Giáo án Hình học 12 CB: Ôn chương 3 và ôn học kỳ 2

Giáo án Hình học 12 CB: Ôn chương 3 và ôn học kỳ 2

Tiết 42 : ÔN TẬP CHƯƠNG III

I. MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

+ Học sinh nắm vững hệ tọa độ trong không gian, tọa độ của véc tơ , của điểm, phép toán về véc tơ.

+ Viết được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng và vị trí tương đối của chúng.

+ Tính được các khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.

2. Về kiến thức:

 + Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.

 + Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.

 + Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.

3. Về tư duy và thái độ:

 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.

 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.

 

doc 11 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 CB: Ôn chương 3 và ôn học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2011
Tiết 42 : ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I. MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
+ Học sinh nắm vững hệ tọa độ trong không gian, tọa độ của véc tơ , của điểm, phép toán về véc tơ.
+ Viết được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng và vị trí tương đối của chúng.
+ Tính được các khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.
2. Về kiến thức:
 + Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.
 + Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
 + Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.
3. Về tư duy và thái độ:
 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.
 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: giải bài tập ôn chương, các kiến thức cơ bản trong chương.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp , hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giải bài 1
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 1a; 1b
- Nhẩm, nhận xét , đánh giá
- Hỏi để học sinh phát hiện ra cách 2: không
 đồng phẳng
-H: Khoảng cách từ A đến(BCD) được tính như thế nào?
- Hai học sinh được lên bảng.
- Lớp theo dõi; nhận xét, nêu ý kiến khác.
-Trả lời câu hỏi và áp dụng vào bài tập 1c.
Bài 1:
a/P/trình mp(BCD):
x-2y-2z+2 = 0 (1) 
Tọa độ điểm A không thỏa mãn phương trình mp(1) nên A không thuộc mặt phẳng (BCD)
b/ cos(AB,CD)=
Vậy (AB,CD)= 450
c/ d(A, (BCD)) = 1
Hoạt động 2: Giải bài 4, 6, 2
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Hướng dẫn gợi ý học sinh làm .
H: Tìm véctơ chỉ phương của đường thẳng AB? ∆?
a/Gợi ý, hướng dẫn để học sinh tự tìm ra cách giải 
bài 6a
b/ Hỏi quan hệ giữa và ?
H: Nêu phương trình mặt cầu?
-Tìm tâm và bán kính r của (S) ở bài tập 2a
-Gợi mở để h/s phát hiện ra hướng giải bài 2c
- Hai học sinh lên bảng giải bài tập 4a; 4b
- Theo dõi, nhận xét
- Từ hướng dẫn của giáo viên rút ra cách tìm giao điểm của đường và mặt.
Suy nghĩ, trả lời, suy ra hướng giải quyết bài tập 6b.
Trả lời câu hỏi của giáo viên, trình bày bài giải lên bảng. 
Suy ra hướng giải bài 2c
Bài 4:
a/ = (2;-1;3); phương trình đường thẳng AB:
b/(∆) có vécctơ chỉ phương 
và đi qua M nên p/trình tham số của ():
Bài 6: a/Toạ độ giao điểm của đường thẳng d và mplà nghiệm của hệ phương trình:
ĐS: M(0; 0; -2)
b/ Ta có vtpt của mplà:
.P/t mp:
4(x- 0)+ 3(y- 0)+ (z+ 2)= 0
 4x + 3y + z +2 = 0.
Bài 2:
a/ Tâm I(1, 1, 1)
 Bán kính .
b/(S):(x-1)2+(y-1)2+(z-1)2=62
c/ Mptiếp xúcvới mặt cầu(S) tại A, Suy ra có vtpt là . Vậy phương trình của mp là:
5(x-6) + 1(y-2) – 6(z+5)=0
Hay 5x + y – 6z – 62 = 0.
4. Củng cố:
	- Các yếu tố cần thiết để lập phương trình: đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
	- Cách xác định điểm đối xứng của M qua mp, qua đường thẳng 
5. Bài tập về nhà : Các BT còn lại 
Ngày soạn: 05/4/2011
Tiết 43 : ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
+ Học sinh nắm vững hệ tọa độ trong không gian, tọa độ của véc tơ , của điểm, phép toán về véc tơ.
+ Viết được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng, pt mặt phẳng và vị trí tương đối của chúng.
+ Tính được các khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.
2. Về kiến thức:
+ Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.
+ Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
+ Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.
3. Về tư duy và thái độ:
 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.
 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: giải bài tập ôn chương, các kiến thức cơ bản trong chương.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp , hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài toán vận dụng kiến thức tổng hợp
Gọi 2 h/sinh lên bảng giải bài tập 7a, 7b.
-Theo dõi, nhận xét, đánh giá 
Vẽ hình, gợi mở để h/sinh phát hiện ra đ/thẳng 
Vẽ hình, hướng dẫn học sinh nhận ra hình chiếu H của M trên mpvà cách xác định H 
Hai h/sinh lên bảng giải.
Lớp theo dõi, nhận xét.
Quan sát, theo dõi đễ phát hiện 
Theo dõi, suy nghĩ nhìn ra H và cách tìm H
Bài 7: SGK
a/ Pt mpcó dạng:
6(x+1) – 2(y-2) – 3(z+3) = 0
Hay 6x -2y - 3z +1 = 0
b/ ĐS M(1; -1; 3).
c/ Đường thẳng thoả mãn các yêu cầu của đề bài chính là đường thẳng đi qua A và M. Ta có . 
Vậy p/trình đường thẳng :
Bài 9: Gọi d là đường thẳng qua M và vuông góc với mp, pt đt (d) là:
d cắt tại H. Toạ độ của H là nghiệm của hệ: 
Suy ra H(-3; 1; -2).
Hoạt động 2: Hướng dẫn những bài tập 10, 11,12.
-Treo bảng phụ 2
- Hướng dẫn, gợi ý học sinh phát hiện ra hướng giải bài tập 11
-Vẽ hình
-Gợi mở, hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải bt này.
- Nhìn bảng phụ
- Theo dõi, suy nghĩ và tìm ra cách giải 
bài tập 11.
Nhìn hình ,suy nghĩ và tìm ra cách giải.
Bài 11:
 cắt d g/điểm M(t; -4+t; 3-t)
 cắt d’ g/điểm 
N(1-2t’;-3+t’;4-5t’)
Suy ra p/trình 
Bài 12: 
- Tìm hình chiếu H của A trên
-A’ là điểm đối xứng của A qua
Khi H là trung điểm AA/.
Từ đó suy toạ độ A/.
	4. Củng cố:
	- Các yếu tố cần thiết để lập phương trình: đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
	- Cách xác định điểm đối xứng của M qua mp, qua đường thẳng 
	5. Bài tập về nhà : Hoàn thành bài tập 8; 11; 12. 
Ngày soạn: 15/4/2011
Tiết : 47 ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
+ Nắm được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng, pt mặt phẳng và vị trí tương đối của chúng.
+ Nắm được các CT tính khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.
2. Về kiến thức:
+ Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.
+ Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
+ Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.
3. Về tư duy và thái độ:
 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.
 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: giải bài tập ôn chương, các kiến thức cơ bản trong chương.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp , hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: xen với BT
