Giáo án Hình học12 chuẩn - Trường THPT Nà Chì

Giáo án Hình học12 chuẩn - Trường THPT Nà Chì

Chương I: KHỐI ĐA DIỆN

Tiết dạy: 01 Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.

 Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.

 Kĩ năng:

 Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.

 Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.

 Thái độ:

 Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.

 Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.

 Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.

 

doc 88 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học12 chuẩn - Trường THPT Nà Chì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
12A3
Chương I: KHỐI ĐA DIỆN
Tiết dạy:	01	 	Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. Hãy xác định các mặt, các đỉnh, các cạnh của hình hộp?
	Đ. 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối lăng trụ và khối chóp
H1. Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
H2. Nêu một số hình ảnh thực tế về hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
Đ1. Các nhóm thảo luận và phát biểu.
Đ2. 
– HLT: hộp bánh, 
– HC: kim tự tháp, 
– HCC: quả cân, 
I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP
· Khối lăng trụ (khối chóp, khối chóp cụt) là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) kể cả hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) ấy.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình đa diện và khối đa diện
· GV cho HS quan sát một số hình cụ thể và hướng dẫn rút ra nhận xét.
· GV cho HS nêu định nghĩa hình đa diện.
· GV giới thiệu một số hình và cho HS nhận xét hình nào là hình đa diện, không là hình đa diện.
· GV hướng dẫn HS nhận xét.
H1. Nêu một số vật thể thực tế là những khối đa diện?
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
· HS quan sát và trả lời.
– Hình đa diện:
– Không là hình đa diện:
Đ1. Viên kim cương, 
II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thoả mãn hai tính chất:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể: hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
2. Khái niệm về khối đa diện
· Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình đa diện tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
 Miền trong – Miền ngoài
· Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Hoạt động 3: Củng cố
Nhấn mạnh:
– Khái niệm hình đa diện, khối đa diện.
Câu hỏi: Cho VD về khối đa diện, không là khối đa diện?
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2 SGK.
Đọc tiếp bài "Khái niệm về khối đa diện".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	02	Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Vận dụng thành thạo một số phép biến hình.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về phép biến hình ở lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Nêu khái niệm hình đa diện?
	Đ. 
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phép dời hình trong không gian
H1. Nhắc lại định nghĩa phép biến hình và phép dời hình trong mặt phẳng?
H2. Nhắc lại định nghĩa các phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, đối xứng trục trong mặt phẳng?
Đ1. HS nhắc lại.
Đ2. HS nhắc lại.
III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU
1. Phép dời hình trong không gian
· Trong không gian, quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M¢ xác định duy nhất đgl một phép biến hình trong không gian.
· Phép biến hình trong không gian đgl phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tuỳ ý.
a) Phép tịnh tiến theo vectơ 
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P)
– Nếu M Î (P) thì M¢ º M,
– Nếu M Ï (P) thì MM¢ nhận (P) làm mp trung trực.
c) Phép đối xứng tâm O
– Nếu M º O thì M¢ º O,
– Nếu M ¹ O thì MM¢ nhận O làm trung điểm.
d) Phép đối xứng qua đường thẳng D
– Nếu M Î D thì M¢ º M,
– Nếu M Ï D thì MM¢ nhận D làm đường trung trực.
Nhận xét:
· Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.
· Nếu phép dời hình biến (H) thành (H¢) thì nó biến đỉnh, mặt, cạnh của (H) thành đỉnh, mặt, cạnh tương ứng của (H¢).
Hoạt động 2: Áp dụng tìm ảnh của một hình qua một phép dời hình
· Hướng dẫn HS thực hiện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
VD1: Cho hình lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢ có tâm O. Tìm ảnh của tứ giác ABCD qua:
a) Phép tịnh tiến theo .
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BB¢D¢D).
c) Phép đối xứng tâm O.
d) Phép đối xứng qua đường thẳng AC¢.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hai hình bằng nhau
H1. Tìm phép dời hình biến hình này thành hình kia?
Đ1. Xét phép đối xứng tâm O.
2. Hai hình bằng nhau
· Hai hình đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
· Hai đa diện đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
VD2: Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. Chứng minh hai lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢ bằng nhau.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phân chia và lắp ghép các khối đa diện
· Cho HS quan sát 3 hình (H), (H1), (H2) và hướng dẫn HS nhận xét.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
– (H1), (H2) không có chung điểm trong nào.
– (H1), (H2) ghép lại thành (H).
IV. PHÂN CHIA VÀ LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN
Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1) và (H2) sao cho (H1) và (H2) không có chung điểm trong nào thì ta nói có thể chia được khối đa diện (H) thành hai khối đa diện (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép hai khối đa diện (H1) và (H2) với nhau để được khối đa diện (H).
Hoạt động 5: Phân chia và lắp ghép các khối đa diện
· GV hướng dẫn HS chia các khối đa diện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
VD1: Cho khối lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢.
a) Chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ.
b) Chia khối lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ thành 3 khối tứ diện.
Nhận xét: Một khối đa diện bất kì luôn có thể phân chia được thành những khối tứ diện.
· Cho các nhóm thực hiện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
Chia lăng trụ thành 5 tứ diện AA’BD, B’A’BC’, CBC’D, D’C’DA’ và DA’BC’.
VD2: Chia một khối lập phương thành 5 khối tứ diện.
H1. Nêu cách chia?
H2. Nêu cách chứng minh các khối tứ diện bằng nhau?
Đ1.
+ Chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢.
+ Chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện BA’B’D’, AA’BD’ và ADBD’.
 + Chứng minh 3 khối tứ diện bằng nhau:
+ Làm tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’.
Þ Chia được hình lập phương thành 6 tứ diện bằng nhau.
VD3: Chia một khối lập phương thành 6 khối tứ diện bằng nhau.
Hoạt động 6: Củng cố
Nhấn mạnh:
– Cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2 SGK.
Đọc tiếp bài "Khái niệm về khối đa diện".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	03	Bài 2: KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Nắm được định nghĩa khối đa diện lồi.
Hiểu được thế nào là khối đa diện đều.
Nhận biết được các loại khối đa diện đều.
	Kĩ năng: 
Biết phân biệt khối đa diện lồi và không lồi.
Biết được một số khối đa diện đều và chứng minh được một khối đa diện là đa diện đều.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về khối đa diện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Nêu khái niệm khối đa diện?
	Đ. 
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối đa diện lồi
· GV cho HS quan sát một số khối đa diện, hướng dẫn HS nhận xét, từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện lồi.
H1. Cho VD về khối đa diện lồi, không lồi?
Khối đa diện lồi
Khối đa diện không lồi
Đ1. Khối lăng trụ, khối chóp, 
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI
Khối đa diện (H) đgl khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H). Khi đó đa diện xác định (H) đgl đa diện lồi.
Nhận xét: Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm khối đa diện đều
· Cho HS quan sát khối tứ diện đều, khối lập phương. Từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện đều.
· GV giới thiệu 5 loại khối đa diện đều.
