Giáo án Hình học 11 cơ bản kì 1 - THPT Hồng Thái

Giáo án Hình học 11 cơ bản kì 1 - THPT Hồng Thái

CHƯƠNG I

PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

TRONG MẶT PHẲNG

A: PHÉP BIẾN HÌNH PHÉP TỊNH TIẾN (TIẾT 1)

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS nắm được :

1. Khái niệm phép biến hình.

2. Liên hệ được với những phép biến hình đã học ở lớp dưới.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được các phép biến hình.

- Hai phép biến hình khác nhau khi nào.

- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.

3. Thái độ

- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình.

- Có nhiều sáng tạo trong hình học.

- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.

 

doc 109 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 11 cơ bản kì 1 - THPT Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chương I	
phép dời hình và phép đồng dạng 
trong mặt phẳng
a: Phép biến hình phép tịnh tiến (tiết 1)
I/ mục tiêu
1. Kiến thức
HS nắm được :
1. Khái niệm phép biến hình.
2. Liên hệ được với những phép biến hình đã học ở lớp dưới.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được các phép biến hình.
- Hai phép biến hình khác nhau khi nào.
- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II/ Tiến trình dạy học
A- Đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Qua O hãy xác định mối quan hệ của A và C; B và D; AB và CD.
GV: Cho HS trả lời và hướng đến khái niệm phép đối xứng tâm.
Câu hỏi 2.
Cho một vectơ và một điểm A.
a. Hãy xác định B sao cho = b. Hãy xác định B’ sao cho = -.
c. Nêu mối quan hệ giữa B và B’.
GV: Cho HS trả lời và hướng đến phép tịnh tiến.
B- Bài mới
Hoạt động 1
1. Phép biến hình là gì?
Mục đích: Thông qua các ví dụ, hoạt động ta đi đến khái niệm phép biến hình. Ngược lại, thông qua các ví dụ và bài tập để củng cố khái niệm đó.
Thực hiện D1 trong 5 phút. GV treo hình 1.1 và đặt các câu hỏi sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d?
Câu hỏi 2
Hãy nêu cách dựng M’
Câu hỏi 3
Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
Câu hỏi 4
Nếu cho điểm M’ là hình chiếu của M trên d, có bao nhiêu điểm M như vậy?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Chỉ có một đường thẳng duy nhất.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với d, cắt d tại M’.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Có duy nhất một điểm.
Gợi ý trả lời câu hỏi 4
Có vô số điểm như vậy, các điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với d đi qua M’.
ã GV gợi ý khái niệm phép biến hình thông qua D1.
Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là một phép biến hình.
Cho điểm M’ trên đường thẳng d, phép xác định M để M’ là hình chiếu của M không phải là một phép biến hình.
GV cho HS tự phát biểu định nghĩa theo sự hiểu biết của mình, sau đó phát biểu và nêu ý nghĩa của định nghĩa.
Quy tắc tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
Sau đó GV đưa ra các câu hỏi sau:
H1. Hãy nêu một ví dụ của phép biến hình cụ thể là phép đồng nhất.
H2. Cho một đoạn thẳng AB và một điểm O ở ngoài đoạn thẳng đó.
Hãy chỉ ra ảnh của AB qua phép đối xứng tâm O.Hãy chỉ ra ảnh của O qua phép tịnh tiến theo .
Hãy chỉ ra ảnh của O qua phép đối xứng trục AB.Hãy chỉ ra ảnh của B qua phép tịnh tiến theo .
Hãy chỉ ra ảnh của A qua phép tịnh tiến theo .
GV chia nhóm để thực hiện các câu hỏi trên.
Thực hiện D2 trong 5 phút. GV treo hình 1.1 và đặt các câu hỏi sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Hãy chỉ ra M’ như trong D2 .
Câu hỏi 2
Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
Câu hỏi 3
Quy tắc trên có phải phép biến hình hay không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
