Giáo án Hình học 12 - Tiết 6: Khối đa diện

Giáo án Hình học 12 - Tiết 6: Khối đa diện

1) Kiến thức:

 Khái niệm về hình đa diện, khái niệm về khối đa diện, các phép dời hình trong không gian (phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng tâm O, phép đối xứng qua đường thẳng ). Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

2) Kĩ năng:

 Kỹ năng vận dụng khái niệm hình đa diện, khối đa diện để làm bài toán liên quan đến số đỉnh, số mặt của một khối đa diện. Chứng minh hai hình bằng nhau. Phân chia khối đa diện.

3) Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác.

 - Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn.

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 - Tiết 6: Khối đa diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/09/2009 	 KHỐI ĐA DIỆN
Tiết : 	6	 	
I – MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
	Khái niệm về hình đa diện, khái niệm về khối đa diện, các phép dời hình trong không gian (phép tịnh tiến, phép đối xứng qua mặt phẳng, phép đối xứng tâm O, phép đối xứng qua đường thẳng D). Phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
2) Kĩ năng:
	Kỹ năng vận dụng khái niệm hình đa diện, khối đa diện để làm bài toán liên quan đến số đỉnh, số mặt của một khối đa diện. Chứng minh hai hình bằng nhau. Phân chia khối đa diện. 
3) Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác.
	- Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
	Hệ thống bài tập phù hợp giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm. Hình vẽ.
2) Chuẩn bị của học sinh:
	Nắm vững kiến thức trọng tâm của §1. Khái niệm về khối đa diện.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	
2) Kiểm tra bài cũ:	
	Gọi học sinh nhắc lại khái niệm: hình đa diện, cho ví dụ hình đa diện.
3) Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
	Ôn tập kiến thức vế khối đa diện thông qua một số bài toán.
@ Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG 1. Bài toán 1
	Chứng minh rằng một khối đa diện bất kì có ít nhất bốn mặt.
TL
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gọi M1 là một mặt của khối đa diện (H). Vì M1 là một đ giác nên nó có ít nhất ba cạnh c1, c2, c3. Từ đó có một mặt M2 có chung cạnh c1 với M1 và M2 ¹ M1.
Gọi M3 là mặt có chung cạnh c2 với M1 và M3 ¹ M1. Vì c1 thuộc M2 và không thuộc M3 nên M3 khác M2. 
Gọi M4 ¹ M1 là mặt có chung cạnh c3 với M1. Lí luận tương tự như trên ta thấy M4 không chứa c1 và c2 nên nó khác với hai mặt phẳng M2, M3. Vậy khối đa diện (H) có ít nhất bốn mặt.
HOẠT ĐỘNG 2. Bài toán 2
	Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Chứng minh rằng hai tứ diện A’ABD và CC’D’B’ bằng nhau.
B
A
C
D
A’
B’
C’
D’
TL
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Dùng phép đối xứng qua tâm của hình hộp.
HOẠT ĐỘNG 3. Bài toán 3
A
C
D
B
G
·
Chia một khối tứ diện đều thành bốn khối tứ diện bằng nhau.
TL
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Cho hình tứ diện đều ABCD. Gọi G là giao điểm của các đường thẳng nối đỉnh với trọng tâm của mặt đối diện. Khi đó dễ dạng thấy các tứ diện GABC, GBCD, GCDA, GDAB bằng nhau.
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
	- Tóm tắt tiết học: (3’)
	Nắm vững khái niệm hình đa diện, khối đa diện, khái niệm hai hình bằng nhau. Các phép dời hình thường gặp trong không gian.
- Ra bài tập về nhà: (5’)
	Chứng minh rằng mỗi hình đa diện có ít nhất 4 đỉnh.
	- Chuẩn bị bài: (2’)
	Ôn tập kiến thức diện tích và thể tích của các hình đã học.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon 12Tiet 6 HH.doc