Giáo án Hình học 12 NC - Tiết 3, 4, 5: Phép đối xứng qua mặt phẳng sự bằng nhau của các khối đa diện

Giáo án Hình học 12 NC - Tiết 3, 4, 5: Phép đối xứng qua mặt phẳng sự bằng nhau của các khối đa diện

TIẾT SOẠN: 03

§2 PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG

SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN

A.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Qua bài học, học sinh hiểu được phép đối xứng qua mặt phẳng trong không gian cùng với tính chất cơ bản của nó.

- Sự bằng nhau của 2 hình trong không gian là do có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.

2. Về kỹ năng:

- Dựng được ảnh của một hình qua phép đối xứng qua mặt phẳng.

- Xác định mặt phẳng đối xứng của một hình.

3. Về Tư duy thái độ:

- Phát huy khả năng nhìn nhận, phân tích, khai thác hiểu bản chất các đối tượng.

- Nghiêm túc chính xác, khoa học.

B. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

 Đối với Giáo viên: - Giáo án, công cụ vẽ hình, bảng phụ.

 - PPGD: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm

 

doc 7 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 NC - Tiết 3, 4, 5: Phép đối xứng qua mặt phẳng sự bằng nhau của các khối đa diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/09/2008 Ngày giảng:12/09/2008 
TIẾT SOẠN: 03 
§2 PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG
SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN
A.MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
- Qua bài học, học sinh hiểu được phép đối xứng qua mặt phẳng trong không gian cùng với tính chất cơ bản của nó.
- Sự bằng nhau của 2 hình trong không gian là do có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
2. Về kỹ năng: 
- Dựng được ảnh của một hình qua phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Xác định mặt phẳng đối xứng của một hình.
3. Về Tư duy thái độ: 
- Phát huy khả năng nhìn nhận, phân tích, khai thác hiểu bản chất các đối tượng.
- Nghiêm túc chính xác, khoa học.
B. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	Đối với Giáo viên: - Giáo án, công cụ vẽ hình, bảng phụ.
 - PPGD: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm.
	Đối với học sinh: SGK, công cụ vẽ hình.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1:
- Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Nêu định nghĩa mp trung trực của một đoạn thẳng.
2. Trong không gian, cho một đoạn thẳng AB. M, N, P là 3 điểm cách đều A và B và không thẳng hàng. Hãy chỉ rõ mp trung trực AB, giải thích?
1. 
2.
Hoạt động 2: Đọc và nghiên cứu phần định nghĩa
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND Ghi bảng
5’
5’
- Nêu định nghĩa phép biến hình trong không gian.
- Cho học sinh đọc định nghĩa - Kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Yêu cầu HS xác định ảnh của điểm M qua phép đối xứng qua mặt phẳng (P) khi: và .
- Nhắc lại ĐN và cách xác định ảnh của một điểm qua phép đối xứng tâm, đối xứng trục trung MP đã học ở lớp 11.
- Đọc, nghiên cứu đinh nghĩa và nhận xét của phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Thực hiện dựng ảnh của điểm M qua phép đối xứng qua mặt phẳng (P).
I. Phép đối xứng qua mặt phẳng.
Định nghĩa1: (SGK)
Hình vẽ:
Hoạt động 3: Nghiên cứu định lý 1
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND Ghi bảng
7’
10’
5’
Hướng dẫn HS hoạt động tư duy phát hiện nội dung của định lý 1 thông qua kết quả của phép đối xứng trục trong MP. 
- Cho học sinh đọc định lý1.
- Kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh, cho học sinh tự chứng minh
- Cho một số VD thực tiễn trong cuộc sống mô tả hình ảnh đối xứng qua mặt phẳng
- Nhắc lại ĐN phép đối xứng trục trong mặt phẳng.
- Chứng tỏ phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
- Đọc đinh lý 1.
- Tự chứng minh định lý
- Học sinh xem các hình ảnh ở SGK và cho thêm một số VD khác.
Định lý1: (SGK)
Hình vẽ:
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn Học sinh học ở nhà (3’).
- Củng cố phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Học sinh về nhà ôn bài, tìm thêm một số VD thực tiễn trong cuộc sống mô tả hình ảnh đối xứng qua mặt phẳng.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày soạn: 15/09/2008 Ngày giảng:17/09/2008 
TIẾT SOẠN: 04 
§2 PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG
SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN
A.MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
- Qua bài học, học sinh hiểu được phép đối xứng qua mặt phẳng trong không gian cùng với tính chất cơ bản của nó.
- Sự bằng nhau của 2 hình trong không gian là do có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
2. Về kỹ năng: 
- Dựng được ảnh của một hình qua phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Xác định mặt phẳng đối xứng của một hình.
3. Về Tư duy thái độ: 
- Phát huy khả năng nhìn nhận, phân tích, khai thác hiểu bản chất các đối tượng.
- Nghiêm túc chính xác, khoa học.
B. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	Đối với Giáo viên: - Giáo án, công cụ vẽ hình, bảng phụ.
 - PPGD: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm.
	Đối với học sinh: SGK, công cụ vẽ hình.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ : 5’
Định nghĩa phép đối xứng qua mặt phẳng
Nêu cách dựng ảnh của tam giác ABC qua phép đối xứng qua mặt phẳng (P) cho trước và cho biết ảnh là hình gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt phẳng đối xứng của hình.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
15’
+Xét 2 VD
Hỏi: 
-Hình đối xứng của (S) qua phép đối xứng mặt phẳng (P) là hình nào?
Hỏi : 
- Hãy chỉ ra một mặt phẳng (P) sao cho qua phép đối xứng mặt phẳng (P) Tứ diện ABCD biến thành chính nó.
Phát biểu:
- Mặt phẳng (P) trong VD1 là mặt phẳng đối xứng của hình cầu.
- Mặt phẳng (P) trong VD2 là mặt phảng đối xứng của tứ diện đều ABCD.
à Phát biểu: Định nghĩa
Hỏi:
Hình cầu, hình tứ diện đều, hình lập phương, hình hộp chữ nhật . Mỗi hình có bao nhiêu mặt phẳng đỗi xứng?
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
+ Học sinh phân nhóm (4 nhóm) thảo luận và trả lời.
II. Mặt phẳng đối xứng của một hình.
+VD 1: Cho mặt cầu (S) tâm O. một mặt phẳng (P) bất kỳ chứa tâm O.
-Vẽ hình số 11
+VD2: Cho Tứ diện đều ABCD. 
-Vẽ hình số 12
-Định nghĩa 2: (SGK)
Hoạt động 3: Giới thiệu hình bát diện đều .
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
- Giới thiệu hình bát diện đều và 
Hỏi:
Hình bát diện đều có mặt phẳng đỗi xứng không? Nếu có thì có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng ?
+4 nhóm thảo luận và trả lời
III Hình bát diện đều.
-Vẽ hình bát diện đều
Hoạt động 4: Phép dời hình và các ví dụ.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
-Hỏi:
Có bao nhiêu phép dời hình cơ bản trong mặt phẳng mà em đã học?
-Phát biểu: định nghĩa phép dời hình trong không gian
-Hỏi: 
Phép dời hình trong không gian biến mặt phẳng thành ________?
- Phát biểu:
*Phép đối xứng qua mặt phẳng là một phép dời hình
* Ngoài ra còn có một số phép dời hình trong không gian thường gặp là : phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm
+Suy nghĩ và trả lời
+Suy nghĩ và trả lời
- Chú ý lắng nghe và ghi chép
IV. Phép dời hình trong không gian và sự bằng nhau của các hình.
+Định nghĩa:
Hoạt động 5: 
Củng cố và hướng dẫn Học sinh học ở nhà: 5’
Bài tập: Tìm các mặt phẳng đối xứng của các hình sau:
hình chóp tứ giác đều.
Hình chóp cụt tam giác đều.
Hình hộp chữ nhật không có mặt nào vuông.
Ngày soạn: 21/09/2008 Ngày giảng:24/09/2008 
TIẾT SOẠN: 05 
§2 PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG
SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN
A.MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
- Qua bài học, học sinh hiểu được phép đối xứng qua mặt phẳng trong không gian cùng với tính chất cơ bản của nó.
- Sự bằng nhau của 2 hình trong không gian là do có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
2. Về kỹ năng: 
- Dựng được ảnh của một hình qua phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Xác định mặt phẳng đối xứng của một hình.
3. Về Tư duy thái độ: 
- Phát huy khả năng nhìn nhận, phân tích, khai thác hiểu bản chất các đối tượng.
- Nghiêm túc chính xác, khoa học.
B. CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	Đối với Giáo viên: - Giáo án, công cụ vẽ hình, bảng phụ.
 - PPGD: Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm.
	Đối với học sinh: SGK, công cụ vẽ hình.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
Định nghĩa phép dời hình trong không gian, nêu một số phép dời hình đặc biệt trong không gian mà em đã học 
Nêu tính chất cơ bản của phép dời hình trong không gian và trong mặt phẳng nói riêng.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự bằng nhau của 2 hình.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
5’
5’
Phát biểu:
- Trong mặt phẳng 2 tam giác có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau là 2 tam giác bằng nhau, hay 2 đường tròn có bán kính bằng nhau là bằng nhau. 
Hỏi :
Lý do nào?
Hỏi:
-Câu trả lời của em có còn đúng trong không gian không? - VD trong không gian có 2 tứ diện có những cặp cạnh từng đôi một tương ứng bằng nhau thì có bằng nhau không? 
-Nếu có thì phép dời hình nào đã làm được việc này ? trường hợp này chung ta nghiên cứu định lý 2 trang 13.
- Chú ý lắng nghe.
- Trả lời: có một phép dời hình trong mặt phẳng biến hình này thành hình kia.
- Suy nghĩ và trả lời.
+, Định nghĩa ( 2 hình bằng nhau)
Hoạt động 3: Nghiên cứu tìm hiểu và chứng minh định lý 2.
20’
- Cho học sinh đọc dịnh lý và hướng dẫn cho học sinh chứng minh trong từng trường hợp cụ thể
Phát biểu:
Từ định nghĩa và định lý 2 ta thừa nhận 2 hệ quả 1 và 2 trang 14
- Đọc định lý
- Xem chứng minh và phát biểu từng trường hợp qua gợi ý của giáo viên.
- Định lý 2 (SGK)
-Hệ quả1: (SGK)
-Hệ quả 2: (SGK)
Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà: 5’
- Củng cố phép đối xứng qua mặt phẳng.
- Học sinh về nhà ôn bài, tìm thêm một số VD thực tiễn trong cuộc sống mô tả hình ảnh đối xứng qua mặt phẳng.
- PP chứng minh sự bằng nhau của các hình đa diện.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Sử dụng bài tập 8 trang 15 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docHHNC12_T03+T04+T05.doc