Giáo án Hình học 12 - Tiết 12 đến Tiết 16 - Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay

Giáo án Hình học 12 - Tiết 12 đến Tiết 16 - Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay

1) Về kiến thức:

 Nắm được sự tạo thành mặt tròn xoay; các yếu tố liên quan đến mặt tròn xoay như đường sinh, trục của mặt tròn xoay.

 Hiểu được mặt nón tròn xoay được tạo thành như thế nào và các yếu tố có liên quan như góc ở đỉnh, trục, đường sinh của mặt nón, đồng thời phân biệt được các khái niệm: mặt nón tròn xoay.

 2) Về kĩ năng:

 Kỹ năng vẽ hình nón tròn xoay và một số hình tròn xoay khác.

3) Về tư duy và thái độ:

 Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 11 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 - Tiết 12 đến Tiết 16 - Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2009 	 Chương II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU
Tiết : 12	 §1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY
I – MỤC TIÊU
1) Về kiến thức: 
 Nắm được sự tạo thành mặt tròn xoay; các yếu tố liên quan đến mặt tròn xoay như đường sinh, trục của mặt tròn xoay.
 Hiểu được mặt nón tròn xoay được tạo thành như thế nào và các yếu tố có liên quan như góc ở đỉnh, trục, đường sinh của mặt nón, đồng thời phân biệt được các khái niệm: mặt nón tròn xoay.
 2) Về kĩ năng:
 Kỹ năng vẽ hình nón tròn xoay và một số hình tròn xoay khác.
3) Về tư duy và thái độ:
 Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
 Dụng cụ dạy học, chuẩn bị hình vẽ 2.2, 2.3, 2.4.
2) Chuẩn bị của học sinh:
 Dụng cụ học tập, kiến thức liên quan hình học không gian, về khối đa diện.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	
2) Kiểm tra bài cũ:	
	Dành thời gian để học sinh quan sát và đưa ra nhận xét của mình về các hình vẽ trang 30.
3) Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
	Xung quanh chúng ta có nhiều vật thể mà mặt ngoài có hình dạng là những mặt tròn xoay như bình hoa, nón là, cái bát (chén) ăn cơm,  Vậy các mặt tròn xoay được hình thành như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những tính chất hình học của mặt tròn xoay.
@ Tiến trình bài dạy
I. SỰ TẠO THÀNH MẶT TRÒN XOAY
Giáo viên gợi ý về các vật thể trong thực tế có dạng đối xứng tròn xoay từ đó đặt vấn đề nghiên cứu chúng.
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
10’
Giới thiệu một số hình ảnh về mặt tròn xoay có sẵn trong thực tế. Treo tranh vẽ các hình 2.1 và 2.2 lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát và trình bày nhận xét.
Học sinh quan sát các mô hình, hình vẽ và đưa nhận xét đường cong C và đường thẳng D thuộc mặt phẳng (P). Khi quay (P) trong không gian quanh D một góc 3600 ta được một hình tròn xoay được tạo bởi đường cong C.
D
P
M
O
C
I-SỰ TẠO THÀNH MẶT TRÒN XOAY
Giới thiệu sự tạo thành mặt tròn xoay.
Yêu cầu học sinh lấy một số thí dụ thực tế cuộc sống có dạng tròn xoay.
8’
+ D: gọi là trục của mặt tròn xoay.
+ Đường C được gọi đường sinh của mặt tròn xoay.
II. MẶT NÓN TRÒN XOAY
1. Định nghĩa
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
II-MẶT NÓN TRÒN XOAY
20’
+ Nêu khái niệm mặt nón và các khái niệm: góc ở đỉnh, trục, đường sinh bằng hình vẽ treo trên bảng.
+ Hoc sinh quan sát mô hình, hình vẽ, ghi nhớ khái niệm.
1. Định nghĩa
Sách giáo khoa trang 31.
+ Cho đường thẳng D. Xét đường thẳng l cắt D tại O tạo thành một góc a => nêu định nghĩa về mặt nón tròn xoay.