H1. Đếm số đỉnh, số cạnh, số mặt của các khối đa diện đều?
Đ1. Các nhóm đếm và điền vào bảng.
II. KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có các tính chất sau:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy đgl khối đa diện đều loại (p; q).
Định lí: Chỉ có 5 loại khối đa diện. Đó là các loại [3; 3], [4; 3], [3; 4], [5; 3], [3; 5].
Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều
Hoạt động 3: Áp dụng chứng minh khối đa diện đều
H1. Nêu các bước chứng minh?
Đ1.
– Chứng minh các mặt đều là những đa giác đều.
– Xác định loại khối đa diện đều.
VD1: Chứng minh rằng:
a) Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của một hình bát diện đều.
b) Tâm các mặt của một hình lập phương là các đỉnh của một hình bát diện đều.
Hoạt động 4: Củng cố
Nhấn mạnh:
– Nhận dạng khối đa diện đều.
– Cách chứng minh khối đa diện đều.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
Đọc tiếp bài "Khái niệm về khối đa diện".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	04	Bài 2: BÀI TẬP KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Khắc sâu lại định nghĩa và các tính chất của khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
Nhận biết được các loại khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
	Kĩ năng: 
Biết chứng minh khối đa diện đều và giải các bài tập về khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hệ thống bài tập.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình luyện tập ... 
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	40 -41
ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I. MỤC TIÊU: 
- Về kiến thức: 
+ Học sinh nắm vững hệ tọa độ trong không gian, tọa độ của véc tơ , của điểm, phép toán về véc tơ.
+ Viết được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng và vị trí tương đối của chúng.
+ Tính được các khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.
- Về kiến thức:
 + Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.
 + Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
 + Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.
- Về tư duy và thái độ:
 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.
 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: giải bài tập ôn chương, các kiến thức cơ bản trong chương.
III/ PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp , hoạt động nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
tiết 40
Hoạt động 1:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
-Treo bảng phụ 1
-Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 1a; 1b
-Nhẩm, nhận xét , đánh giá
-Hỏi để học sinh phát hiện ra cách 2: không
 đồng phẳng
-Hỏi: Khoảng cách từ A đến(BCD) được tính như thế nào?
-Phát phiếu HT1
-Làm bài tập1
-Hai học sinh được lên bảng.
-Lớp theo dõi; nhận xét, nêu ý kiến khác.
-Trả lời câu hỏi và áp dụng vào bài tập 1c.
-Nhận phiếu HT1 và trả lời
BT1:
a/P/trình mp(BCD):
x-2y-2z+2 = 0 (1) 
Tọa độ điểm A không thỏa mãn phương trình mp(1) nên A không thuộc mặt phẳng (BCD)
b/ Cos(AB,CD)=
Vậy (AB,CD)= 450
c/ d(A, (BCD)) = 1
Hoạt động 2:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
BT4:
- Hướng dẫn gợi ý học sinh làm .
Câu hỏi: Tìm véctơ chỉ phương của đường thẳng AB? ∆?
BT 6:
a/Gợi ý, hướng dẫn để học sinh tự tìm ra cách giải 
bài 6a
b/ Hỏi quan hệ giữa và ?
BT2: Nêu phương trình mặt cầu?
-Tìm tâm và bán kính r của (S) ở bài tập 2a
-Gợi mở để h/s phát hiện ra hướng giải bài 2c
- Hai học sinh lên bảng giải bài tập 4a; 4b
- Theo dõi, nhận xét
- Từ hướng dẫn của giáo viên rút ra cách tìm giao điểm của đường và mặt.
Suy nghĩ, trả lời, suy ra hướng giải quyết bài tập 6b.
Trả lời câu hỏi của giáo viên, trình bày bài giải lên bảng. 
Suy ra hướng giải bài 2c
BT4:
a/ = (2;-1;3); phương trình đường thẳng AB:
b/(∆) có vécctơ chỉ phương 
và đi qua M nên p/trình tham số của ():
BT6: a/Toạ độ giao điểm của đường thẳng d và mplà nghiệm của hệ phương trình:
ĐS: M(0; 0; -2)
b/ Ta có vtpt của mplà:
.P/t mp:
4(x- 0)+ 3(y- 0)+ (z+ 2)= 0
 4x + 3y + z +2 = 0.
BT2:a/ Tâm I(1, 1, 1)
 Bán kính .
b/(S):(x-1)2+(y-1)2+(z-1)2=62
c/ Mptiếp xúcvới mặt cầu(S) tại A, Suy ra có vtpt là . vậy phương trình của mp là:
5(x-6) + 1(y-2) – 6(z+5)=0
Hay 5x + y – 6z – 62 = 0.
tiết 41
Hoạt động 3:
Bài toán vận dụng kiến thức tổng hợp
BT7: Gọi 2 h/sinh lên bảng giải bài tập 7a, 7b.
-Theo dõi, nhận xét, đánh giá 
Vẽ hình, gợi mở để h/sinh phát hiện ra đ/thẳng 
BT9 Vẽ hình, hướng dẫn học sinh nhận ra hình chiếu H của M trên mpvà cách xác định H 
Hai h/sinh lên bảng giải.
Lớp theo dõi, nhận xét.
Quan sát, theo dõi đễ phát hiện 
Theo dõi, suy nghĩ nhìn ra H và cách tìm H
BT7:
a/ Pt mpcó dạng:
6(x+1) – 2(y-2) – 3(z+3) = 0
Hay 6x -2y - 3z +1 = 0
b/ ĐS M(1; -1; 3).
c/ Đường thẳng thoả mãn các yêu cầu của đề bài chính là đường thẳng đi qua A và M. Ta có . 
Vậy p/trình đường thẳng :
BT9 Gọi d là đường thẳng qua M và vuông góc với mp, pt đt (d) là:
d cắt tại H. Toạ độ của H là nghiệm của hệ: 
Suy ra H(-3; 1; -2).
Hoạt động 4:
Hướng dẫn những bài tập 10, 11,12.
BT 11:
-Treo bảng phụ 2
- Hướng dẫn, gợi ý học sinh phát hiện ra hướng giải bài tập 11
BT12 
-Vẽ hình
-Gợi mở, hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải bt này.
Phát phiếu HT2
- Nhìn bảng phụ
- Theo dõi, suy nghĩ và tìm ra cách giải 
bài tập 11.
Nhìn hình ,suy nghĩ và tìm ra cách giải.
-Nhận phiếu và trả lời
BT 11
 cắt d g/điểm M(t; -4+t; 3-t)
 cắt d’ g/điểm 
N(1-2t’;-3+t’;4-5t’)
Suy ra p/trình 
BT12 
- Tìm hình chiếu H của A trên
-A’ là điểm đối xứng của A qua
Khi H là trung điểm AA/.
Từ đó suy toạ độ A/.
	4/ Củng cố toàn bài:
	- Các yếu tố cần thiết để lập phương trình: đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
	- Cách xác định điểm đối xứng của M qua mp, qua đường thẳng 
	5/ Bài tập về nhà : Hoàn thành bài tập 8; 11; 12. 
V/ PHỤ LỤC
 Phiếu HT 1:
Cho ; . Chọn mệnh đề sai:
A. 	B. 
C. Cos(	D. 
 Phiếu HT 2:
1/ Phương trình mặt cầu đường kính AB với A(4, -3, 7); B(2, 1, 3) là:
A. (x+3)2 + (y-1)2 + (z+5)2 = 9	B. (x+3)2 + (y-1)2 + (z+5)2 = 35
C. (x- 3)2 + (y+1)2 + (z-5)2 = 9	D. (x- 3)2 + (y+1)2 + (z-5)2 = 35.
2/ Phương trình mặt phẳng qua A(1, 2, 3) và song song với mặt phẳng (P): x + 2y – 3z = 0 là:
 A. x + 2y – 3z – 4 = 0	B. x + 2y – 3z + 7 = 0	
 C. x + 2y – 3z + 4 = 0	D. x + 2y – 3z – 7 = 0
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	42	Bài dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	Củng cố:
Biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ trong KG.
Phương trình mặt cầu.
Khái niệm vectơ pháp tuyến, cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng.
Phương trình tổng quát của mặt phẳng.
Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc.
	Kĩ năng: 
Thành thạo các phép tính về biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ trong KG.
Biết lập phương trình mặt cầu.
Biết cách lập phương trình tổng quát của mặt phẳng khi biết một điểm và vectơ pháp tuyến.
Xác định được hai mặt phẳng song song, vuông góc.
Tính được khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng.
	Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Đề kiểm tra.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức về toạ độ vectơ, phương trình mặt cầu, mặt phẳng.
III. MA TRẬN ĐỀ:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Toạ độ của điểm và vectơ
2
0,5
1
0,5
1
2,0
3,5
Phương trình mặt cầu
1
0,5
1
0,5
1
2,0
3,0
Phương trình mặt phẳng
2
0,5
1
0,5
1
2,0
3,5
Tổng
2,5
1,5
4,0
2,0
10,0
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)	
Câu 1: Cho 2 điểm A(1; 2; –3) và B(6; 5; –1). Nếu OABC là hình bình hành thì toạ độ điểm C là:
	A) (5; 3; 2)	B) (–5;–3;–2)	C) (3;5;–2)	D) (–3;–5;–2)
Câu 2: Cho các vectơ . Vectơ có toạ độ là:
	A) (7; 3; 23)	B) (23; 7; 3)	C) (3; 7; 23)	D) (7; 23; 3)
Câu 3: Cho 3 điểm A(2; 1; 4), B(–2; 2; –6), C(6; 0; –1). Tích bằng:
	A) –67	B) 65	C) 67	D) 33
Câu 4: Cho mặt cầu (S): . Bán kính R của mặt cầu (S) là:
	A) R = 2	B) R = 	C) R = 5	D) R = 
Câu 5: Cho 2 điểm A(2; 4; 1), B(–2; 2; –3). Phương trình mặt cầu đường kính AB là:
	A) 	B) 
	C) 	D) 
Câu 6: Cho 3 điểm A(1; –2; 1), B(–1; 3; 3), C(2; –4; 2). Một VTPT của mặt phẳng (ABC) là:
	A) 	B) 	C) 	D) 
Câu 7: Cho hai mặt phẳng song song (P): và (Q): . Khi đó 	giá trị của m và n là:
	A) 	B) 	C) 	D) 
Câu 8: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P): và (Q): bằng:
	A) 	B) 	C) 4	D) 6
II. Phần tự luận: (6 điểm) Trong không gian Oxyz, cho tứ diện ABCD với A(1; 6; 2), B(5; 1; 3), 	C(4; 0; 6), 	D(5; 0; 4).
	a) Xác định toạ độ trọng tâm G của tam giác ABC. So sánh các vectơ và .
	b) Viết phương trình mặt phẳng (ABC).
	c) Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm D và tiếp xúc với mặt phẳng (ABC).
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
C
D
C
C
B
A
B
B. Phần tự luận: Mỗi câu 2 điểm
	a) 	(1 điểm)
	(1 điểm)
	b) 	(0,5 điểm)
	(0,5 điểm)
	mp(ABC): 	(1 điểm)
	c) 	d(D,(ABC)) = 	(1 điểm)
	(S): 	(1 điểm)
VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
Lớp
Sĩ số
0 – 3,4
3,5 – 4,9
5,0 – 6,4
6,5 – 7,9
8,0 – 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12S1
53
12S2
53
12S3
54
VII. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	43 - 44	 ÔN CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: Củng cố:
Hệ toạ độ trong không gian.
Phương trình mặt cầu.
Phương trình mặt phẳng.
Phương trình đường thẳng.
Khoảng cách.
	Kĩ năng: 
Thực hiện các phép toán trên toạ độ của vectơ.
Lập phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
Dùng phương pháp toạ độ tính được các loại khoảng cách cơ bản trong không gian.
Giải các bài toán hình học không gian bằng phương pháp toạ độ.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hệ thống bài tập.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về toạ độ trong không gian.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình luyện tập)
	H. 
	Đ. 
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện tập vận dụng phương trình mặt phẳng
H1. Nêu cách chứng minh 4 điểm tạo thành tứ diện?
H2. Nêu cách tính góc giữa hai đường thẳng?
H3. Nêu cách tính độ dài đường cao của hình chóp A.BCD?
H4. Nêu điều kiện để (P) cắt (S) theo một đường tròn?
H5. Nêu cách xác định tâm J của đường tròn (C)?
H6. Tính bán kính R¢ của (C)?
Đ1. Chứng minh 4 điểm không đồng phẳng.
– Viết ptmp (BCD)
	(BC): 
– Chứng tỏ A Ï (BCD).
Đ2. 
Þ (AB, CD) = 450.
Đ3. h = d(A, (BCD)) = 1
Đ4. d(I, (P)) < R
Đ5. J là hình chiếu của I trên (P) Þ J(–1; 2; 3)
Đ6. R¢ = = 8
1. Cho 4 điểm A(1; 0; 0), B(0; 1; 0), C(0; 0; 1), D(–2; 1; –1).
a) Chứng minh A, B, C, D là 4 đỉnh của 1 tứ diện.
b) Tìm góc giữa hai đường thẳng AB và CD.
c) Tính độ dài đường cao của hình chóp A.BCD.
2. Cho mặt cấu (S):
và mặt phẳng (P): 
Mặt phẳng (P) cắt (S) theo một đường tròn (C). Hãy xác định toạ độ tâm và bán kính của (C).
Hoạt động 2: Luyện tập vận dụng phương trình đường thẳng
H1. Nêu công thức ptmp?
H2. Nêu cách tìm giao điểm của d và (P)?
H3. Nêu cách xác định D?
H4. Nêu cách xác định đường thẳng D?
Đ1. 
Þ (P): 
Đ2. Giải hệ pt 
Þ M(1; –1; 3)
Đ3. D chính là đường thẳng AM Þ D: 
Đ4.
– D ^ (Oxz) Þ D có VTCP 
– Gọi M(t; –4+t; 3–t),
	M¢((1–2t¢; –3+t¢; 4–5t¢)
lần lượt là giao điểm của D với 
d và d¢.
Þ Þ 
Þ Þ 
Þ D: 
3. Cho điểm A(–1; 2; –3), vectơ và đường thẳng d: .
a) Viết ptmp (P) chứa điểm A và vuông góc với giá của .
b) Tìm giao điểm của d và (P).
c) Viết ptđt D đi qua A, vuông góc với giá của và cắt d.
4. Viết ptđt D vuông góc với mp(Oxz) và cắt hai đường thẳng:
d: , d¢: 
Hoạt động 3: Củng cố
Nhấn mạnh:
– Cách vận dụng phương trình đường thẳng, mặt phẳng để giải toán.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Chuẩn bị kiểm tra HK 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp dạy
Tên HS vắng mặt
12A1
Tiết dạy:	45	Bài dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ 2
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 
Ôn tập toàn bộ kiến thức trong học kì 2.
	Kĩ năng: 
Thực hiện các phép toán trên toạ độ của vectơ.
Lập phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
Dùng phương pháp toạ độ tính được các loại khoảng cách cơ bản trong không gian.
Giải các bài toán hình học không gian bằng phương pháp toạ độ.
	Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
THI THEO ĐỀ CHUNG CỦA SỞ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 12 du ca nam.doc