GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Chủ đề 4
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH, QUỐC PHÒNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Hiểu được vai trò, vị trí xã hội của các nghề thuộc lĩnh vực An ninh , Quốc phòng.
2. Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về sự hi sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an từ đó biết ơn những người đã và đang làm việc trong các lực lượng vũ trang.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
III. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề.
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Chủ đề 4 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH, QUỐC PHÒNG I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Hiểu được vai trò, vị trí xã hội của các nghề thuộc lĩnh vực An ninh , Quốc phòng. 2. Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này. 3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về sự hi sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an từ đó biết ơn những người đã và đang làm việc trong các lực lượng vũ trang. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. III. Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề. 3. Tiến trình lên lớp. Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển của các nghề trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng? HS phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. Có thể mỗi HS trình bày một phần bằng nhận thức của mình. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. HS phát biểu hiểu biết của mình về Quốc phòng và An ninh và vai trò của hai lĩnh vực này. ( HS có thể được xem phim về một số ngành trong quân đội và trong công an) HS xem phim về một số hoạt động của lực luợng vũ trang. HS phát biểu về các ngành nghề trong quân đội và trong công an. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực Quốc phòng, An ninh. HS nêu đối tượng lao động. HS phát biểu về công cụ lao động. HS nêu điều kiện lao động. HS phát biểu về yêu cầu của những người muốn tham gia vào quốc phòng, an ninh và đối chiếu với bản thân có phù hợp không? Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề. Các cơ sở đào tạo nghề Hãy kể tên các trường thuộc an ninh quốc phòng. HS nêu tên các tên trường và có thể cho biết địa điểm nơi trường đóng. HS nêu các điều kiện tuyển sinh vào các trường trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. HS cho biết nơi làm việc. HS nhận định về triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 1. Em hãy cho biết những kiến thức của mình về sự phát triển của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên nhân dân ta có một kho tàng kinh nghiệm quí báu về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kinh nghiệm ấy là chiến tranh nhân dân. Nhân dân là một lực lượng chủ lực trong chiến đấu và giữ gìn an ninh cho đất nuớc đó là những người làm việc, cống hiến cả đời mình cho lực lượng vũ trang của đất nước. 2. Em hiểu Quốc phòng, An ninh là gì và vai trò vị trí của hai ngành này? - Quốc phòng là Bộ quản lí nhà nước của các ngành nghề thuộc lực lượng quân đội của một đất nước. Quân đội nhân dân là lực lượng vũ trang có nhiệm bảo vệ đất nước, chống lại những lực lượng xâm lược từ bên ngoài và cả lực lượng phản bội từ bên trong. Quân đội phối hợp với Công an giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân. - An ninh là lực lượng thuộc Bộ công an: là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chống lại những tội phạm chính trị, kinh tế, văn hoábảo đảm đời sống yên vui cho nhân dân. - Cả hai ngành này đều có đầy đủ các cơ quan phụ trách công tác giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế bảo vệ sức khoẻ, thể dục, thể thaoDo đó việc đào tạo nghề trong hai lĩnh vực này cũng hoàn toàn tương tự như ở ngoài dân sự.Tuy nhiên các nghề được đào tạo này lại phục vụ cho quân đội hoặc công an. Họ được bao cấp toàn bộ trong quá trình đào tạo, chịu sự phân công của cấp trên sau khi tốt nghiệp. 3. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của lĩnh vực quốc phòng và an ninh? Trong lĩnh vực Quốc phòng gồm các ngành liên quan đến đạn dược, phương tiện như ô tô, tàu chiến, máy bay, các thiết bị quân sự khác: xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, hoá học, máy móc cơ khí chế tạo đến các ngành phục vụ đời sống của cán bộ chiến sĩ như: may mặc, chăn nuôi, hậu cần, y tế, 4. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực Quốc phòng và An ninh ? - Đối tượng lao động: trấn áp những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của nhân dân. Về cụ thể từng nghề thì đối tượng lao động của họ cũng tương tự như các nghề tương ứng ngoài dân sự. - Công cụ lao động:Tương tự các nghề ngoài dân sự, nhưng nói một cách tổng quát thì đối tượng lao động chính của hai lĩnh vực này là các loại vũ khí, khí tài, máy móc thiết bị phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu như các loại súng đạn, bom, mìn. máy bay, tàu chiến, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, các thiết bị thông tin liên lạc, - Điều kiện lao động: Thường thay đổi vị trí đóng quân, làm việc nặng nhọc, làm việc trong khuôn khổ mệnh lệnh, kỉ luật cao, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải chịu gian khổ, hi sinh quên mình. -Nội dung lao động: Sẵn sàng tư thế chiến đấu để giữ vững an ninh của Tổ quốc, trật tự xã hội đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân. - Những yêu cầu đối với người lao động: + Có thể lực tốt về chiều cao cân nặng. + Dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến. + Không sợ hi sinh gian khổ. + Tinh thần cảnh giác cách mạng. + Trung thành tuyệt đối với cách mạng. + Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỉ luật quân sự. Những chống chỉ định y học: Không mắc các bệnh lao phổi, đau cột sống, bệnh ngoài da, thấp bé, có dị tật, 5. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo ? Hệ thống các trường ĐH, CĐ: - Học viện An ninh nhân dân. - Học viện cảnh sát nhân dân. - Đại học phòng cháy chữa cháy. Học viện kĩ thuật quân sự: - Học viện quân Y - Học viện Khoa học quân sự - Đại học biên phòng - Học viện Hậu cần - Học viện Phòng không- Không quân - Học viện chính trị Quân sự - Trường sĩ quan lục quân 1, 2 - Trường sĩ quan tăng, thiết giáp, đặc công, phòng hoá, Không quân, Công binh, Thông tin Hệ trung cấp chuyên nghiệp: - Trường trung học Quân y II - Trường trung học kĩ thuật xe máy - Trường trung học Công nghiệp quốc phòng - Trường trung học Kĩ thuật Hải quân - Trường trung học Cầu đường và dạy nghề - Trường trung học trong trường Cao đẳng kĩ thuật Vihem-Pich - Trường trung học trong học viện Quân y - .. 6. Điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh an ninh, quốc phòng? Hầu hết các trường trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đều tổ chức sơ tuyển, quá trình thi tuyển theo qui chế của Bộ GD và ĐT. Nơi làm việc và triển vọng của các nghề: - Nơi làm việc: Người lao động sẽ làm việc tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trong các trường của quân đội hoặc công an. - Triển vọng của nghề: An ninh quốc phòng là lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, hai lĩnh vực này đang được hiện đại hoá, mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng lực lượng an ninh, quốc phòng thông qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động trong lĩnh vực này. 4. Tổng kết đánh giá - Nhận xét, đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Mỗi học sinh lập một bản mô tả một nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng mà em biết hoặc của người thân. - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi, trang trí cho buổi giao lưu với nhữnh điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi.
Tài liệu đính kèm: