Giáo án Hình học 12 chuẩn - Tiết 1 đến 5

Giáo án Hình học 12 chuẩn - Tiết 1 đến 5

Chương I: KHỐI ĐA DIỆN

Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.

 Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.

 Kĩ năng:

 Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.

 Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.

 Thái độ:

 Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.

 Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.

 Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1515Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 chuẩn - Tiết 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết soạn thứ 01 	Ngày soạn : 25/08/2012 Chương I: KHỐI ĐA DIỆN
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	Không
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối lăng trụ và khối chóp(10’)
H1. Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
H2. Nêu một số hình ảnh thực tế về hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
Đ1. Các nhóm thảo luận và phát biểu.
Đ2. 
– HLT: hộp bánh, 
– HC: kim tự tháp, 
– HCC: quả cân, 
I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP
· Khối lăng trụ (khối chóp, khối chóp cụt) là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) kể cả hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) ấy.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình đa diện và khối đa diện(10’)
· GV cho HS quan sát một số hình cụ thể và hướng dẫn rút ra nhận xét.
· GV cho HS nêu định nghĩa hình đa diện.
· GV giới thiệu một số hình và cho HS nhận xét hình nào là hình đa diện, không là hình đa diện.
· GV hướng dẫn HS nhận xét.
H1. Nêu một số vật thể thực tế là những khối đa diện?
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
· HS quan sát và trả lời.
– Hình đa diện:
– Không là hình đa diện:
Đ1. Viên kim cương, 
II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thoả mãn hai tính chất:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể: hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
2. Khái niệm về khối đa diện
· Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình đa diện tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
 Miền trong – Miền ngoài
· Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phép dời hình trong không gian(10’)
H1. Nhắc lại định nghĩa phép biến hình và phép dời hình trong mặt phẳng?
H2. Nhắc lại định nghĩa các phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, đối xứng trục trong mặt phẳng?
Đ1. HS nhắc lại.
Đ2. HS nhắc lại.
III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU
1. Phép dời hình trong không gian
a) Phép tịnh tiến theo vectơ 
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P)
c) Phép đối xứng tâm O
d) Phép đối xứng qua đường thẳng D
Nhận xét:
Hoạt động 4: Áp dụng tìm ảnh của một hình qua một phép dời hình(5’)
· Hướng dẫn HS thực hiện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
VD1: Cho hình lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢ có tâm O. Tìm ảnh của tứ giác ABCD qua:
a) Phép tịnh tiến theo .
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (BB¢D¢D).
c) Phép đối xứng tâm O.
d) Phép đối xứng qua đường thẳng AC¢.
Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm hai hình bằng nhau(5’)
H1. Tìm phép dời hình biến hình này thành hình kia?
Đ1. Xét phép đối xứng tâm O.
2. Hai hình bằng nhau
· Hai hình đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
· Hai đa diện đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
VD2: Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. Chứng minh hai lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢ bằng nhau.
Hoạt động 6: Củng cố(5’)
Nhấn mạnh:
– Khái niệm hình đa diện, khối đa diện.
Câu hỏi: Cho VD về khối đa diện, không là khối đa diện?
– Cách chứng minh hai đa diện bằng nhau.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2 SGK.
Đọc tiếp bài "Khái niệm về khối đa diện".
Duyệt của TCM GV soạn
 Tiết soạn thứ 02	Ngày soạn : 25/08/2012
KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.
Biết khái niệm hai hình đa diện bằng nhau.
	Kĩ năng: 
Vẽ thành thạo các khối đa diện đơn giản.
Vận dụng thành thạo một số phép biến hình.
Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện đơn giản.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về khối đa diện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Nêu khái niệm hai hình đa diện bằng nhau?
	Đ. Có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân chia và lắp ghép các khối đa diện(12’)
· Cho HS quan sát 3 hình (H), (H1), (H2) và hướng dẫn HS nhận xét.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
– (H1), (H2) không có chung điểm trong nào.
– (H1), (H2) ghép lại thành (H).
IV. PHÂN CHIA VÀ LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN
Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối đa diện (H1) và (H2) sao cho (H1) và (H2) không có chung điểm trong nào thì ta nói có thể chia được khối đa diện (H) thành hai khối đa diện (H1) và (H2), hay có thể lắp ghép hai khối đa diện (H1) và (H2) với nhau để được khối đa diện (H).
Hoạt động 2: Phân chia và lắp ghép các khối đa diện(25’)
· GV hướng dẫn HS chia các khối đa diện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
VD1: Cho khối lập phương ABCD.A¢B¢C¢D¢.
a) Chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ.
b) Chia khối lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ thành 3 khối tứ diện.
Nhận xét: Một khối đa diện bất kì luôn có thể phân chia được thành những khối tứ diện.
· Cho các nhóm thực hiện.
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
Chia lăng trụ thành 5 tứ diện AA’BD, B’A’BC’, CBC’D, D’C’DA’ và DA’BC’.
VD2: Chia một khối lập phương thành 5 khối tứ diện.
H1. Nêu cách chia?
H2. Nêu cách chứng minh các khối tứ diện bằng nhau?
Đ1.
+ Chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢.
+ Chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành 3 tứ diện BA’B’D’, AA’BD’ và ADBD’.
 + Chứng minh 3 khối tứ diện bằng nhau:
+ Làm tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’.
Þ Chia được hình lập phương thành 6 tứ diện bằng nhau.
VD3: Chia một khối lập phương thành 6 khối tứ diện bằng nhau.
Hoạt động 3: Củng cố(3’)
Nhấn mạnh:
– Cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Đọc trước bài "Khối đa diện lồi và khối đa diện đều".
Duyệt của TCM GV soạn
 Tiết soạn thứ 03	Ngày soạn : 26/08/2012
KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Nắm được định nghĩa khối đa diện lồi.
Hiểu được thế nào là khối đa diện đều.
Nhận biết được các loại khối đa diện đều.
	Kĩ năng: 
Biết phân biệt khối đa diện lồi và không lồi.
Biết được một số khối đa diện đều và chứng minh được một khối đa diện là đa diện đều.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về khối đa diện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Nêu khái niệm khối đa diện?
	Đ. 
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối đa diện lồi(10’)
· GV cho HS quan sát một số khối đa diện, hướng dẫn HS nhận xét, từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện lồi.
H1. Cho VD về khối đa diện lồi, không lồi?
Khối đa diện lồi
Khối đa diện không lồi
Đ1. Khối lăng trụ, khối chóp, 
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI
Khối đa diện (H) đgl khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H). Khi đó đa diện xác định (H) đgl đa diện lồi.
Nhận xét: Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm khối đa diện đều(15’)
· Cho HS quan sát khối tứ diện đều, khối lập phương. Từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện đều.
· GV giới thiệu 5 loại khối đa diện đều.
H1. Đếm số đỉnh, số cạnh, số mặt của các khối đa diện đều?
Đ1. Các nhóm đếm và điền vào bảng.
II. KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có các tính chất sau:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy đgl khối đa diện đều loại (p; q).
Định lí: Chỉ có 5 loại khối đa diện. Đó là các loại [3; 3], [4; 3], [3; 4], [5; 3], [3; 5].
Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều
Hoạt động 3: Áp dụng chứng minh khối đa diện đều(12’)
H1. Nêu các bước chứng minh?
Đ1.
– Chứng minh các mặt đều là những đa giác đều.
– Xác định loại khối đa diện đều.
VD1: Chứng minh rằng:
a) Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của một hình bát diện đều.
b) Tâm các mặt của một hình lập phương là các đỉnh của một hình bát diện đều.
Hoạt động 4: Củng cố(3’)
Nhấn mạnh:
– Nhận dạng khối đa diện đều.
– Cách chứng minh khối đa diện đều.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
Đọc tiếp bài "Khái niệm về khối đa diện".
Duyệt của TCM GV soạn
 Tiết soạn thứ 04	 	Ngày soạn : 26/08/2012
KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Nắm được khái niệm thể tích của khối đa diện.
Nắm được các công thức tính thể tích của một số khối đa diện cụ thể.
	Kĩ năng: 
Tính được thể tích của khối lăng trụ, khối chóp.
Tính được tỉ số thể tích các khối đa diện được tách ra từ một khối đa diện.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về khối đa diện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (5')
	H. Thế nào là khối đa diện lồi, khối đa diện đều? Nêu một số công thức tính thể tích đã biết?
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thể tích khối đa diện(10’)
· GV nêu một số cách tính thể tích vật thể và nhu cầu cần tìm ra cách tính thể tích những khối đa diện phức tạp.
· GV giới thiệu khái niệm thể tích khối đa diện.
· HS tham gia thảo luận.
Nêu một công thức tính thể tích đã biết.
I. KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
· Thể tích của khối đa diện (H) là một số dương duy nhất V(H) thoả mãn các tính chất sau:
a) Nếu (H) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V(H) = 1.
b) Nếu hai khối đa diện (H1), (H2) bằng nhau thì V(H1)=V(H2).
c) Nếu khối đa diện (H) được phan chia thành hai khối đa diện (H1), (H2) thì 
	V(H) = V(H1) + V(H2).
· V(H) cũng đgl thể tích của hình đa diện giới hạn khối đa diện (H).
· Khối lập phương có cạnh bằng 1 đgl khối lập phương đơn vị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thiết lập công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật(10’)
· GV hướng dẫn HS tìm cách tính thể tích của khối hộp chữ nhât.
VD1: Tính thể tích của khối hộp chữ nhật có 3 kích thước là những số nguyên dương.
H1. Có thể chia (H1) thành bao nhiêu khối (H0) ?
H2. Có thể chia (H2) thành bao nhiêu khối (H1) ?
H3. Có thể chia (H) thành bao nhiêu khối (H2) ?
· GV nêu định lí.
Đ1. 5 Þ V(H1) = 5V(H0) = 5
Đ2. 4 Þ V(H2) = 4V(H1) = 4.5
	= 20
Đ3. 3 Þ V(H) = 3V(H2) = 3.20
	= 60
định lí: Thể tích của một khối hộp chữ nhật bằng tích ba kích thước của nó.
	V = abc
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính thể tích khối lăng trụ(5’)
H1. Khối hộp chữ nhật có phải là khối lăng trụ không?
· GV giới thiệu công thức tính thể tích khối lăng trụ.
Đ1. Là khối lăng trụ đứng.
II. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ
Định lí: Thể tích khối lăng trụ bằng diện tích đáy B nhân với chiều cao h.
V = Bh
Hoạt động 4: Áp dụng tính thể tích khối lăng trụ(5’)
· Cho HS thực hiện.
· Các nhóm tính và điền kết quả vào bảng.
VD1: Gọi S, h, V lần lượt là thể diện tích đáy, chiều cao và thể tích khối lăng trụ. Tính và điền vào ô trống:
S
h
V
8
7
8
4
8
4
12
Hoạt động 5: Củng cố(5’)
Nhấn mạnh:
– Công thức thể tích khối lăng trụ, khối chóp.
– Tính chất của hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều.
Duyệt của TCM GV soạn
 Tiết soạn thứ 05	 	Ngày soạn : 26/08/2012
KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN (tt)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Nắm được khái niệm thể tích của khối đa diện.
Nắm được các công thức tính thể tích của một số khối đa diện cụ thể.
	Kĩ năng: 
Tính được thể tích của khối lăng trụ, khối chóp.
Tính được tỉ số thể tích các khối đa diện được tách ra từ một khối đa diện.
	Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối đa diện.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình chóp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (5')
	H. Nhắc lại định nghĩa và tính chất của hình chóp đều?
	Đ. 
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức tính thể tích khối chóp(5’)
· GV giới thiệu công thức tính thể tích khối chóp.
H1. Nhắc lại khái niệm đường cao của hình chóp?
Đ1. Đoạn vuông góc hạ từ đỉnh đến đáy của hình chóp.
III. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP
Định lí: Thể tích khối chóp bằng diện tích đáy B nhân với chiều cao h.
	V = 
Hoạt động 2: Áp dụng tính thể tích khối chóp(5’)
· Cho HS thực hiện.
· Các nhóm tính và điền kết quả vào bảng.
VD1: Gọi S, h, V lần lượt là thể diện tích đáy, chiều cao và thể tích khối chóp. Tính và điền vào ô trống:
S
h
V
8
7
8
4
8
4
12
Hoạt động 3: Vận dụng tính thể tích của khối chóp(25’)
H1. Tính chiều cao của hình chóp ?
H2. Tính thể tích khối chóp C.A¢B¢C¢ theo V ?
H3. Nhận xét thể tích của hai khối chóp C.ABFE và C.ABB¢A¢ ?
H4. So sánh diện tích của hai tam giác C¢FE và C¢B¢A¢ ?
H5. Tính thể tích khối (H) ?
Đ1.
a) h = SO = 
	= 
b) 
Þ 
Đ2. 
	VC.A¢B¢C¢ = 
Þ VABB¢A¢ = 
Đ3. 
VC.ABFE = VC.ABB¢A¢ = 
Đ4. SDC¢FE = 4SDC¢B¢A¢
Þ VC.E¢F¢C¢ = 
Đ5. V(H) = 
Þ 
BT1: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC. Tính thể tích khối chóp nếu biết:
a) AB = a và SA = b.
b) SA = b và góc giữa mặt bên và đáy bằng a.
BT2: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A¢B¢C¢. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AA¢, BB¢. Đường thẳng CE cắt C¢A¢ tại E¢. Đường thẳng CF cắt C¢B¢ tại F¢. Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC.A¢B¢C¢.
a) Tính thể tích khối chóp C.ABFE theo V.
b) Gọi khối đa diện (H) là phần còn lại của khối lăng trụ ABC.A¢B¢C¢ sau khi cắt bỏ đi khối chóp C.ABFE. Tính tỉ số thể tích của (H) và của khối chóp C.C¢E¢F¢.
Hoạt động 4: Củng cố(3’)
Nhấn mạnh:
– Công thức thể tích khối chóp.
– Tính chất của hình chóp đều.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
Duyệt của TCM GV soạn
 Tiết soạn thứ 06	 	Ngày soạn : 26/08/2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an gtich 12 chuan.doc