Giáo án Hình học 12 nâng cao tiết 4: Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của khôí đa diện (t2)

Giáo án Hình học 12 nâng cao tiết 4: Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của khôí đa diện (t2)

PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG

VÀ SỰ BẰNG NHAU CỦA KHÔÍ ĐA DIỆN(T2)

A.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: -Nắm được phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của 2 khối đa diện.

-Hiểu được định nghĩa phép dời hình, phép đối xứng qua mặt phẳng và tính chất bảo toàn khoảng cách của nó.

2.Về kỹ năng:

-Nhận biết được một mặt phẳng nào đó có phải là mặt phẳng đối xứng của 1 hình đa diện hay không.

-Nhận biết được 2 hình đa diện bằng nhau trong các trường hợp không phức tạp.

-Vận dụng được vào giải các bài tập SGK

3.Về tư duy, thái độ: -Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích, gợi mở

 

doc 3 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 nâng cao tiết 4: Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của khôí đa diện (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết
 4
	 Ngày soạn 15/09/2008
PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG
VÀ SỰ BẰNG NHAU CỦA KHÔÍ ĐA DIỆN(T2)
A.Mục tiêu:
1.Về kiến thức: -Nắm được phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của 2 khối đa diện.
-Hiểu được định nghĩa phép dời hình, phép đối xứng qua mặt phẳng và tính chất bảo toàn khoảng cách của nó.
2.Về kỹ năng: 
-Nhận biết được một mặt phẳng nào đó có phải là mặt phẳng đối xứng của 1 hình đa diện hay không.
-Nhận biết được 2 hình đa diện bằng nhau trong các trường hợp không phức tạp.
-Vận dụng được vào giải các bài tập SGK
3.Về tư duy, thái độ: -Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập 
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích, gợi mở
C.Chuẩn bị của GV và HS:
1.Giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học
2.Học sinh: -Học sinh: Kiến thức cũ, bài tập, dụng cụ học tập.
D.Tiến trình bài học:
I.Ổn định tổ chức(1’): Kiểm tra sĩ số lớp 12A vắng..
II.Kiểm tra bài cũ(5’)
? Nêu định nghĩa phép đối xứng qua mặt phẳng, phép dời hình và 2 hình bằng nhau.
III.Bài mới:
1)Đặt vấn đề
2)Triển khai bài
a)Hoạt động 11:(20’ ) Bt về xác định mặt phẳng đối xứng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*GV Yêu cần học sinh làm bài tập 6/15 (SGK)?
(Gọi 4 HS làm 4 câu lần lượt : a, b, c, d)
-Gọi HS nhận xét từng câu
-Nhận xét và đánh giá
*GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 7/15 (SGK)
(Gọi 3 HS làm 3 câu lần lượt: a, b, c)
GV: Giả sử ta gọi tên:
+Hình chóp tứ giác đều: 
S ABCD
+Hình chóp cụt tam giác đều : ABC
+Hình hộp chữ nhật là : ABCD, A'B'C'D'
-Gọi HS nhận xét từng câu
-Nhận xét và đánh giá
*GV: Yêu cầu HS làm bài tập 8/17 (SGK)?
(Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày KQ lần lượt a, b).
-Gọi hs nhận xét
-Nhận xét.
Bài 6/15:
a) a trùng với a' khi a nằm trên mp (P) hoặc a vuông góc mp (P)
b) a // a' khi a // mp (P)
c) a cắt a' khi a cắt mp (P) nhưng không vuông góc với mp (P)
d) a và a' không bao giờ chéo nhau.
Bài 7/17:
a) Đó là : mp (SAC), mp (SBD), mp trung trực của AB (đồng thời của CD) và mp trung trực của AD (đồng thời của BC)
b) Có 3 mp đối xứng : là 3 mp trung trực của 3 cạnh: AB, BC, CA
c) Có 3 mp đối xứng : là 3 mp trung trực của 3 cạnh : AB, AD, AA'
Bài 8/17:
a) Gọi O là tâm của hình lập phương phép đối xứng tâm O biến các đỉnh của hình chóp A . A'B'C'D' thành các đỉnh của hình chóp C'. ABCD. Vậy 2 hình chóp đó bằng nhau.
b) Phép đối xứng qua mp (ADC'B') biến các đỉnh của hình lăng trụ ABC. A'B'C' thành các đỉnh của hình lăng trụ AA'D' , BB'C' nen 2 hình lăng trụ đó bằng nhau. 
b)Hoạt động 2(15)’ Giải bài tập 9/17 ( SGK 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
(Gọi 2 học sinh lên bảng, trình bày kết quả).
GV: MN + M'N' = 2HK
-Gọi HS nhận xét
-Nhận xét
Bài 19/17:
*Nếu phép tịnh tiến theo v biến 2 điểm M, N lầm lượt thành M', N' thì : 
MM' = NN' = v MN = M'N'. 
Do đó: MN = M'N'.
Vậy phép tịnh tiến là 1 phép dời hình.
*Giả sử PĐX qua đường thẳng d biến 2 điểm M, N lần lượt thành M', N'
Gọi H và K lần lượt là trung điểm MM' và NN' 
Ta có : MN + M'N' – 2HK
MN – M'N' = HN- HM – HN' + HM'
 = N'N + MM'
Vì 2 vectơ MM' và NN' đều vuông góc HK nên : (MN + M'N') (MN - M'N') = 2HK (N'N + MM')
 = 0
 MN2 = M'N'2 hay MN = M'N'
Vậy phép đối xứng qua d là 2 phép dời hình.
IV. Củng cố:( 3’)
 -Nắm vứng được các KN cơ bản: 
 + Phép đối xứng qua mp, phép dời hình, mp đối xứng của hình đa diện, sự bằng nhau của hình đa diện.
V . Dặn dò: (1’)
 +Học bài nắm vững lý thuyết
 +Làm lại các bài tập
 +Đọc trước phần phép vi tự trong không gian
VI. Bổ sung rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docHH12t5.doc