Định nghĩa
b
O
d
D
·
·
Mặt tròn xoay sinh bởi l khi quay quanh D gọi là mặt nón.
* Xác định tâm đối xứng của mặt nón.
Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét: góc giữa trục và đường sinh của mặt nón là không đổi. Từ đó rút ra quỹ tích cơ bản: Tập hợp các đường thẳng trong không gian đi qua điểm O cố định và tạo với đường thẳng D cho trước một góc khôn đổi là mặt nón đỉnh O có trục song song D.
- Góc ở đỉnh: 2b.
- D: Trục của mặt nón.
- l : đường sinh
- O đỉnh của mặt nón.
Nhận xét:
 MÎN (Mặt nón) và N ¹ O thì OM là đường sinh của mặt nón.
4) Củng cố:
 	Hiểu đúng khái niệm, nắm vững kiến thức trọng tâm.
5) Bài tập về nhà:
	Cho hai điểm A, B cố định. Một đường thẳng d di động luôn luôn đi qua điểm A và cách B một đoạn không đổi . Chứng minh rằng d luôn luôn nằm trên một mặt nón tròn xoay.
	Xem trước các nội dung tiếp theo của bài học.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 15/10/2009 	§1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY
Tiết : 13	 
I – MỤC TIÊU
1) Về kiến thức: 
 Hiểu được mặt nón tròn xoay được tạo thành như thế nào và các yếu tố có liên quan như góc ở đỉnh, trục, đường sinh của mặt nón, đồng thời phân biệt được các khái niệm: mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay. Biết tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay và thể tích của khối nón tròn xoay.
2) Về kĩ năng:
 Kỹ năng vẽ hình, tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón tròn xoay.
 Dựng thiết diện qua đỉnh hình nón, qua trục hình trụ, thiết diện song song với trục.
3) Về tư duy và thái độ:
 Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
 Ngoài giáo án, phấn bảng còn có: Thước thẳng, hình vẽ 2.2, 2.3, 2.4.
2) Chuẩn bị của học sinh:
 Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút còn có: Kiến thức cũ về hình học không gian, về khối đa diện.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	
2) Kiểm tra bài cũ:	
	Dành thời gian để học sinh quan sát và đưa ra nhận xét của mình về các hình vẽ trang 30.
3) Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
	Hình nón nghe rất quen. Giống cái nón mà các cô, các bà hay đội khi đi ngoài nắng.
@ Tiến trình bài dạy
2. Hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay 
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
18’
+ Cho tam giác OIM vuông tại I, nếu quay tam giác đó quanh cạnh vuông góc với OI, xét đường gấp khúc OMI?
- Khái niệm về mặt đáy.
- Đỉnh; - Chiều cao.
- Đường sinh.
- Mặt xung quanh.
+ Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Đường gấp khúc OMI tạo thành hình gọi là hình nón tròn xoay.
- Hình tròn tâm I là mặt đáy
- O gọi là đỉnh .
- OI là chiều cao.
- OM là đường sinh.
O
I
M
2. Hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay 
+ Khái niệm về khối nón tròn xoay: (hình vẽ)
- Điểm ngoài; Điểm trong; Đỉnh; Mặt đáy; Đường sinh
+ Khắc sâu kiến thức bằng cách giới thiệu mô hình hoặc hình vẽ, yêu cầu học sinh chỉ ra các khái niệm hình nón, khối nón tròn xoay và các khái niệm liên quan. 
- Cho mặt nón N với trục D, đỉnh O góc ở đỉnh 2a.
- Phần không gian mặt được tạo ra do OM quay xung quanh OI gọi là mặt.
+ Phần không gian giới hạn bỡi hình nón tròn xoay kể cả hình nón đó gọi là khối nón tròn xoay
+ Phân được các khái niệm: Điểm ngoài; điểm trong, đỉnh, mặt đáy và đường sinh.
3. Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay 
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
25’
Định hướng cách xác định diện tích xung quanh của hình nón.
(hình vẽ)
Chú ý: Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay cũng là diện tích xung quanh của khối nón được giới hạn bởi hình nón đó.
+ Tiến hành xác định diện tích xung quanh của hình nón thông qua giới hạn diện tích hình chóp đều nội tiếp hình nón khi số cạnh tăng lên vô hạn.
Þ Diện tích nữa đường tròn thu được cũng chính là diện tích xung quanh của hình nón có l = R.
 Vậy ta có: 
Þ 
Với r: bán kính đường tròn đáy
 l: độ dài đường sinh.
Ghi chép lưu ý: Diện tích xung quanh của khối nón là diện tích xung quanh của hình nón tương ứng.
3. Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay 
4) Củng cố: 
	Hiểu đúng và phân biệt được khái niệm mặt nón, hình nón, khối nón và vận dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón để giải bài tập.
4) Bài tập về nhà:
	Cho khối nón tròn xoay có đường cao h = 20cm, bán kính đáy r = 25cm. Một mặt phẳng (P) đi qua đỉnh của khối nón và có khoảng cách đến tâm O của đáy là 12cm. Hãy xác định thiết diện của (P) với khối nón và tính diện tích thiết diện đó.
	Xem trước các nội dung tiếp theo của bài học.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 18/10/2009	 	§1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY
Tiết : 14	 
I – MỤC TIÊU
1) Về kiến thức: 
 Nắm được định nghĩa mặt trụ tròn xoay, các yếu tố có liên quan như trục, đường sinh của mặt trụ và các tính chất của mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay, khối trục tròn xoay; biết tính diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ tròn xoay.
2) Về kĩ năng:
 Kỹ năng vẽ hình, biết tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của khối trụ tròn xoay.
3) Về tư duy và thái độ:
 Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
 Ngoài giáo án, phấn bảng còn có: Thước thẳng, hình vẽ 2.7
2) Chuẩn bị của học sinh:
 Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút còn có: Kiến thứcvề diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, vẽ được hình nón tròn xoay.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	(2’)
2) Kiểm tra bài cũ:	(5’)
	Định nghĩa mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay.
	Biểu thức xác định diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay. 
Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
	Vấn đề đặt ra là hình nón tròn xoay trong không gian chiếm thể tích như thế nào?
@ Tiến trình bài dạy
4. Thể tích khối nón tròn xoay
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
15’
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu định nghĩa và áp dụng nó để xác định thể tích khối nón.
+ Hướng dẫn học sinh thiết lập công thức xác định thể tích khối nón.
- Bán kính đáy là r Þ diện tích đáy: Þ thể tích khối nón?
+ Thể tích của khối nón tròn xoay là giới hạn của thể tích khối chóp đều nội tiếp khối nón đó khi số cạnh đáy tăng lên vô hạn.
4. Thể tích khối nón tròn xoay
- Thể tích khối nón: 
Trong đó: 
 r: bán kính đường tròn đáy.
 h: chiều cao khối nón.
5. Ví dụ
 Trong không gian cho tam giác vuông OIM vuông tại I, góc và cạnh IM = a. Khi quay tam giác OIM quay cạnh góc vuông OI thì đường gấp khúc OIM tạo thành một hình nón tròn xoay.
Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay đó.
Tính thể tích của khối nón tron xoay được tạo nên bởi hình nón tròn xoay nói trên.
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
25’
+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí dụ:
(hình vẽ)
+ Yêu cầu học sinh trả lời các nội dung trong phiếu học tập số 1.
+ Vẽ hình, tìm độ dài đường sinh, bán kính của đáy.
Ghi nhớ điều kiện để tính diện tích hình nón, thể tích khối nón.
 Gỉa sử thiết diện của hình nón và mặt phẳng là DOAB. Khi đó DOAB là tam giác đều có cạnh 2a (gt), nên hình trụ đã cho có mặt đáy là đường tròn có bán kính a, độ dài đường sinh 2a.
Từ đó, ta có:
Diện tích xung quanh
.
Diện tích toàn phần 
Thể tích là
2a
O
A
B
4) Củng cố:
 Học sinh nắm vững và vận dụng công thức tính thể tích của khối nón tròn xoay.
5) Bài tập về nhà:
	Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của khối nón có đỉnh là tâm O của hình vuông ABCD và đáy là hình tròn nội tiếp hình vuông A’B’C’D’.
	Xem trước các nội dung tiếp theo của bài học.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 2/11/2009 	
Tiết : 15	 §1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY
I – MỤC TIÊU
1) Về kiến thức: 
 Nắm được định nghĩa mặt trụ tròn xoay, các yếu tố có liên quan như trục, đường sinh của mặt trụ và các tính chất của mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay, khối trụ tròn xoay; biết tính diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ tròn xoay.
2) Về kĩ năng:
 Kĩ năng xác định mặt trụ tròn xoay, các yếu tố liên quan và biết vẽ hình. Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ.
3) Về tư duy và thái độ:
 Rèn luyện trí tưởng tượng, liên hệ kiến thức bài học với thực tế. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
 Kiến thức trọng tâm của tiết dạy, hình ảnh minh họa, bảng phụ hoặc slide trình chiếu.
2) Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước nội dung bài học, học bài cũ, làm bài tập về nhà.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	
2) Kiểm tra bài cũ:	
Câu hỏi: Cho hình nón có bán kính đáy , độ dài đường sinh . Tính diện tích xung quanh của hình nón và thể tích của khối nón được tạo thành bởi hình nón đó.
Kết quả: , 
3) Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
 Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh trong thực tế liên quan đến bài học: Hình ảnh của bóng điện 1m2 trong phòng học, các ống nhựa dẫn nước, lon nước ngọt, lon sữa,  Chúng có dạng là những hình tròn xoay. Hôm nay chúng ta được học khái niệm liên quan đến các hình ảnh đó. 
@ Tiến trình bài dạy
I- 	SỰ TẠO THÀNH MẶT TRÒN XOAY
II-	MẶT NÓN TRÒN XOAY
III-	MẶT TRỤ TRÒN XOAY
1. Định nghĩa
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
8’
GV: Các em đã xem trước nội dung của bài học. Em nào xung phong trình bày hiểu biết của mình về khái niệm mặt trụ tròn xoay.
GV: Trong thực tế chúng ta có thấy mặt trụ nào không?
GV: Để kiểm tra một điểm M bất kì có thuộc mặt trụ hay không ta làm sao?
HS: Trình bày khái niệm mặt tròn trụ tròn xoay trong SGK trang 35.
HS: Trong thực tế ta chỉ thấy một phần của mặt trụ. 
HS: Ta kiểm tra khoảng cách từ điểm đó đến trục có bằng bán kính của mặt trụ hay không.
III – MẶT TRỤ TRÒN XOAY
D
l
r
r
1. Định nghĩa
- D: Trục của mặt trụ.
- l: đường sinh
- r: bán kính của mặt trụ.
2. Hình trụ tròn xoay và khối trụ tròn xoay
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
10’
GV: Trình bày cách tạo ra hình trụ tròn xoay bằng cách cho hình chữ nhật quay xung quanh đường thẳng chứa cạnh của nó.
Dùng mô hình để thực hiện việc tạo hình trụ.
 GV: Cho hình chữ nhật ABCD, khi quay đường đó xung quanh cạnh AB, xét đường gấp khúc ADCB?
- Hai mặt đáy của hình trụ.
- Độ dài đường sinh.
- Chiều cao.
- Mặt xung quanh của hình trụ.
GV: Phân biệt hình ảnh của mặt trụ và hình trụ. 
HS: Quan sát giáo viên thực hiện mô tả khái niệm thông qua dụng cụ thực hành.
HS: Hiểu đúng khái niệm hình trụ tròn xoay (hình trụ).
HS: Biết được khi quay quanh AB.
+ Đường gấp khúc ADCB tạo thành một hình gọi là hình trụ tròn xoay.
+ Hai hình tròn do AD và BC vạch nên gọi là hai đáy của hình trụ.
+ Mặt tròn xoay được sinh ra bởi các điểm trên cạnh CD gọi là mặt xung quanh của hình trụ.
+ Đoạn AB gọi là chiều cao của hình trụ.
HS: Mặt trụ kéo dài hai phái ra vô tận. Hình trụ có giới hạn ở hai đầu.
2. Hình trụ tròn xoay và khối trụ tròn xoay
a) Hình trụ tròn xoay
 SGK – Trang 35
B
C
D
D
A
4’
GV: Gọi HS trình bày khái niệm khối trụ.
Mô tả các khái niệm:
- Điểm ngoài
- Điểm trong
- Mặt đáy
- Đường sinh
- Chiều cao
HS: Phần không gian giới hạn bởi hình trụ tròn xoay kể cả hình trụ đó gọi là khối trụ tròn xoay (khối trụ).
HS: Hiểu đúng các khái niệm: Điểm ngoài, điểm trong, mặt đáy, chiều cao và đường sinh.
b) Khối trụ tròn xoay
 SGK – Trang 36 
Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
8’
GV: Xuất phát từ diện tích xung quanh của hình lăng trụ tam giác đều. Dẫn đến kết quả:
 = (chu vi)x(chiều cao)
GV: Mở rộng đến hình lăng trụ tứ giác đều, ngũ giác đều, lục giác đều  Khi số cạnh đáy của hình lăng trụ đều tăng lên vô hạn thì chu vi của nó có giới hạn là chu vi của đường tròn ngoại tiếp.
HS: Biết được khái niệm hình lăng trụ đều, hình lăng trụ nội tiếp hình trụ. 
HS: Biết được chu vi của đường tròn là:
HS: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phân của hình trụ cũng là diện tích xung quanh và diện tích toàn phân của khối trụ được giới hạn bởi hình trụ đó. Biết được điều này sẽ không bị lúng túng trước các câu hỏi của bài toán.
3. Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay
a) Khái niệm
 SGK – Trang 36
b) Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ
Trong đó: 
 r là bán kính đáy.
 l là độ dài đường sinh. 
Chú ý:
Diện tích toàn phần của hình trụ
4. Thể tích khối trụ tròn xoay
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
8’
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu định nghĩa và áp dụng nó để xác định thể tích khối trụ tròn xoay.
HS: Thể tích khối trụ tròn xoay là giới hạn của thể tích khối lăng trụ đều nội tiếp khối trụ đó khi số cạnh đáy tăng lên vô hạn
4. Thể tích khối trụ tròn xoay
a) Khái niệm
 SGK – Trang 37
GV: Hướng dẫn học sinh thiết lập công thức xác định thể tích khối trụ.
GV: Bán kính đáy là r Þ diện tích đáy: Þ thể tích khối trụ?
HS: Công thức tính thể tích khối trụ tròn xoay:
Trong đó:
B: diện tích mặt tròn đáy của khối trụ.
 r: bán kính đường tròn đáy
 h: chiều cao khối trụ. 
b) Công thức tính thể tích khối trụ tròn xoay
Trong đó:
 r là bán kính đáy
 h là chiều cao của khối trụ. 
5. Các ví dụ
Ví dụ 1. Một hình trụ có đường kính đáy bằng 20cm và có khoảng cách giữa hai mặt đáy bằng 40cm. 
Tính diện tích xung quanh của hình trụ.
Tính thể tích của khối trụ được giới hạn bởi hình trụ nói trên.
Giải
	Ta có , 
	Diện tích xung quanh của hình trụ là:
	Thể tích của khối trụ là: 
B
A
C
D
A’
B’
C’
D’
Ví dụ 2. Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ cạnh a. Tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ có hai đáy là hai hình tròn ngoại tiếp hai hình vuông ABCD và A’B’C’D’.
 Giải
	Ta có 
	Diện tích xung quanh của hình trụ là:	
	Thể tích của khối trụ là: 
4) Củng cố:
	Phân biệt được các khái niệm: mặt trụ, hình trụ, khối trụ.
	Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ 
	Công thức tính thể tích khối trụ tròn xoay 
5) Bài tập về nhà:
Bài 1. Cho hình trụ có bán kính đáy . Thiết diện qua trụ là một hình vuông. Tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ theo a.
Bài 2. Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a, chiều cao . Tính diện tích xung quanh của hình trụ nội tiếp hình lăng trụ đó.
Giải các bài tập: 5, 7, 8, 10 SGK – Trang 39, 40.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 16/11/2009	BÀI TẬP
Tiết : 16	 §1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY
I – MỤC TIÊU
1) Về kiến thức: 
 Học sinh khắc sâu định nghĩa mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay, khối nón. Các công thức diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón tròn xoay, thể tích khối nón tròn xoay.
 Nhớ lại định nghĩa mặt trụ tròn xoay và các yếu tố liên quan như trục tròn xoay, đường sinh của mặt trụ và các tính chất của mặt trụ tròn xoay. Khắc sâu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ tròn xoay, thể tích của khối trụ tròn xoay.
2) Về kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng và tư duy về diện tích xung quanh, thể tích của hình nón tròn xoay, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ tròn xoay, thể tích của khối trụ tròn xoay.
3) Về tư duy và thái độ:
 Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II – CHUẨN BỊ 
1) Chuẩn bị của giáo viên:
 Chuẩn bị các hình vẽ cho các bài tập đã chọn để giải.
2) Chuẩn bị của học sinh:
 Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút còn có:
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Ổn định tình hình lớp:
	Điểm danh học sinh trong lớp.	
2) Kiểm tra bài cũ:	
	Nêu định nghĩa mặt trụ, hình trụ, khối trụ.
3) Giảng bài mới:
@ Giới thiệu bài
	Các kiến thức về lí thuyết mặt nón, mặt trụ, khối nón, khối trụ tròn xoay được khắc sâu thông qua các bài tập sau. 
@ Tiến trình bài dạy
Bài 6 (SGK-Trang 39)
	Cắt một hình nón bằng một mặt phẳng qua trục của nó ta được thiết diện là tam giác đều cạnh 2a. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón đó.
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV cho học sinh dự đoán, tìm phương pháp giải bài toán.
Nghiên cứu, dự doán, ghi nhớ các công thức xác định diện tích xung quanh và thể tích hính nón.
2a
S
A
B
O
Nêu các công thức tính diện tích xung quanh của mặt nón, công thức tính thể tích của khối nón tròn xoay. 
Công thức tính diện tích xung quanh của mặt nón
Với r: là bán kính đường tròn đáy.
 l: độ dài đường sinh
Áp dụng các công thức trên để xác định các vấn đề theo yêu cầu của đề ra.
Thể tích khối nón:
Với r: là bán kính đường tròn đáy.
 h: chiều cao khối nón.
Kết quả:
a) Diện tích xung quanh của mặt nón: 
b) Thể tích khối nón:
Bài 7 (SGK-Trang 39)
	Một hình trụ có bán kính r và chiều cao .
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
Tính thể tích khối trụ tạo nên bởi hình trụ đã cho.
Cho hai điểm A và B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ bằng 300. Tính khoảng cách giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ.
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV cho học sinh dự đoán, tìm phương pháp giải bài toán.
+ Nghiên cứu, dự doán, ghi nhớ các công thức xác định diện tích xung quanh và thể tích hính nón.
O’
O
A
A’
H
B
Nêu các công thức tính diện tích xung quanh của mặt nón, công thức tính thể tích của khối nón tròn xoay. 
+ Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay:
Với r: là bán kính đường tròn đáy.
 l: độ dài đường sinh
+ Thể tích khối trụ:
Trong đó B gọi là diện tích mặt tròn đáy của khối nón.
r: là bán kính đường tròn đáy.
h: chiều cao khối trụ tròn xoay.
Kết quả:
a) ,
b) 
c) 
Áp dụng các công thức trên để xác định các vấn đề theo yêu cầu của đề ra.
4) Củng cố:
	Nắm vững các khái niệm và công thức của bài học.
5) Bài tập về nhà:
	Một hình trụ có bán kính đáy bằng 50cm và có chiều cao .
a) Tính diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ được tạo nên.
b) Một đoạn thẳng có chiều dài 100cm và có hai đầu mút nằm trên hai đường tròn đáy. Tính khoảng cách từ đoạn thẳng đó đến trục hình trụ.
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Khái niệm về mặt tròn xoay.doc