GV cho một số HS trả lời.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Có vô số điểm M’
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Không, vì vi phạm tính duy nhát của ảnh.
Hoạt động 2
Tóm tắt bài học
1. Quy tắc tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
2. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó gọi là phép đồng nhất.
3. Cho một hình H, phép biến hình F biến H thành H’ ta ký hiệu F(H) = H’, khi đó ta cũng nói H’ là ảnh của H qua phép biến hình F.
Hoạt động 3.
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 1. Các quy tắc sau đây, quy tắc nào không là phép biến hình.
a. Phép đối xứng tâm.
b. Phép đối xứng trục.
c. Quy tắc biến mỗi điểm A thành A’ sao cho AA’ // d.
d. Quy tắc biến mỗi điểm A thành A’ sao cho 
Trả lời. Phương án (c) đúng.
Câu 2. Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau đây:
a. Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO = OA’. Ê
b. Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO // OA’. Ê
c. Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB // A’B’. Ê
d. Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB = A’B’. Ê
Trả lời.
(a)
(b)
(c)
(d)
Đ
S
Đ
Đ
Câu 3. Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau đây:
a. Phép đối xứng trục d biến A thành A’ thì AA’ ^ d. Ê
b. Phép đối xứng trục d biến A thành A’ thì AA’ // d. Ê
c. Phép đối xứng trục d biến A thành A’, B thành B’ thì AB // A’B’. Ê
d. Phép đối xứng trục d biến A thành A’, B thành B’ thì AB = A’B’. Ê
Trả lời.
(a)
(b)
(c)
(d)
Đ
S
Đ
Đ
Câu 4. Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau đây:
a. Phép tịnh tiến theo biến A thành A’ thì AA’ = ỗỗ. Ê
b. Phép tịnh tiến theo biến A thành A’ thì AA’ // giá của Ê
c. Phép tịnh tiến theo biến A thành A’, B thành B’ thì AB // A’B’. Ê
d. Phép tịnh tiến theo biến A thành A’, B thành B’ thì AB = A’B’. Ê
Trả lời.
(a)
(b)
(c)
(d)
Đ
S
Đ
Đ
b. Phép tịnh tiến 
I/ mục tiêu
1. Kiến thức
HS nắm được:
Khái niệm phép tịnh tiến.
Các tính chất của phép tịnh tiến.
Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến
2. Kỹ năng
- Qua (M) tìm được toạ độ M’.
- Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.
- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II/ Tiến trình dạy học
A- Đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Hãy chỉ ra các ảnh của các đỉnh hình bình hành ABCD qua phép tịnh tiến theo .
GV: Cho HS trả lời và hướng đến khái niệm phép tịnh tiến.
Câu hỏi 2. 
Cho một vectơ và một đoạn thẳng AB. Hãy xác định ảnh A’B’ của AB sao cho .
GV: Cho HS trả lời và hướng đến khái niệm phép tịnh tiến.
B- Bài mới 
hoạt động 1
1. Định nghĩa
GV nêu vấn đề: Cho điểm A và vectơ , điểm A’ sao cho gọi là ảnh của phép tịnh tiến điểm A theo vectơ .
GV cho HS phát biểu định nghĩa, sau đó GV nêu định nghĩa trong SGK.
Trong mặt phẳng cho vectơ . Phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho gọi là phép biến hình theo vectơ .
Kí hiệu (M) = M’.
GV đưa ra các câu hỏi sau:
H1. Phép đồng nhất là phép tịnh tiến theo vectơ nào?
H2. Trên hình 1.3 SGK nếu tịnh tiến điểm M’ theo vectơ - thì ta được điểm nào?
GV nêu ví dụ trong SGK, treo hình 1.4, che khuất các điểm A’, B’, C’ ở hình a) và hình H’ ở hình b) và cho HS chỉ ra ảnh của các điểm và các hình trong ví dụ.
GV nên đặt các câu hỏi sau để củng cố:
H3. Trong hình a) hãy chỉ ra các vectơ bằng vectơ .
Thực hiện D1 trong 5 phút.
GV treo hình 1.5 và đặt các câu hỏi sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Nêu hình dạng của các tứ giác ABDE và BCDE.
Câu hỏi 2
So sánh các vectơ và .
Câu hỏi 3
Tìm phép tịnh tiến.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Là những hình bình hành.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Các vectơ này bằng nhau.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Phép tịnh tiến theo vectơ 
Hoạt động 2
2. Tính chất
GV treo hình 1.6 và đặt ra các câu hỏi sau:
H4. Phép tịnh tiến trong hình biến M thành M’; N thành N’. Hãy so sánh MN và M’N’.
H5. Phép tịnh tiến có bảo tồn khoảng cách hay không?
GV gọi một vài HS nêu tính chất 1.
Nếu (M) = M’, (N) = N’ thì MN = M’N’.
H6. Hãy phát biểu tính chất 1 bằng lời.
GV nêu luôn tính chất 2 và cho HS chứng minh trong các trường hợp sau:
+ Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
+ Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng bằng nó.
+ Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng nó.
+ Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
Thực hiện D2 trong 5 phút.
GV đặt các câu hỏi sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
ảnh của ba điểm thẳng hàng qua phép tịnh tiến có thẳng hàng không?
Câu hỏi 2
Nêu cách dựng ảnh của một đường thẳng qua phép tịnh tiến.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Thẳng hàng.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Lấy hai điểm bất kỳ trên d, tìm ảnh của chúng rồi nối các điểm đó lại.
Hoạt động 3
3. Biểu thức toạ độ
GV treo hình 1.8 và đặt ra các câu hỏi:
H7. M(x; y), M’(x’; y’) hãy tìm toạ độ của vectơ 
H8. So sánh a và x’ – x; b và y’ – y.
H9. Hãy rút ra biểu thức liên hệ giữa x, x’ và a; y, y’ và b.
GV cho HS nêu biểu thức toạ độ 
Thực hiện D3 trong 5 phút.
GV đặt các câu hỏi sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Nếu M’ = (x; y) hãy viết biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến này.
Câu hỏi 2
Tìm toạ độ của M’.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
M’ = (4; 1)
Hoạt động 4
Tóm tắt bài học
1. Trong mặt phẳng cho vectơ . Phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho gọi là phép biến hình theo vectơ .
Kí hiệu (M) = M’.
2. Nếu (M) = M’, (N) = N’ thì MN = M’N’.
3. 	- Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng bằng nó.
- Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng nó.
- Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
4. 
Hoạt động 5
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây:
a. Phép tịnh tiến biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó. Ê
b. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.Ê
c. Phép tịnh tiến biến tứ giác thành tứ giác bằng nó. Ê
d. Phép tịnh tiến biến đường tròn thành chính nó. Ê
Trả lời.
(a)
(b)
(c)
(d)
Đ
Đ
S
S
Câu 2. Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây:
a. Phép biến hình không làm thay đổi khoảng cách là phép tịnh tiến. Ê
b. Phép biến hình biến đường thẳng thành đường thẳng là phép tịnh tiến. Ê
c. Phép biến hình biến đường tròn thành đường tròn bằng nó là phép tịnh tiến . Ê
d. Phép biến hình biến tam giác thành tam giác bằng nó là phép tịnh tiến . Ê
Trả lời.
(a)
(b)
(c)
(d)
S
S
S
S
Chọn câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
Câu 3: Cho (1; 1) và A(0; 2). ảnh của A qua phép tịnh tiến theo vectơ có toạ độ là:
a. (1; 1) ;	b. (1; 2); 	c. (1; 3);	d. (0; 2).
Trả lời. (c)
Câu 4. Cho (0; 0) và A(0; 2). ảnh của A qua phép tịnh tiến theo vectơ có toạ độ là:
a. (1; 1) ;	b. (1; 2);	c. (1; 3);	d. (0; 2).
Trả lời. (d)
Câu 5. Cho (-5; 1) và A(0; 0). ảnh của A qua phép tịnh tiến theo vectơ có toạ độ là:
a. (-5; 1) ;	b. (1; 2);	c. (1; 3);	d. (0; 0).
Trả lời. (a)
Câu 6. Cho (1; 1) và A(0; 2), B(-2; 1). Nếu (A) = A’, (B) = B’, khi đó A’B’ có độ dài bằng:
a. ;	b. ;	c. ;	d. .
Trả lời .(a).
Câu 7. Cho (0; 0) và A(0; 2), B(-2; 1). Nếu (A) = A’, (B) = B’, khi đó A’B’ có độ dài bằng:
a. ;	b. ;	c. ;	d. .
Trả lời .(a).
Câu 8. Cho (1000; -700005) và A(0; 2), B(-2; 1). Nếu (A) = A’, (B) = B’, khi đó A’B’ có độ dài bằng:
a. ;	b. ;	c. ;	d. .
Trả lời .(a).
Câu 9. Cho (1; 1) và A(0; 2), B(-2; 1). Nếu (A) = A’, (B) = B’, khi đó A’A’ có độ dài bằng:
a. ;	b. ;	c. ;	d. .
Trả lời .(d).
Câu 10. Cho (1; 2) và A(0; 2), B(-2; 1). Nếu (A) = A’, (B) = B’, khi đó B’B’ có độ dài bằng:
a. ;	b. ;	c. ;	d. .
Trả lời .(d).
Hoạt động 6
Hướng dẫn giải bài tập SGK
Bài 1. Để chứng minh bài tập này ta dựa vào định nghĩa và tính chất 1 của phép tịnh tiến.
Giả sử M(x; y), M’(x’; y’), (a; b). Qua phép tịnh tiến 
Ta có . Qua phép tịnh tiến ta có M’ biế ... rả lời. (b)
Tiết 21
I/Mục đích –yêu cầu:
-Củng cố hệ thống lý thuyết về hai mắt phẳng song song
- Vận dụng lý thuyết vào hệ thống bài tập chứng minh hai MF song song
II/ NộI dung:
1.ổn định tổ chức
2.Nội dung
Hướng dẫn giải bài tập SGK
Bài 1. 
	B’	C’
	A’	D’
	B	C
	A	D
a. H1. Nhận xét về quan hệ của (a, b) và (c, d)
H2. Nhận xét về quan hệ giữa A’B’ và C’D’
H4. Hãy nêu cách dựng điểm D’.
b. Gọi K là trung điểm AB
H1. Chứng minh tứ giác A’B’C’D’ là hình bình hành.
Bài 2.	B	M
 C
 A
	K
	E
	G
	B’	 M’
 A’	 C’
a) H1. AMM’A’ là hình gì?
H2. Chứng minh AM //A’M’.
b) Giả sử AM’ cắt A’M tại E.
H1. Chứng minh E là giao điểm của A’M và mp(AB’C’).
c) H1. Tìm một điểm chung của hai mặt phẳng này.
H2. Gọi K = AB’ ầ A’B. Hỏi K có thuộc hai mặt phẳng này không?
d) H1. Chứng minh rằng d là CK.
H2. C’K có là trung tuyến của tam giác AB’C’ không?
H3. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác AB’C’.
Bài 3.	B	C
O
	D
	A	G1
	G2
	B’	C’
	A’	O’	D’
a) 
H1. Chứng minh A’D // B’C’.
H2. Chứng minh A’B // D’C.
H3. Chứng minh hai mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C) song song.
b) H1. Chứng minh rằng G1 = AC’ ầ A’O
H2. Chứng minh G2 = CO’ ầ AC’.
c) H1. Chứng minh AG1 = G1G2 = G2C’.
d) H1. Chứng minh (A’IO) là mặt phẳng (ACC’A’)
H2. Hãy xác định các giao tuyến .
Bài 4. 
 S	 D1
	D2
	D
C1
	C2
	A1	B1	C
	A2 B2	
	A	B
GV tự hướng dẫn HS chứng minh, dựa vào định lí Talet và hình vẽ.
Tiết 22 : Ôn tập học kỳ I
I/ Mục đích-yêu cầu:
-Hệ thống, củng cố kiến thức cơ bản trong học kỳ
-Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, óc tưởng tượng, quan sát
-Vận dụng thành thạo lý thuyết vào hệ thống bài tập của phép biến hình và các bài toán không gian.
Ii/Nội dung:
1.ổn định tổ chức
2.Nội dung: Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kỳ 1.
I. Câu hỏi đúng sai
Hãy khoanh tròn ý mà em cho là hợp lý.
Câu 1. Phép đối xứng tâm là một phép dời hình.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 2. Phép đối xứng tâm không làm thay đổi khoảng cách giữa hai điểm.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 3. Phép đối xứng tâm biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 4. Phép đối xứng trục là phép dời hình.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 5. Phép đối xứng trục biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 6. Phép đối xứng tâm biến mọi hình thành một hình bằng nó.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 7. Một đoạn thẳng AB qua liên tiếp phép đối xứng trục và phép tịnh tiến vẫn không thay đổi khoảng cách.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 8. . Một đoạn thẳng AB qua liên tiếp phép đối xứng trục và phép vị tự vẫn không thay đổi khoảng cách.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 9. . Một đoạn thẳng AB qua liên tiếp phép đối xứng trục và phép đồng dạng vẫn không thay đổi khoảng cách.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 10. . Một đoạn thẳng AB qua liên tiếp phép đối xứng trục và phép đối xứng tâm vẫn không thay đổi khoảng cách.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 11. Phép vị tự tỉ số -1 không làm thay đổi khoảng cách .
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 12. Phép vị tự tỉ số -1 là phép đối xứmg tâm.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 13. Phép vị tự tỉ số 1 là phép đối xứmg tâm.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 14. Phép quay tâm O góc quay a là phép đối xứng trục với trục đối xứng là phân giác trong của góc a. 
