Chương III: PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
'3: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG
Tiết 39: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG
I.MỤC TIÊU
Qua bài học HS cần:
1. Về kiến thức
- Nắm được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian.
- Biết điều kiện để hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau và vuông góc với nhau.
2. Về kỹ năng
- Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng.
- Thực hiện đúng phép toán véc tơ trong không gian dựa trên biểu thức toạ độ.
Chương III: phương pháp toạ độ trong không gian '3: Phương trình đường thẳng Tiết 39: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng Người soạn : Dương Khương Duy Trường THPT Cò Nòi I.Mục tiêu Qua bài học HS cần: 1. Về kiến thức - Nắm được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian. - Biết điều kiện để hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau và vuông góc với nhau. 2. Về kỹ năng - Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. - Thực hiện đúng phép toán véc tơ trong không gian dựa trên biểu thức toạ độ. 3. Về tư duy và thái độ. - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý. - Biết được mối quan hệ giữa vị trí của hai đường thẳng với các véc tơ chỉ phương của chúng. - Tự giác, tích cực, có tinh thần hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV - Sgk,giáo án. - Đồ dùng dạy học( phấn, bảng phụ, máy vi tinh, máy chiếu, ). 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập(Sgk, vở ghi, ) - Kiến thức cũ về hệ trục toạ độ trong không gian, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng và các phép toán trong không gian. III. Phương pháp dạy học. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực phát hiện chiếm lĩnh tri thức, như: trình diễn, giảng giải,gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề,Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, gợi và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức. (1 phút) - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra tình hình học tập. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi 1: Nêu dạng phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng. Câu hỏi 2: Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng d và d’ có phương trình: Hãy xác định toạ độ véc tơ chỉ phương của d và d’. Câu hỏi 3: Hãy nêu các vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian. Đáp án: GV cho HS trong lớp nhận xét câu trả lời của bạn, chỉnh sửa bổ xung (nếu có).GV nhận xét và cho điểm. Câu 1: (4đ) Sgk T.91;92 Câu 2: (3đ) Véc tơ chỉ phương của d là Véc tơ chỉ phương của d’ là Câu 3: (3đ) Trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau. 3. Bài mới. Hoạt động 1 (10 phút ) 3. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. GV sử dụng Hình 67. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu hỏi 1 Khi d và d’ trùng nhau hãy nêu mối quan hệ giữa ba véc tơ , và Câu hỏi 2 Khi d và d’song song hãy nêu mối quan hệ giữa ba véc tơ ,và Câu hỏi 3 Khi d và d’ cắt nhau hãy nêu mối quan hệ giữa ba véc tơ , và Câu hỏi 4 Khi d và d’ chéo nhau hãy nêu mối quan hệ giữa ba véc tơ , và Câu hỏi 5 d và d’ vuông góc với nhau khi nào? Gợi ý trả lời câu hỏi 1 Ba véc tơ , và đôi một cùng phương. Gợi ý trả lời câu hỏi 2 và cùng phương nhưng không cùng phương với Gợi ý trả lời câu hỏi 3 và không cùng phương, đồng thời ba véc tơ , và đồng phẳng Gợi ý trả lời câu hỏi 4 Ba véc tơ , và không đồng phẳng. Gợi ý trả lời câu hỏi 5 .=0 GV nêu bảng tóm tắt (Sgk-T97) Hoạt động 2 (10 phút) *Thực hiện ví dụ 5: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu hỏi 1 Hãy xác định toạ độ điểm M ẻdm và véc tơ chỉ phương của dm Câu hỏi 2 Hãy xác định toạ độ điểm M’ ẻd’m và véc tơ chỉ phương của d’m Câu hỏi 3 Hãy xác định toạ độ véc tơ Câu hỏi 4 Hãy tính H1: Hãy nhận xét vị trí của dm và d’m khi và H2: Hãy nhận xét vị trí của dm và d’m khi m=2 H3: Hãy nhận xét vị trí của dm và d’m khi Gợi ý trả lời câu hỏi 1 M(1; m; 1-m) Gợi ý trả lời câu hỏi 2 M’(m; 0; 1-m) Gợi ý trả lời câu hỏi 3 Gợi ý trả lời câu hỏi 4 HS tự thực hiện *GV nêu chú ý (Sgk-T98) Nếu biết phương trình của hai đường thẳng d và d’ thì ta cũng có thể xét vị trí tương đối giữa chúng bằng cách giải hệ gồm các phương trình xác định d và d’ để tìm giao điểm’ Nếu hệ phương trình có nghiêm duy nhất thì d và d’ cắt nhau. Nếu hệ phương trình có vô số nghiệm thì d và d’ trùng nhau. Nếu hệ phương trình vô nghiệm thì d và d’ song song hoặc chéo nhau, song song nếu hai véc tơ chỉ phương của chúng cùng phương, chéo nhau nếu hai véc tơ đó không cùng phương. Hoạt động 3 (15 phút) *Thực hiện ví dụ 6 H1: Có những phương pháp nào để xác định vị trí tương đối giữa hai đường thẳng? - GV cho HS suy nghĩ và trả lời sau đó nhận xét. - GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1 và nhóm 3 giải dựa vào mối quan hệ giữa véc tơ chỉ phương của hai đường thẳng. Nhóm 2 và nhóm 4 giải dựa vào mối quan hệ giữa số nghiệm của hệ phương trình xác định d và d’ với vị trí tương đối của hai đường thẳng d và d’. - GV treo bảng phụ của các nhóm lên, cho các nhóm nhận xét và chỉnh sửa bổ sung (nếu cần).GV nhận xét. V. củng cố- hướng dẫn học bài H1: Hãy nêu mối quan hệ giữa vị trí tương đối giữa hai đường thẳng và các véc tơ chỉ phương của chúng. H2: Nêu các cách xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Bài tập 28;29;30 (Sgk-T1033) ___Hết___
Tài liệu đính kèm: