biết:
 - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể
 - Biết một số cử động của đầu, cổ, mình , tay và chân
 - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có thể phát triển tốt
B. Chuẩn bị:
 Các tranh ảnh trong SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định: Hát vui
II. KTBC:
 GV kiểm tra SGK của HS
 GV nhận xét
III. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu tên bài ghi bảng
 HS đọc tựa bài
 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh
 - Mục tiêu:
 HS gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài cơ thể 
 - Cách tiến hành:
 + GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi quan sát các hình trang 4 SGK chỉ và nói ra các bộ phận của cơ thể 
 + GV quan sát giúp đỡ HS
 + Gọi HS trình bày trước lớp
 + GV chỉ bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và nêu tên
 + GV nhận xét, bổ sung
 3. Hoạt động 2: Quan sát tranh
 -Mục tiêu
 HS biết được các hoạt động của một số bộ phận của cơ thể, biết cơ thể của chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và tay chân
 - Cách tiến hành:
 + GV yêu cầu HS uan sát các hình ở trang 5 và nói xem các bạn trong từng tranh đang làm gì?
 + Qua các hoạt động của các bạn em hãy nói xem cơ thể của chúng ta gồm mấy phần?
 HS thảo luận
 GV quan sát giúp đỡ HS
 Gọi HS trình bày và làm lại thao tác giống các bạn trong hình
 GV nhận xét kết luận
 + Cơ thể của chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và tay chân
 + Chúng ta tích vực vận động. Vì vận động sẽ giúp cúng ta khỏe mạnh
 4. Hoạt động 3: “Tập thể dục”
 - Mục tiêu
 Gây hứng thú rèn luyện thân thể 
 - Cách tiến hành:
 GV cho HS hát thuộc lòng bài hát
 Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãimỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi
 GV làm mẫu từng động tác vừa làm vừa hát cho HS làm theo
 - Gọi 1 vài HS lên trước lớp thực hiện
 - GV cho cả lớp vừa hát vừa tập thể dục
 GV kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt phải tập thể dục hành ngày
IV. Củng cố – dặn dò:
 Gv hỏi lại tựa bài
 GV cho HS thi nói tên nhanh các bộ phận bên ngoài cơ thể 
 Gọi HS nêu xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Kể tên?
 GV nhận xét, tuyên dương
 GV liên hệ thực tế giáo dục HS
 Nhận xét tiết học
 Dặn HS về ôn lại bài và xem trước bài tiếp theo.
Hs hát vui
Hs làm theo yêu cầu của Gv
Hs lắng nghe
Hs đọc tựa bài
Hs quan sát và nêu: Đầu, mình, tay, chân,...
Hs trả lời
Hs: gồm ba phần: đầu, mình, tay và chân
Hs lắng nghe
Hs tập hát theo Gv
Hs làm theo Gv
Hs thực hiện
Hs lắng nghe
Hs trả lời
2Hs nêu
3Hs nêu
Hs lắng nghe
Thứ......., ngày.thángnăm
TOÁN
BÀI 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
A. Mục tiêu :
 Giúp Hs :
 - Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật
 - Biết sử dụng các từ”nhiều hơn”,”ít hơn” khi so sánh về số lượng
B. Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh trong SGK và một số bút, thước
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
I. Ổn định:
II. KTBC:
 Gv kiểm tra sự trang bị SGK, bộ đồ dùng toán 1 của Hs, thước, bút chì
 Gv nhận xét, khen ngợi những Hs chuẩn bị tốt, nhắc nhở những Hs chuẩn bị chưa tốt thì về cố gắng trang bị thêm.
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài( Nhiều hơn, ít hơn), ghi bảng
 Hs đọc tựa bài
 2. Hướng dẫn bài mới:
 a. Hướng dẫn Hs so sánh số lượng cốc và thìa:
 Gv đặt 5 cái cốc lên bàn và nói: Thầy có một số cốc
 Gv lấy tiếp 4 cái thìa và nói: Thầy có một số thìa
 Gv gọi 1 Hs lên đặt vào mỗi cốc một thìa
 Gv hỏi Hs: còn cốc nào không có thìa không? 
