Giáo án Hóa học 12 - Bài 28: Kim loại tiêm - Bùi Thị Bích Ngọc

Giáo án Hóa học 12 - Bài 28: Kim loại tiêm - Bùi Thị Bích Ngọc

I.Vị trí và cấu tạo:

II.Tính chất vật lý:

III. Tính chất hóa học:

- Ở lớp 9 các em đã được học những tính chất hóa học của kim loại.Hãy cho biết kim loại kiềm có những tính chất hóa học nào?

- Gọi 3-4hs dự đoán tính chất hóa học của kim loại kiềm như:

+ Tác dụng với phi kim.

+ Tác dụng với axit.

+ Tác dụng với dung dịch muối.

+ Tác dụng với nước.

Hãy tiến hành kiểm tra những dự đoán trên có đúng không với kim loại kiềm Na.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Bài 28: Kim loại tiêm - Bùi Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Bùi Thị Bích Ngọc
Lớp : Sư phạm Hóa A- K30
Nhóm :4
Bài 28: KIM LOẠI KIÊM
	Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề sử dụng thí nghiệm hóa học trong bài dạy lên lớp ở trường phổ thông.Cụ thể là vấn đề tính chất hóa học của kim loại kiềm.Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp kiểm chứng để dạy mục III của bài 28: Kim loại kiềm nhằm kiểm chứng tính chất hóa học của kim loại kiềm.
	Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống như trong phản ứng hạt nhân,trong pháo hoa,. Vậy dựa vào những tính chất nào,và được điều chế ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
I.Vị trí và cấu tạo:
II.Tính chất vật lý:
III. Tính chất hóa học:
Ở lớp 9 các em đã được học những tính chất hóa học của kim loại.Hãy cho biết kim loại kiềm có những tính chất hóa học nào?
Gọi 3-4hs dự đoán tính chất hóa học của kim loại kiềm như:
+ Tác dụng với phi kim.
+ Tác dụng với axit.
+ Tác dụng với dung dịch muối.
+ Tác dụng với nước.
Hãy tiến hành kiểm tra những dự đoán trên có đúng không với kim loại kiềm Na.
 1. Tác dụng với phi kim
 - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ kim loại kiềm tác dụng với phi kim
 Hs lấy ví dụ như: Na tác dụng với Cl2 , Na tác dụng với O2,.
Khi cho Na tác dụng với O2 phản ứng xảy ra như thế nào? ( yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng, sản phẩm tạo thành và giải thích).Gv gọi 3-4 hs dự đoán.
Hs dự đoán như:
+ Na không tác dụng với O2.
+ Na cháy trong O2 tạo sản phẩm là Na2O.Vì theo tính chất chung của kim loại: Kim loại + O2 tạo ra ôxit kim loại.
Và để kiểm tra những giả thuyết này chúng ta sẽ cùng tiến hành thí nghiệm: Na tác dụng với O2.
Yêu cầu hs chọn dụng cụ,hóa chất.
Hs chọn dụng cụ , hóa chất:
+ Dụng cụ: muôi sắt,đèn cồn,giấy lọc.
+ Hóa chất: Na, khí O2 tinh khiết,khô.
Gv kiểm tra dụng cụ,hóa chất hs đã chọn.
Gv cho hs đề xuất cách tiến hành thí nghiệm.
Cách tiến hành thí nghiệm: Lấy một mẩu Na bằng hạt đậu đen,lau sạch dầu.Cho mẩu Na vào muôi sắt ,đun cho nóng chảy hoàn toàn thì đưa vào bình đựng O2. Quan sát hiện tượng
Gạn dung dịch sản phẩm ra 2 ống nghệm:
+ Ống 1: Cho 4-5 ml H2O vào hòa tan sản phẩm.Nhỏ 1-2 giọt phenolphtalein vào.Quan sát màu của dung dịch.
+ Ống 2: Nhỏ từ từ 1ml dd KMnO4 ,2-3 giọt dd H2SO4 loãng vào.
Gv gọi 1hs làm thí nghiệm, gv hướng dẫn hs tiến hành.Cả lớp quan sát thí nghiệm.
Yêu cầu hs nêu hiện tượng và giải thích.
Hiện tượng:
+ Muôi sắt có Na cháy trong bình O2 cho ngọn lửa màu vàng rực,có khói trắng.
+ Ống 1: dung dịch chuyển sang màu hồng do Na2O tan trong nước tạo dung dịch NaOH làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
+ Ống 2: dung dịch KMnO4 bị mất màu chứng tỏ có Na2O2 sinh ra.
Yêu cầu 1hs lên bảng viết và cân bằng phương trình phản ứng.Xác định sự thay đổi số oxh và vai trò của từng chất.
4Na + O2 → 2Na2O
2 Na + O2 → Na2+1O2-1
Na2O + H2O → 2 NaOH
Na2O2 + H2O → 2 NaOH + H2O2 5H2O2+2KMnO4+3H2SO4→2MnSO4+5O2+K2SO4+
 	8H2O
Gv nhận xét: do các kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 thấp và thế điện cực chuẩn E0 có giá trị rất âm.Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
Kết luận: Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.Các kim loại kiềm tác dụng với ôxi tạo ôxit hoặc peoxit.
I.Vị trí và cấu tạo:
II.Tính chất vật lý:
III. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với phi kim
- Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.
Ví dụ: 
4Na + O2 → 2Na2O
Na + Cl2 → NaCl2
2Na + O2 → Na2O2
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBùi thị Bích Ngọc.nhóm 4.doc