Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài 10: Amino axit - Lê Ngọc Nam

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài 10: Amino axit - Lê Ngọc Nam

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amino axit và một số kiến thức liên quan đến thực tế đời sống sau khi học sinh đã tự học ở nhà kiến thức bài amino axit.

 2. Kĩ năng:

 - HS viết được công thức cấu tạo các đồng phân của amino axit theo mạch cacbon và vị trí nhóm chức amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).

 - HS gọi tên được các amino axit thường gặp theo 4 hệ thống tên: Tên thay thế, tên bán hệ thống, tên thường và ký hiệu.

 - Viết các PTHH của phản ứng dưới dạng cụ thể và tổng quát để chứng minh tính chất hóa học của amino axit.

 - Giải được một số dạng bài tập thường gặp về amino axit.

 3. Thái độ:

 - Tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức

 - Vui vẻ hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao giữa các thành viên trong nhóm.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Tiếp tục củng cố năng lực tự học cho học sinh.

 - Phát triển năng lực hợp tác và hoạt động nhóm.

 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu soan giáo án (Word và bài trình chiếu Powerpoint)

- Soạn và photo các phiếu học tập.

- Loptop, bảng phụ, viết lông.

- Hệ thống câu hỏi cho bài dạy.

2. Chuẩn bị của học sinh :

- Xem video bài giảng và hoàn thành các bài tập đã giao về nhà.

- Tìm đọc thêm một số tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho bài học.

 