 Gv nhận xét: khi đặt vào mỗi cốc một thìa thì vẫn còn một cốc chưa có thìa ta nói: “số cốc nhiều hơn số thìa” và gọi 3 Hs nhắc lại.
 Gv: khi đặt vào mỗi cốc một thìa thì không còn thìa nào để đặt và ...  các con vật mà em biết
 II) Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa
 - Viết sẵn bài tập đọc lên bảng
III) Hoạt động - dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ:
 - Gv hỏi lại tựa bài
 - Gọi 3 hs đọc toàn bài Anh hùng biển cả và trả lời các câu hỏi:
 + Cá heo bơi giỏi như thế nào?
 + Người ta có thể dạy cá heo những việc gì ?
 - GV nhận xét, ghi điểm
 - Gv cho cả lớp đọc lại toàn bài
III) Dạy học bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài (Ò..ó..o) , ghi bảng 
 Gv cho Hs đọc tựa bài
 2) Hướng dẫn hs luyện đọc
 a) Gv đọc mẫu lần 1:
 Gv đọc mẫu toàn bài lần một 
 Hs lắng nghe
 b) Hướng dẫn hs luyện đọc
 - Luyện đọc tiếng, từ ngữ 
 Gv yêu cầu hs tìm xem từ nào khó đọc và nêu lên
 Gv viết các từ khó lên bảng
 Hs đọc các từ khó
 Hs phân tích tiếng, từ khó 
 Gv giải nghĩa các từ khó
 - Luyện đọc câu:
 Gv cho hs đọc lần lượt từng câu: 1Hs đọc một câu
 Quan sát, chỉnh sửa
 - Luyện đọc bài:
 Gv gọi nối tiếp nhau đọc toàn bài sau đó cả lớp đọc đồng thanh
 Gv quan sát, chỉnh sửa
 - Thi đọc trơn cả bài:
 Mỗi tổ cử 1 hs thi đọc
 Gv nhận xét, cho điểm
 3) Ôn các vần oăc, oăt:( Hs khá giỏi )
 a) Tìm tiếng trong bài có vần oăt:
 Gv cho hs tìm hiểu tiếng trong bài chứa vần oăt
 Hs đọc và phân tích tiếng có vần trên
 b) Nói câu chứa tiếng có vần oăc, oăt:
 Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
 Gv viết một số từ chứa vần oăt, oăc lên bảng
 + oăt:chỗ ngoặt, nhọn hoắt, thoăn thoắt, loắt choắt,.
 +oăc, hoặc, ngoắc tay, dấu ngoặc,..
 Gv cho Hs thảo luận dựa vào các từ trên bảng và đặt thành câu
 Gv gọi Hs trả lời
 Gv nhận xét, tuyên dương
 	 Tiết 2
 4) Tìm hiểu bài và luyện nói:
 a) Tìm hiểu bài, luyện đọc :
 Gv đọc mẫu toàn bài lần 2 rồi yêu cầu hs đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi:
 + Gà gáy vào lúc nào trong ngày?
 + Tiếng gà gáy làm muôn vật thay đổi như thế nào?
 Gv nhận xét, tuyên dương
 Gv cho Hs đọc toàn bài
b) Luyện nói:
 Gv yêu cầu Hs quan sát tranh phần luyện nói và trả lời các câu hỏi:
 + Tranh vẽ gì?
 + Nhà bạn nuôi con gì?
 + Nó có màu gì?
 + Nó có lợi ích gì?
 Gv gọi một vài Hs lên thực hành trước lớp
 Gv nhận xét, tuyên dương 
IV) Củng cố - dặn dò:
 Gv hỏi lại tựa bài
 Gv cho các tổ thi đọc lại toàn bài
V Nhận xét tiết học 
 Dặn hs về chép bài ra vở và chuẩn bị bài tiếp theo
- Hát vui
HS trả lời
Hs đọc
Hs lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc lại tựa bài 
Hs lắng nghe
Hs nêu: quả na, trứng cuốc, con trâu, uốn câu 
Hs đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS lắng nghe
Hs đọc trơn: cá nhân,
Hs đọc :cá nhân, tổ, lớp
- HS thi đọc
- HS: hoắt
Hs đọc
Hs thảo luận cặp đôi và đặt câu
HS lắng nghe
Hs đọc : 3 cá nhân
Hs trả lời
Hs đọc
Hs thực hành 
Hs trả lời
Hs đọc: cá nhân, lớp
Hs lắng nghe
 Thứtư...., ngày12.tháng5năm2010
Toán
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu :
 Giúp hs củng cố về:
 - Đọc, viết đúng số dưới mỗi vạch của tia số
 - Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
 - Đọc giờ đúng trên đồng hồ
 - Giải tóan có lời văn
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
I. Ổn định:
II. KTBC:
 GV hỏi lại tựa bài 
 Gv gọi Hs lên bảng làm bài tập: 
 10 – 2 = 58 + 0 = 68 – 3 =
 Gv kết hợp cho Hs làm vào bảng con
 Gv nhận xét, ghi điểm
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài: “Luyện tập chung”,ghi bảng
 Hs đọc tựa bài
 2. Hướng dẫn hs làm bài tập
 Bài 1:
 Gọi hs nêu yêu cầu bài tập
 Gv nhắc Hs mỗi vạch chỉ được viết một số
 Gv cho Hs làm bài và chữa bài
 Gv nhận xét, tuyên dương 
 Bài 2:
 Gọi hs nêu yêu cầu bài tập 
 Gv cho Hs làm bài và chữa bài
 Gv nhận xét, sửa chữa
 Bài 3: 
 Gọi hs nêu yêu cầu bài tập
 Hs làm bài và chữa bài
 Gv nhận xét, sửa chữa
 Bài 4: 
 Gọi Hs đọc đề toán
 Gv viết đề lên bảng và hướng dẫn hs cách giải
 Hs làm bài và chữa bài
 Gv nhận xét, sửa chữa	
Bài 5:
 Gọi hs nêu yêu cầu bài tập
 Hs làm bài và chữa bài
 Gv nhận xét, sửa chữa.
IV. Củng cố - dặn dò
 Gv hỏi lại tựa bài
 Gv cho hs làm vào bảng con
 31 65 16
+ - +
 15 43 70
 Gv nhận xét, sửa chữa 
V Nhận xét tiết học
 Dặn hs về ôn bài
Hát vui
Hs trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Hs đọc
Hs nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài và chữa bài
Hs lắng nghe
Hs nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài và chữa bài
Hs lắng nghe
Hs nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài và chữa bài
Hs lắng nghe
Hs nêu yêu cầu bài tập
Hs làm bài và chữa bài
Hs lắng nghe
Hs đọc
Hs làm bài
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Hs làm
Hs lắng nghe
Thứnăm...., ngày13.tháng5năm2010
Chính tả
Bài 22: ÒÓO
(Nghe-viết)
A. Mục tiêu
	- Hs nghe và viết lại đúng và đẹp 13 dòng thơ đầu của bài ÓóO
	- Điền đúng vần oăt hay oăc, chữ ng hay ngh
	- Viết đúng cự ly, tốc độ, các chữ đều và đẹp 
B. Chuẩn bị
 	- Bảng chép sẵn 10 dòng thơ lên bảng và 2 bài tập
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định:
II. KTBC:
 - Gv hỏi lại tựa bài
 - Gv gọi 3 Hs lên bảng viết:bờ biển, phi công, cứu sống
 - Gv kết hợp cho Hs viết vào bảng con theo tổ
 - Nhận xét, ghi điểm
 - Nhận xét phần KTBC 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 - Gv giới thiệu tên bài (ÒóO), ghi bảng 
 - Cho Hs đọc tựa bài
2. Hướng dẫn Hs tập chép: 
 - Gv yêu cầu Hs nhìn bảng đọc đoạn thơ cần chép 
 - Gv đọc mẫu lần 1
 - Gv yêu cầu Hs tìm từ khó viết trong đoạn thơ vừa đọc
 - Gọi Hs đọc và phân tích tiếng, từ khó
 - Gv quan sát sửa chữa
 - Gv đọc từng từ khó cho Hs viết vào bảng con 
 - Gv quan sát sửa chữa
 - Gv đọc lại đoạn thơ cần chép lần 2
 - Gv hướng dẫn Hs cách trình bày bài viết: (đề thứ, kẻ lỗi, viết tựa bài, chữ đầu đoạn lùi vào1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa, 
 - Gv đọc cho Hs viết bài vào vở ( một lần đọc 1 dòng, đọc 3 lần)
 - Gv quan sát uốn nắn Hs
 - Sau khi Hs viết xong Gv cho Hs đổi vở để soát lỗi. Gv đọc chậm, đánh vần những từ khó cho Hs soát vở (nhắc Hs nên trung thực khi soát lỗi)
 - Gv tổng kết lỗi (mỗi Hs bạn nào sai 1, 2, 3,  lỗi giơ tay lên
 - Gv thu 7 à 8 rồi chấm
3. Hướng dẫn Hs làm bài tập:
 Bài 2: Điền vần oăt hay oăc:
 - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - Tranh vẽ cảnh gì? 