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
H: Nêu pttq của mp (P ) đi qua M (x0, y0, z0 ) và có một VTPT = (A, B, C)?
H: Nêu ptts của đt (d ) đi qua M (x0, y0, z0 ) và có một VTCP = (a,b, c)?
H: Nêu cách lập PTTQ của mp qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng?
H: Nêu PP tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên mp? của diểm lên đt?
H: Tìm toạ độ M’ đối xứng với M qua đt d?
Chý ý: Tìm toạ độ điểm H là hình chiếu vuông góc của M lên mp(P): tương tự thay đt d bởi mp(P) và mp(P) bởi đt d
H: Nêu pt mặt cầu tâm I và bk R?
- Xđịnh VTPT của mp(ABC) là =[]
- Viết pttq của mp (ABC) qua A và có VTPT =[]
* PP tìm toạ độ điểm H là hình chiếu vuông góc của M lên đt d
+ Viết PTTQ của mp(P) qua M và vuông góc với đt d (dạng 8 pt mp)
+ Toạ độ H=d(P)
* PP tìm toạ độ M’ đối xứng với M qua đt d:
+ M’ đối xứng với M qua đt d nên H là trung điểm của MM’ => toạ độ M’
Lý thuyết:
* Mp (P) có vectơ pháp tuyến và đi qua điểm M(x0;y0;z0) có phương trình: 
A(x –x0) + B(y – y0) + C(z – z0) +D =0
* Đt (d) đi qua điểm M(x0;y0;z0) và có vectơ chỉ phương có PT tham số 
* (d) có PT chính tắc 
Bài tập: 
Bài 1: Trong không gian với hệ toạ độ , cho điểm A( -1;-2;0), B(2;1;-2), C(0;0;1)
1, Viết ptmp(ABC)
2, Tìm toạ độ hình chiếu vuông góc của M(1;-1;2) lên mp(ABC)
Bài 2: Trong không gian Oxyz cho đt và điểm A(3; 2; 0).
1. Viết ptđt qua A và song song với . 2. Tìm tọa độ điểm B đxứng với A qua .
Bài 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho 3 điểm A (3; 4; 1), B (2; 3; 4) và điểm M (1; 0; 2)
1.Viết pt chính tắc của đt AB
2.Viết ptmp qua M và vuông góc với đt AB.
Bài 4: Trong hệ tọa độ Oxyz cho 2 điểm A(1; 2; -3) và B(2; -3; -2)
1. Tìm tọa độ điểm C sao cho 
2. Lập pt mặt cầu đi qua điểm A và 
có tâm B.
	Củng cố:
	- Các yếu tố cần thiết để lập phương trình: đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
	- Cách xác định điểm đối xứng của M qua mp, qua đường thẳng 
	Dặn dò: Làm các BT trong đề cương ôn tập TN. 
Ngày soạn: 15/4/2011
Tiết : 48 ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
+ Nắm được phương trình mặt cầu, phương trình đường thẳng, pt mặt phẳng và vị trí tương đối của chúng.
+ Nắm được các CT tính khoảng cách: giữa hai điểm, từ một điểm đến mặt phẳng.
2. Về kiến thức:
+ Rèn luyện kỹ năng làm toán trên véc tơ.
+ Luyện viết phương trình mặt cầu, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng.
+ Phối hợp các kiến thức cơ bản, các kỹ năng cơ bản để giải các bài toán mang tính tổng hợp bằng phương pháp tọa độ.
3. Về tư duy và thái độ:
 + Rèn luyện tính chính xác, tư duy lôgíc.
 + Rèn khả năng quan sát sự liên hệ giữa song song và vuông góc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: giải bài tập ôn chương, các kiến thức cơ bản trong chương.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp , hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: xen với BT
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
H: Nêu pttq của mp (P ) đi qua M (x0, y0, z0 ) và có một VTPT = (A, B, C)?
H: Nêu ptts của đt (d ) đi qua M (x0, y0, z0 ) và có một VTCP = (a,b, c)?
H: Nêu PP tìm toạ độ giao điểm của đt d và mp(P)?
H: Nêu pt mặt cầu tâm I và bk R?
H: Nêu CT tính khoảng các từ 1 điểm đến 1 mp? 
H: Nêu các PP chứng minh tam giác vuông?
H: Nêu cách lập PTTQ của mp qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng?
H: Nêu CT tính thể tích khối tứ diện? Từ đó nêu cách tính câu 2?
GV đưa ra PP tìm hình chiếu vuông góc d’ của d lên mp(Oxz)
HS trả lời
Xét hệ gồm pt đt và mp
=>giải hệ tìm t, tìm x,y,z
M(x0,y0,z0) 
mp (P) :Ax +By +Cz +D =0 d(M,(P)) =
+ Dùng Pytago: tính AB, BC, AC
+ Dùng tích vô hướng
+ pttq của mp (ABC) qua A và có VTPT =[]
Lý thuyết:
* Mp (P) có vectơ pháp tuyến và đi qua điểm M(x0;y0;z0) có phương trình: 
A(x –x0) + B(y – y0) + C(z – z0) +D =0
* Đt (d) đi qua điểm M(x0;y0;z0) và có vectơ chỉ phương có PT tham số 
* (d) có PT chính tắc 
Bài tập: 
Bài 1: Trong không gian Oxyz, cho đt(d): 
và mp(P): 2x + y – 2z + 3 = 0.
1.Gọi M là giao điểm của (d) với (P). Tìm tọa độ điểm M.
2.Lập pt mặt cầu (C) có tâm thuộc (d) tiếp xúc với (P) và có bán kính R = 1
Bài 2: Trong không gian Oxyz cho tam giác ABC biết 
1. ABC là tam giác vuông. Tính diện tích tam giác ABC 
2.Viết ptmp (ABC).Tính thể tích tứ diện OABC (O là gốc toạ độ)
Bài 3: Trong không gian Oxyz cho mp(P): 2x+y-z-5=0 
và đt (d): 
Xđ toạ độ giao điểm A của đt d và mp(P).
Tính khoảng cách từ M(0,1,2) đến mp(P)
Viết pt hình chiếu vuông góc d’ của d lên mp(Oxz)
	Củng cố:
	- Các yếu tố cần thiết để lập phương trình: đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
	- Cách xác định điểm đối xứng của M qua mp, qua đường thẳng 
	Dặn dò: Làm các BT trong đề cương ôn tập TN. 
Ngày soạn: 16/4/2011
Tiết 49-50:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
Kiến thức : Học sinh phải nắm được:
- Khái niệm về đa diện và khối đa diện; Đa diện đều và các loại đa diện.
- Các công thức tính thể tích khối hộp CN, Khối lăng trụ, Khối chóp.
Kỹ năng: Học sinh
- Hiểu và nhớ được các công thức tính thể tích của các khối hộp CN. Khối LTrụ. Khối chóp. Vận dụng được chúng vào việc giải các bài toán về thể tích khối đa diện.
Tư duy thái độ:
- Biết tự hệ thống các kiến thức cần nhớ.
- Tự tích lũy một số kinh nghiệm giải toán
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Chuẩn bị ôn tập trước kiến thức chương I
III. Phương pháp: Phát vấn, gợi mở kết hợp hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: xen với BT
Bài tập:
HOẠT ĐỘNG 4:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
H: Nêu CT tính thể tích khối chóp, khối lăng trụ?
Yêu cầu HS vẽ hình
H: Nêu CT tính thể tích khối chóp tương ứng với mỗi bài?
H: Nêu cách tính độ dài đường cao của khối chóp? cách tính diện tích đáy?
Khối lăng trụ :	V = B.h
Khối chóp:	V = B.h 
Công thức tính thể tích của một số khối đa diện
* Khối lăng trụ :	
	V = B.h
* Khối chóp:	
 V = B.h 
 với B : diện tích đáy của khối đó ; h: chiều cao của khối đó
Bài 1: Cho hình chóp S.ABC, SA = AB = a, SA (ABC), ABC vuông ở B, . Tính thể tích khối chóp S.ABC theo a.
Bài 2: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA =2a. Tính thể tích của khối chóp S.ABCD.
Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B, AB=BC=a; AD=SA=2a, SA vuông góc với đáy. Tính thể tích của khối chóp S.ABCD?
Bài 4: Cho khối chóp đều S.ABC, đáy cạnh a. Các cạnh bên tạo với đáy một góc 60o. Tính thể tích khối chóp đó.
Bài 5: Cho hình chóp tứ giác dều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc . Tính thể tính hình chóp theo a.
Dặn dò: làm các BT ôn tập TN

Tài liệu đính kèm:

  • docôn chương 3 và ôn học kỳ 2.doc