docx 7 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Bài 10: Amino axit - Lê Ngọc Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Giáo án thực nghiệm sư phạm.
Học viên thực hiện: Lê Ngọc Nam
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Dũng
Trường thực nghiệm: THPT Hòn Đất và THPT Nguyễn Trung Trực
Lớp thực nghiệm: 12A1 và l2A2
Tiết	PPCT: 18
Bài 10. AMINO AXIT 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amino axit và một số kiến thức liên quan đến thực tế đời sống sau khi học sinh đã tự học ở nhà kiến thức bài amino axit.
 2. Kĩ năng: 
 - HS viết được công thức cấu tạo các đồng phân của amino axit theo mạch cacbon và vị trí nhóm chức amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).
 - HS gọi tên được các amino axit thường gặp theo 4 hệ thống tên: Tên thay thế, tên bán hệ thống, tên thường và ký hiệu.
 - Viết các PTHH của phản ứng dưới dạng cụ thể và tổng quát để chứng minh tính chất hóa học của amino axit.
 - Giải được một số dạng bài tập thường gặp về amino axit.
 3. Thái độ:
 - Tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức
 - Vui vẻ hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao giữa các thành viên trong nhóm. 
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Tiếp tục củng cố năng lực tự học cho học sinh.
 - Phát triển năng lực hợp tác và hoạt động nhóm.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Nghiên cứu tài liệu soan giáo án (Word và bài trình chiếu Powerpoint)
- Soạn và photo các phiếu học tập.
- Loptop, bảng phụ, viết lông.
- Hệ thống câu hỏi cho bài dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem video bài giảng và hoàn thành các bài tập đã giao về nhà.
- Tìm đọc thêm một số tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Tổ chức trò chơi lồng ghép phần kiến thức của bài amino axit.
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào trong bài học.
 3. Bài mới : 
GV : Giới thiệu cho lớp về nội dung và phương pháp của tiết học.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM 2 PHẦN
Phần 1: NHÌN HÌNH ĐOÁN CHỮ (Tối đa 100 điểm)
Phần 2: ĐẤU TRƯỜNG 40 (100 điểm)
HS: Di chuyển chổ ngồi theo nhóm và tiến hành tiết học.
NỘI DUNG CHI TIẾT
Hoạt động 1:
Phần 1: NHÌN HÌNH ĐOÁN CHỮ (Tối đa 100 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: - Chia lớp thành 4 nhóm (Tổ) và yêu cầu các nhóm thảo luận và chọn người giỏi nhất của nhóm tham gia phần chơi.
- Phổ biến luật chơi: Phần 1 có 1 bức hình được che bởi 8 câu hỏi, mỗi nhóm cử đại diện sẽ lần lượt chọn câu hỏi và trả lời để phám phá bức hình. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ được 10 điểm, trả lời sai có quyền trợ giúp từ nhóm mình và nếu nhóm trả lời đúng sẽ được 5 điểm. 4 nhóm được phép trả lời hình từ khóa ở gợi ý đầu tiên được 80 điểm, gợi ý thứ 2 được 70, gợi ý thứ 3 được 60, gợi ý thứ 4 được 50, gợi ý thứ 5 được 40, gợi ý thứ 6 được 30, gợi ý thứ 7 được 20, gợi ý thứ 8 được 10. Nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời từ khóa. 
- Cử một thư kí để ghi chép nội dung bài làm vào giấy hoặc bảng phụ để trình bày và điểm đạt được sau mỗi phần chơi.
- Nhóm (Tổ) về nhất được cộng 10 điểm (cộng vào bài 15 phút/2), kèm theo phần thưởng 40 viên kẹo. 
HS: Thảo luận chọn người đại diện chơi, thư kí và cả nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu lần lượt nội dung từng phần chơi lên tivi hoặc bảng chiếu và yêu cầu học sinh tham gia chơi
HS: Tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: 	- Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
	- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi. 
HS: 	- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau mỗi phần thi
	- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV
Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 1.
GV: 	- Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 1.
HS	- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.
Nội dung câu hỏi của phần thứ nhất:
Câu 1: Hợp chất NH2–CH2 – COOH có tên gọi là:
	A. Valin.	B. Lysin. 	C. Alanin	D. Glyxin
Câu 2: Alanin có công thức là
	A. C6H5-NH2	B. CH3-CH(NH2)-COOH
	C. H2N-CH2-COOH	D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
	A. axit α-aminoglutaric	B. Axit α, -điaminocaproic
	C. Axit α-aminopropionic	D. Axit aminoaxetic.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
	A. Dung dịch alanin	B. Dung dịch glyxin	
	C. Dung dịch lysin	D. Dung dịch valin
Câu 5: Phát biểu không đúng là:
A. Trong dd H2N-CH2-COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (glixin)
Câu 6: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin X Y. Chất Y là chất nào sau đây:
A. CH3-CH(NH2)-COONa.	B. H2N-CH2-CH2-COOH. 
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH	 	D.CH3-CH(NH3Cl)COONa.
Câu 7: α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5)
A. H2NCH2COOH	B. H2NCH2CH2COOH	
C. CH3CH2CH(NH2)COOH	D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 8: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 
 	A. 0,50. 	B. 0,65. 	C. 0,70. 	 D. 0,55.
Hoạt động 2:
Phần 2: ĐẤU TRƯỜNG 40 (Tối đa 100 điểm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: 	- Phổ biến luật chơi: Phần 2 có 2 gói câu hỏi: Câu hỏi dễ và câu hỏi khó. Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong 2 gói câu hỏi trên và trả lời theo từng lượt. Tùy theo mức độ câu hỏi khó hay dễ mà phân công thành viên lựa chọn theo 4 đáp án A, B, C, D. để sao cho thành viên của nhóm mình còn lại là nhiều nhất. Mỗi học sinh còn lại tương ứng với 10 điểm. (Lưu ý: Đối với câu bài tập ngoài kết quả đúng cần phải có bài giải hợp lí) 
	- Yêu cầu thư kí ghi kết quả điểm thi của nhóm mình nộp lại cho GV.
	- Các nhóm tham gia chơi phải giữ bí mật kết quả của nhóm mình và giữ trật tự (nếu quá ồn sẽ bị trừ 10 điểm/ 1 lần nhắc nhở) 
HS: Thảo luận nhóm cùng tham gia chơi.
Bưới 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu nội dung các gói câu hỏi lên tivi hoặc bảng chiếu và yêu cầu học sinh tham gia chơi
HS: Cả nhóm thảo luận và cùng tham gia chơi.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá.
GV: 	- Tổ chức cho các nhóm chơi và ghi nhận kết quả của từng nhóm.
	- Hệ thống kiến thức của bài qua phần chơi. 
HS: 	- Tham gia chơi và cùng với giáo viên theo dõi kết quả của nhóm mình sau mỗi phần thi
	- Thư kí mỗi nhóm có nhiệm vụ ghi nhận lại kết quả và nộp lại cho GV
Bước 4: Nhận xét và tiểu kết phần 2.
GV: 	- Tổng hợp kết quả sau phần chơi, công bố điểm và kết quả phần chơi thứ 4.
HS	- Theo dõi và ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào vở bài tập.
GÓI CÂU HỎI DỄ:
Câu 1: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
	A. 2. 	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 2: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH, H2N CH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là.
 	A. 3. 	 	B. 4. 	 	C. 1. 	 	D. 2
Câu 3: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 40,6.	 B. 40,2. 	C. 48,6. 	D. 42,5
Câu 4: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là 
A. (H2N)2C3H5COOH. 	B. H2NC2C2H3(COOH)2.
C. H2NC3H6COOH.	 	D. H2NC3H5(COOH)2.
GÓI CÂU HỎI KHÓ:
Câu 1: (Mã đề 201 - THPT QG2017) Kết quả thí nghiệm của các dd X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Chuyển màu hồng
Y
Dd I2
Có màu xanh tím
Z
Dd AgNO3 trong NH3
Kết tủa Ag
T
Nước brom
Kết tủa trắng
Các dd X, Y, Z, T lần lượt là:
	A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.	B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
	C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.	D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
Câu 2. Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,43.	 B. 6,38.	 C. 10,45. 	 D. 8,09. 
Câu 3: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit Glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOHdư, thu được 20,532gam muối. Giá trị của mlà: 
A.13,8 B. 12,0 C.13,1 D.16,0
Câu 4: (Mã đề 202 - THPTQG 2017) Cho m gam hh X gồm axit glutamic và valin td với dd HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X td với dd NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các pư xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 39,60.	B. 32,25.	C. 26,40.	D. 33,75.
Hoạt động 3: Tổng kết, công bố điểm, xếp hạng và trao giải thưởng.
GV: 	- Tổng hợp kết quả sau 2 phần chơi, công bố điểm và kết quả toàn cuộc chơi.
HS	- Theo dõi và kiểm tra kết quả của nhóm mình.
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò:
GV: - Học sinh về xem video bài giảng peptit và protein và hoàn thành bài tập được giao.
HS: - Xem video và hoàn thành các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_12_bai_10_amino_axit_le_ngoc_nam.docx