- Tóm tắt được tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơne vơ 1954 về Đông Dương;
- Xác định được hai nhiệm vụ chiến lược và mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơne vơ 1954 về Đông Dương;
Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết số: 36 CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Bài 21 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) – Tiết 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Tóm tắt được tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơne vơ 1954 về Đông Dương; - Xác định được hai nhiệm vụ chiến lược và mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơne vơ 1954 về Đông Dương; 2. Về năng lực - Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Về phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu liên quan: phim đôi bờ giới tuyến 17; tiểu sử Ngô Đình Diệm, Ken-nơ-đi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở soạn, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Qua việc HS quan sát hình ảnh về Hội nghị Giơnevơ, HS nhớ lại ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam lại phải đối diện với một tình thế mới. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2. Phương thức: (hoạt động cá nhân, cả lớp) - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV + Đây là sự kiện gì? Nội dung của sự kiện đó? + Hoàn cảnh mới ở nước ta sau năm 1954 là gì? - HS quan sát cá nhân, trả lời * Gợi ý sản phẩm: 1. Đây là Hội nghị Giơ ne vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 2. Hoàn cảnh mới của nước ta sau năm 1954 là đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Mỗi HS có câu trả lời ở mức độ khác nhau, GV sẽ dựa vào kết quả câu trả lời và dẫn dắt vào bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì và gian khổ đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ: một nước nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Nhưng sau đó Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, thực hiện đồng thời song song hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu cao nhất là thống nhất đất nước. Vậy tình hình và nhiệm vụ nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ như thế nào? Miền Bắc bước đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu tiết 1-bài 21. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. * Mục tiêu: HS trình bày được tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. * Phương thức: (hoạt động cá nhân, cả lớp) - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát một số hình ảnh và theo dõi SGK, trả lời các câu hỏi: Hình 1: Nhân dân Hà Nội mừng đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô Hình 2: Cách thức Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm Hình 3: Lược đồ hai miền Nam - Bắc Việt Nam từ năm1954 - Hãy cho biết thái độ của ta và Pháp trong việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ? - Âm mưu của Mĩ ở miền Nam là gì? - Em hãy rút ra đặc điểm tình hình nước ta sau HĐ Giơnevơ, nhiệm vụ cách mạng của từng miền? Vì sao nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền khác nhau nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau? * Gợi ý sản phẩm * Quá trình các bên thi hành Hiệp định : - Về phía ta: Nghiêm chỉnh thi hành những điều khoản của Hiệp định : + Ngày 10/10/1954, quân ta về tiếp quản Thủ đô. + Ngày 1/1/1955, Trung ương đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân về Thủ đô. - Về phía Pháp: + Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng). + Giữa tháng 5/1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi miền Nam khi chưa Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc. - Mĩ: Âm mưu thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng chia cắt Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. * Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ: - Đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau : + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. + Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. - Nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì mới: + Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. + Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. III. Miền Nam chống chế độ Mỹ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960). 1. Đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng(1954-1959) 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) * Mục tiêu: HS tóm tắt được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam. * Phương thức: (hoạt động cá nhân, nhóm) - GV giao nhiệm vụ cho HS: yêu cầu HS quan sát những hình ảnh sau và đọc SGK tr.163-164 để tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam. - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các nhóm để tìm hiểu (3 nhóm) - Học sinh hình thành nhóm, phân nhóm trưởng, thư kí trao đổi thực hiện theo yêu cầu. Cử đại diện trình bày - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: ►Nhóm 1:* Nguyên nhân: - Năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. ® Yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt để vượt qua thử thách. - Tháng 1/1959, Hội nghị Trung Ương lần 15 đã quyết định : + Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. + Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. ►Nhóm 2: * Diễn biến: - Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959), sau đó lan rộng toàn miền Nam trở thành phong trào Đồng Khởi. - Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã nổi dậy, sau đó cuộc nổi dậy mau chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre. - Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng lan nhanh khắp miền Nam. ►Nhóm 3 : * Kết quả: cuối 1960 ta làm chủ : 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn Tây Nguyên. * Ý nghĩa: - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Từ trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: giúp HS ôn tập, củng cố lại các kiến thức vừa đạt được trong phần hình thành kiến thức * Phương thức: (hoạt động cá nhân, nhóm) - GV vẽ sơ đồ tư duy với từ chìa khóa “Phong trào Đồng khởi”, “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)”, “kế hoạch 5 năm (1961-1965)” - GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: vẽ sơ đồ tư duy với từ chìa khóa “Phong trào Đồng khởi” + Nhóm 2: vẽ sơ đồ tư duy với từ chìa khóa “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)” + Nhóm 3: vẽ sơ đồ tư duy với từ chìa khóa “kế hoạch 5 năm (1961-1965)” * Dự kiến sản phẩm: Sản phẩm của ba nhóm HS. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trong bài học để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn: về phong trào Đồng Khởi tại Bến Tre * Phương thức: (hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS tìm hiểu những đoạn tư liệu về video, những hình ảnh về phong trào Đồng khởi tại Bến tre. - HS về nhà tự sưu tầm tư liệu * Gợi ý sản phẩm - Video, ảnh về phong trào Đồng khởi tại Bến Tre (nguồn tin cậy) Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết số: 37 CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Bài 21 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) – Tiết 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Tóm tắt được nét chính về quá trình đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. - Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đòng khởi. - Làm sáng tỏ được nội dung ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960). 2. Về năng lực - Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống. 3. Về phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU - Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 - Bản đồ “Phong trào đồng khởi” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Qua việc GV đặt câu hỏi phát vấn để kiểm tra nhận thức của HS về nhiệm vụ của cách mạng hai miền sau năm 1954. Tuy nhiên HS chưa có cái nhìn hệ thống về kết quả đạt được của cách mạng hai miền từ 1954 đến 1960. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2. Phương thức: (hoạt động cá nhân, cả lớp) - GV giao nhiệm vụ cho HS, đặt câu hỏi phát vấn: + Nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền sau năm 1954 là gì? + Một phong trào đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào nào? - HS bằng kiến thức của minh suy nghĩ trả lời * Gợi ý sản phẩm: - Sau năm 1954: miền Bắc tiến hành CM XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc CMDTDCND - Phong trào đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào Đồng khởi. Mỗi HS có câu trả lời ở mức độ khác nhau, GV sẽ dựa vào kết quả câu trả lời và dẫn dắt vào bài: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Miền Nam là thuộc địa kiểu mới của Mĩ, miền Bắc được giải phóng, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ-Diệm (1954-1960) như thế nào? Nhân dân miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965) đạt được những thành tựu gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu tiết 2-bài 21. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965) 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/ 1960) Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) * Mục tiêu: HS trình bày được hoàn cảnh và nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) * Phương thức: (hoạt động cá nhân, cả lớp) - GV giao nhiệm vụ cho HS: yêu cầu HS quan sát những hình ảnh sau và đọc SGK tr.165-166 để giải quyết những vấn ... cảnh lịch sử của nước ta sau Đại thắng Xuân năm 1975. - Nêu được diễn biến quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước - Nêu được diễn biến, nội dung cơ bản của kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (tháng 6, 7 - 1976). 4 Vận dụng: - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Đại thắng Xuân năm 1975. - Phân tích được ý nghĩa của kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (tháng 6, 7 - 1976). Bài 25: Xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986) Nhận biết: - Trình bày được kết quả chủ yếu của công cuộc bảo vệ biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. 2 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) Nhận biết: - Nêu được những thành tựu và những yếu kém của hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Nêu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc đề ra chủ trương đổi mới đất nước. - Nêu được những điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, chính trị. 2 Thông hiểu: - Xác định được những nội dung chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, chính trị. - Hiểu được yêu cầu tất yếu của việc đề ra chủ trương đổi mới đất nước. 2 Vận dụng: - Phân tích (được) sự đúng đắn trong nội dung đường lối đổi mới của Đảng. Vận dụng cao: - Rút ra được bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước. 3 Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay Thông hiểu: Hiểu được những nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay: - Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). - Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954). - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. - Công cuộc đổi mới đất nước (1986 - nay). 8 Tổng 16 12 1 1 Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức Tỉ lệ chung 70% 30% 3.ĐỀ KIỂM TRA Trường THPT Yên KhánhB ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Họ tên học sinh.................................................Mã số học sinh...................................... PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là A. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ-Diệm B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. D. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm. Câu 2. Thắng lợi quân sự nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ ? A. Bình Giã. B. Núi Thành. C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài. Câu 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là A. chính quyền Sài Gòn. B. Mĩ và đồng minh của Mĩ. C. đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Câu 4.Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào dưới đây? A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976). B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975). C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975). D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976). Câu 5. Thắng lợi nào dưới đây không góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. Vạn Tường. B. An Lão. C. Đồng Xoài. D. Ba Gia. Câu 6. Chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là A. hệ thống cố vấn Mĩ B.lực lượng quân đội tay sai C.Ấp chiến lược D. Ấp chiến lược và quân đội tay sai Câu 7. Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Cuộc tiến công chiến lược 1972. B. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Chiến thắng trong cuộc phản công chiến lược 1966 – 1967. Câu 8. Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì? A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. B. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Được 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Câu 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1978) nhân dân ta chống lại kẻ thù nào? A.Trung Quốc B. Pháp C.“ Khơ me đỏ” D. Mĩ. Câu 10. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối CM miền Nam. C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng. D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59. Câu 11. Mục đích chủ yếu nào của Mĩ khi cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm? A. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. B. Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho miền Nam. C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của ta. D. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ. Câu 12. Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực nào? A.Chính trị B.Kinh tế. C.Văn hóa. D.Xã hội. Câu 13. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. thành lập An Nam Cộng sản đảng. C. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 14. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Câu 15. Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri? A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại lần 2. B. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc lần 1. C. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968. D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc. Câu 16. Hướng tiến công chủ yếu của ta trong năm 1975 là A. Quảng Trị. B. Huế. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 17. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã A. quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. C. bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất, Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam. D. nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 18. Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn 1939 – 1945 là A. phát xít Nhật. B. đế quốc và phát xít. C. thực dân và phong kiến. D. phản động thuộc địa và tay sai. Câu 19. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn “ Khơ me đỏ” được một số nhà lãnh đạo quốc gia nào sau đây ủng hộ? A.Trung Quốc. C. Pháp. C.Mĩ. D. Nhật. Câu 20.Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước như thế nào? A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kĩ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp. B. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. C. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm. D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội. Câu 21. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là A. văn kiện của Đảng. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng. D. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 22.. Sự kiện nào dưới đây đã mở kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Thắng lợi trong phong trào 1930-1931. B. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936-1939. C. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Thắng lợi của khởi nghĩa từng phần (tháng 3giữa 8-1945). Câu 23. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được kết thúc bằng sự kiện nào? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 - 7 - 1954). D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 24. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 - 1954. Câu 25. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn là A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. C. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. Câu 26. Xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới? A. Kinh tế. B.Chính trị. C. Văn hóa. D.Xã hội. Câu 27. Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8? A. Tạm gác cách mạng ruộng đất. B. Kẻ thù của cách mạng là Pháp-Nhật. C. Nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giai cấp. D. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc. Câu 28. Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho A. cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. B. cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi. C. cuộc đấu tranh quân sự và ngoại giao của ta giành thắng lợi. D. miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 ( 1.0 điểm) Phân tích ý nghĩa phong trào Đông Khởi ( 1959 – 1960)? Câu 2 ( 1.0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954 – 1975)? 4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THPT Yên KhánhB ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 C 15 C 2 C 16 D 3 D 17 D 4 D 18 B 5 A 19 A 6 D 20 D 7 A 21 B 8 B 22 C 9 C 23 C `10 B 24 B 11 D 25 B 12 B 26 B 13 D 27 C 14 B 28 A PHẦN TỰ LUẬN ( 2 điểm) Câu 1.( 1.5điểm) Phân tích ý nghĩa phong trào Đông Khởi ( 1959 – 1960)? Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.... 0,25đ Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm....0,25đ Đánh dáu bước phát triển của cách mạng miền Nam....từ thế giữ gìn lực lượng, chuyển sang thế tiến công.....0,25đ 20/12/1960, mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời..... 0,75 đ Câu 2 ( 1.5 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954 – 1975)? Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.....0,75đ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm......0,25 đ Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh....0,25đ Sự phối hợp chiến của ba dân tộc Đông Dương...sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.....0,25đ
Tài liệu đính kèm: