Giáo án Hóa học 12 - Tiết 41, Bài 24: Thực hành Tính chất kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại - Năm học 2011-2012

Giáo án Hóa học 12 - Tiết 41, Bài 24: Thực hành Tính chất kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu bài học, tư liệu soạn giảng, chẩn bị của thầy và trò

1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

 So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.

 Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

 Zn phản ứng với :

a) dung dịch H2SO4 ;

b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.

b. Kĩ năng

 Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

 Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm

 Dãy điện hóa kim loại ;

 Điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện .

 Ăn mòn điện hóa học

c. Thái độ

Hs có thái độ học tập nghiêm túc, làm thí nghiệm cẩn thận, tích kiệm hóa chất.

2.Tư liệu soạn giảng

SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng hóa 12

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, dũa hoặc giấy giáp.

 b. Hoá chất: Kim loại: Al, Cu, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt);

Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 2230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tiết 41, Bài 24: Thực hành Tính chất kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/1/2012
Ngày giảng: 5/1/2012(12B)
Tiết 41 bài 24. Thực hành
TÍNH CHẤT KIM LOẠI, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI,
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học, tư liệu soạn giảng, chẩn bị của thầy và trò
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.
- Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
- Zn phản ứng với : 
a) dung dịch H2SO4 ; 
b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.
b. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Dãy điện hóa kim loại ; 
- Điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện .
- Ăn mòn điện hóa học 
c. Thái độ
Hs có thái độ học tập nghiêm túc, làm thí nghiệm cẩn thận, tích kiệm hóa chất.
2.Tư liệu soạn giảng
SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng hóa 12
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, dũa hoặc giấy giáp.
 b. Hoá chất: Kim loại: Al, Cu, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); 
Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4
II. Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. Nhắc nhở nội quy PTN, những lưu ý trước khi tiến hành các thí nghiệm hoá học.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Công việc đầu buổi thực hành
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết thực hành và một số điểm cần lưu ý trong buổi thực hành.
- GV có thể làm mẫu một số thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
Hoạt động 2:
- HS tiến hành các thí nghiệm như yêu cầu của SGK
- Yêu cầu hs quan sát hiện tượng va giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại 
Lấy 3 ON, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng, 3 mẫu kl có kích thức tương đương là Al, Cu và Fe vào 3 ON
+ bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ở ống nghiệm khi thả Fe . Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.
Hoạt động 3:
- HS tiến hành thí nghiệm như SGK.
- Lưu ý là đánh thật sạch gỉ sắt để phản ứng xảy ra nhanh và rõ hơn.
-Hs quan sát, ghi lại hiện tượng, giải thích, viết các PTPƯ
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại trong dung dịch.
Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu của chiếc đinh sắt và của dung dịch.
+ Trên đinh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu), dung dịch nhạt dần màu xanh (do Cu2+ phản ứng và nồng độ của nó giảm).
Hoạt động 4:
- HS tiến hành thí nghiệm như SGK.
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng. 
- HS quan sát, ghi lại hiện tượng phản ứng. giải thích, viết các phương trình hóa học
Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hoá
Rót vào 2 ON, mỗi ống khoảng 3 ml dd H2SO4 loãng và mỗi ống một mẫu kẽm.
- Nhỏ thêm CuSO4 vào 1 trong 2 ống. So sánh lượng khí thoát ra ở cả 2 ống
+ Lúc đầu ở các ống 1 và 2 bọt khí thoát ra đều nhau;
	+ Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn so với ống 1 (do Zn + Cu2+ ® Zn2+ + Cu ¯ bám lên Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 Þ pin Þ ăn mòn điện hóa học). 
Hoạt động 5: Công việc cuối buổi thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học, viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.
4.Dặn dò. 
hs về nhà xem trước bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
III. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docThực hành.doc