 - Gọi 2 Hs làm bài bằng cách nêu miệng
 - Gọi 2 Hs lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập
 - Gv nhận xét sửa chữa.
 Bài 3: Điền ng hay ngh:
 - Gv tiến hành tương tự bài 2
 - Sau khi Hs làm xong Gv giúp Hs nhận biết quy tắc điền chữ ngh trước những âm: e, ê, i còn lại điền âm ng.
 - Gv thu VBT và chấm một số vở .
IV. Củng cố - dặn dò:
 - Gv hỏi lại tựa bài
 - Nhận xét bài chấm và cho Hs viết các từ sai phổ biến vào bảng con nếu có
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn Hs về viết những lỗi sai ra vở (nếu có) mỗi lỗi một dòng , ôn lại quy tắt chính tả và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát vui
- Hs trả lời
- Hs viết
- Hs lắng nghe
- Hs đọc tựa bài
-2 cá nhân, lớp đồng thanh
- Hs tìm: quả na, nhọn hoắt, buồng chuối, trứng cuốc
- Hs đọc và phân tích từ khó
- Hs viết vào bảng con
- Hs quan sát
- Hs viết vào vở
- Hs soát lỗi
- Hs lắng nghe
- Hs nộp bài
-1 Hs đọc
- Hs trả lời: + Cảnh đêm khuya khoắt
 + Chọn quả bóng hoặc máy bay
-Hs lên bảng chữa bài
- Hs lắng nghe
 Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
 Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rới rất mỏng như là rơi nghiêng
- Hs theo dõi
- Hs nộp vở
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
Thứnăm...., ngày13.tháng5năm2010
Kể chuyện
ÔN TẬP BÀI LUYỆN TẬP 1 HOẶC 2
Thủ công
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
A. Mục tiêu:
 - Hs thấy được cái đẹp của những sản phẩm mà mình làm ra
 - Biết cách trình bày, sắp xếp các sản phẩm của mình thành một bài hoàn chỉnh 
B. Chuẩn bị:
 Gv: Một số mẫu cắt dán đã học 
 HS: Mỗi hs chuẩn bị một tờ giấy A4, một số mẫu cắt dán đã học 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định: hát vui
II. Kiểm tra bài cũ:
 Gv hỏi lại tựa bài
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs 
 Nhận xét
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài (Trưng bày sản phẩm thực hành của hs ) ghi bảng
 Hs đọc tựa bài
 2. Hướng dẫn hs trưng bày
 Gv nêu yêu cầu hs lấy các mẫu cắt đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, ngôi nhà, ) và dán vào giấy A4 theo thứ tự thích hợp 
 Hs thực hành
 Gv quan sát, giúp đỡ hs 
 Gv cho hs đem bài của mình lên bảng
 3. Nhận xét sản phẩm 
 Gv nhận xét từng bài (các đường cắt thẳng, dán phẳng cân đối, bài dán sạch sẽ, )
 Gv tuyên dương những hs có sản phẩm đẹp
IV. Củng cố, dặn dò:
 Gv hỏi lại tựa bài
 Nhận xét tiết học: thái độ học tập, vệ sinh, 
 Dặn hs về nhà ôn lại các cách cắt những phần mà mình đã học 
Hát vui
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs đọc tựa bài
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs lắng nghe
 Thứsáu...., ngày14.tháng5năm2010
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Thứsáu...., ngày14.tháng5năm2010
Tập đọc
Bài 
GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT
I) Mục tiêu:
 - HS đọc đúng, nhanh được cả bài : Gửi lời chào lớp Một
 - Biết cách đọc các câu thơ chữ
 - Ngắt nghỉ đúng chỗ
 - Hiểu được nội dung trong bài
 - Chép được bài chính tả và làm hai bài tập
 II) Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa
 - Viết sẵn bài tập đọc lên bảng
III) Hoạt động - dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra
III) Dạy học bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
 Gv giới thiệu tên bài (Gửi lời chào lớp Một) , ghi bảng 
 Gv cho Hs đọc tựa bài
 2) Hướng dẫn hs luyện đọc
 a) Gv đọc mẫu lần 1:
 Gv đọc mẫu toàn bài lần một 
 Hs lắng nghe
 b) Hướng dẫn hs luyện đọc
 - Luyện đọc bài:
 Gv chia bài thành 2 đoạn, mỗi đoạn ứng với 2 khổ thơ
 Gv gọi Hs nối tiếp dọc hai đoạn 
 Gv gọi nối tiếp nhau đọc toàn bài sau đó cả lớp đọc đồng thanh
 Gv quan sát, chỉnh sửa
 - Thi đọc trơn cả bài:
 Mỗi tổ cử 1 hs thi đọc
 Gv nhận xét, cho điểm
 c) Tìm hiểu bài, luyện đọc :
 Gv đọc mẫu toàn bài lần 2 rồi yêu cầu hs đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi:
 + Chia tay lớp Một bạn nhỏ chào ai và chào những đồ vật nào trong lớp?
 + Xa cô giáo bạn nhỏ hứa điều gì?
 Gv nhận xét, tuyên dương
 Gv cho Hs đọc toàn bài
 	 Tiết 2
 4)Chép bài: Quyển sách mới :
 a) Gv viết sẵn bài lên bảng
 Gv cho Hs đọc sơ cả bà Quyển sách mới
 Gv cho Hs chép bài vào vở
 Gv quan sát, nhắc Hs ngồi đúng tư thế
 c)Gv thu bài và chấm
 Gv yêu cầu Hs nộp vở
 Gv chấm bài và nhận xét
 b) Hs làm bài tập
 2.Tìm tiếng trong bài có vần anh hay ach
 Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài tập
 Gọi Hs trả lời
 Gv nhận xét, tuyên dương 
 3. Điền vần anh hay ach:
 Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài tập
 Gọi Hs trả lời
 Gv nhận xét, tuyên dương 
IV) Củng cố - dặn dò:
 Gv hỏi lại tựa bài
 Gv cho các tổ thi đọc lại toàn bài
 V Nhận xét tiết học 
 Dặn hs về chép bài ra vở 
- Hát vui
- HS lắng nghe
- HS đọc lại tựa bài 
Hs lắng nghe
Hs đọc trơn: cá nhân,
 Hs đọc :cá nhân, tổ, lớp
- HS thi đọc
Hs đọc và trả lời
HS lắng nghe
Hs đọc : 3 cá nhân
Hs trả lời
Hs nộp vở
Hs đọc
Hs :+ anh: Khánh, tranh, ảnh
 + ach: sách
Hs đọc
Hs điền
 Bà em kém mắt
 Mà đi rất nhanh
 Bà không nhìn sách
 Mà thuộc vanh vách
 Chuyện xửa chuyện xưa.
Hs trả lời
Hs đọc: cá nhân, lớp
Hs lắng nghe
Tập đọc
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docga.doc