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 15. Cho A(1; 1); phép quay tâm đối với A là phép đối xứng trục Ox.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 16. Cho A(1; 1); phép quay tâm đối với A là phép đối xứng tâm O.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 17. Cho A(-1; 1); phép quay tâm đối với A là phép đối xứng trục Ox.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 18. Cho A(1; -1); phép quay tâm đối với A là phép đối xứng tâm O.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 19. Thực hiện liên tiếp hai phép quay là phép đối xứng tâm O.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 20. Thực hiện liên tiếp hai phép quay - là phép đối xứng tâm O.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 21. Hai đường thẳng cùng song song với một mặt thẳng thì song song với nhau.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 22. Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 23. Hai đường thẳng song song xác định được một mặt phẳng.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 24. Hai đường thẳng chéo nhau xác định được một mặt phẳng.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 25. a // (P) thì có một mặt phẳng qua a và song song với (P).
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 26. Cho a // b. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua a và song song với b.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 27. Qua hai đường thẳng chéo nhau có duy nhất một cặp mặt phẳng song song.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 28. Hai mặt phẳng song song bị đường thẳng thứ ba cắt thì hai giao tuyến song song với nhau.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 29. Một hình lăng trụ có các cạnh bên bằng nhau.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 30. Một hình lăng trụ hai đáy bằng nhau.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 31. Một hình chóp cụt các cạnh bên đồng quy.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 32. a // (P), b //(P), a và b cắt nhau thì (a, b) // (P).
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 33. a // (P), b //(P), a // b thì (a, b) // (P).
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 34. Cho ba đường thẳng đôi một chéo nhau. Ba đường thẳng ấy nằm trên ba mặt phẳng song song.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 35. Cho ba đoạn thẳng đôi một chéo nhau: AB, CD và MN. Nếu thì ba đoạn thẳng ấy song song.
a. Đúng; 	b. Sai.
Câu 36. Cho ba đoạn thẳng đôi một chéo nhau: AB, CD và MN. Nếu thì ba đoạn thẳng ấy thuộc ba mặt phẳng song song.
a. Đúng; 	b. Sai.
II. Điền đúng, sai vào ô thích hợp
Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây mà ưm cho là hợp lý nhất.
Câu 37. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Cắt hình chóp bởi một mặt phẳng song song với đáy, khi đó thiết diện là
a. Hình bình hành Ê
b. Hình thang Ê
c. Hình tam giác Ê
d. Cả ba câu trên đều sai. Ê
Trả lời.
a
b
c
d
Đ
Đ
S
S
Câu 38. Cho hình hộp ABCDA’B’C’D’ 
 B	 C
	A	 D
	B’	C’
 A’	 D’
a. Các đường chéo của hình hộp đồng quy. Ê
b. Cắt hình hộp bởi một mặt phẳng bất kỳ ta được hình bình hành. Ê 
c. Cắt hình hộp bởi một mặt phẳng bất kỳ ta được hình thang. Ê
d. Cắt hình hộp bởi một mặt phẳng bất kỳ ta được hình tam giác. Ê
Trả lời .
a
b
c
d
Đ
S
S
S
Câu 39. Lấy đối xứng đường thẳng có phương trình y = x qua Ox ta được đường thẳng có phương trình.
a. y = x Ê
b. y = -x Ê
c. y = 2x Ê
d. Cả ba câu trên đều sai Ê
Trả lời .
a
b
c
d
S
Đ
S
S
Câu 40. Lấy đối xứng đường thẳng có phương trình y = -x qua Ox ta được đường thẳng có phương trình.
a. y = x Ê
b. y = -x Ê
c. y = 2x Ê
d. Cả ba câu trên đều sai Ê
Trả lời .
a
b
c
d
Đ
S
S
S
Câu 41. Lấy đối xứng đường thẳng có phương trình y = -x qua Oy ta được đường thẳng có phương trình.
a. y = x Ê
b. y = -x Ê
c. y = 2x Ê
d. Cả ba câu trên đều sai Ê
Trả lời .
a
b
c
d
Đ
S
S
S
Câu 42. Lấy đối xứng đường thẳng có phương trình y = -x + 1 qua Ox ta được đường thẳng có phương trình.
a. y = x + 1 Ê
b. y = -x + 1 Ê
c. y = x - 1 Ê
d. –x – y = -1 Ê
Trả lời .
a
b
c
d
S
S
Đ
S
III. Câu hỏi đa lựa chọn
Chọn câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
Câu 43. Cho A(1; -2). Tịnh tiến A theo vectơ = (1; 2) ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (2; 0); 	b. (0; 2);
c. (0; 4); 	d. (4; 0).
Trả lời (a)
Câu 44. . Cho A(1; 1). Tịnh tiến A theo vectơ = (1; 3) ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (2; 2); 	b. (4; 2);
c. (2; 4); 	d. (4; 0).
Trả lời (c)
Câu 45. . Cho A. Tịnh tiến A theo vectơ = (1; 2) ta được ảnh A’ có toạ độ là (1; 1). Khi đó A có toạ độ là:
a. (0; -2); 	b. (0; 2);
c. (2; 4); 	d. (2; 2).
Trả lời (a)
Câu 46. . Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua trục hoành ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (-1; 1); 	b. (1; -1);
c. (-1; -1); 	d. (1; 0).
Trả lời (b).
Câu 47. Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua trục tung ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (-1; 1); 	b. (1; -1);
c. (-1; -1); 	d. (1; 0).
Trả lời (a).
Câu 48. Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua O ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (-1; 1); 	b. (1; -1);
c. (-1; -1); 	d. (1; 0).
Trả lời (a).
Câu 49. Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua M(1; -1) ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (1; -2); 	b. (1; -3);
c. (-1; 2); 	d. (1; 3).
Trả lời (b).
Câu 50. Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua đường thẳng x = 2 ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (3; 1); 	b. (1; 1);
c. (2; 1); 	d. (4; 1).
Trả lời (a).
Câu 51. Cho A(1; 1). Lấy đối xứng A qua đường thẳng y = 4 ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (3; 1); 	b. (7; 1);
c. (6; 1); 	d. (4; 1).
Trả lời (b).
Câu 52. Cho đường thẳng d có phương trình y = 2x + 1. Lấy đối xứng d qua O ta được ảnh d’ có phương trình là: 
a. y = -2x + 1; 	b. y = 2x – 1;
c. y = -2x – 1;	d. y = 2x.
Trả lời. (b)
Câu 53. Cho đường thẳng d có phương trình y = 2x + 1. Lấy đối xứng d qua Ox ta được ảnh d’ có phương trình là: 
a. y = -2x + 1; 	b. y = 2x – 1;
c. y = -2x – 1;	d. y = 2x.
Trả lời. (c).
Câu 54. Cho đường thẳng d có phương trình y = 2x + 1. Lấy đối xứng d qua Oy ta được ảnh d’ có phương trình là: 
a. y = -2x + 1; 	b. y = 2x – 1;
c. y = -2x – 1;	d. y = 2x.
Trả lời. (c).
Câu 55. Cho A(1; 1). Qua phép vị tự ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (2; 1); 	b. (2; 2);
c. (-2; -2); 	d. (1; 2).
Trả lời. (b)
Câu 56. Cho A(1; 1) và M(0; 1). Qua phép vị tự ta được ảnh A’ có toạ độ là:
a. (-2; 1); 	b. (2; 2);
c. (-2; -2); 	d. (1; 2).
Trả lời. (a)
Câu 57. Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Số các mặt phẳng có được từ 4 điểm trên là:
a. 1; 	b. 2; 
c. 3; 	d. 4.
Trả lời. (d)
Chọn câu khẳng định sai trong các khẳng định sau
Câu 58. Cho hình vẽ 	 S
	A’
 B’	I
	D
	A
	O
	B
C
a. O thuộc mặt phẳng (ADK);
b. O thuộc mặt phẳng (SBD);
c. O thuộc mặt phẳng (SAC); 
d. Cả ba khẳng định trên đều sai.
Trả lời (d).
Câu 59. Cho hình vẽ như bài 58.
a. AC và DI đồng phẳng;
b. AC và DI chéo nhau;
c. AC và DI không thể cắt nhau;
d. Cả ba khẳng định trên đều sai.
Trả lời (a)
Câu 60. Cho hình vẽ. Với M, N, P, Q, R và S là trung điểm của các cạnh (hình vẽ)
 A
	Q
	M
	G	 R	D
	B	S
	N
	P
	C
a. PS // QR;
b. QS // PR;
c. QP // CD; 
d. Cả ba khẳng định trên đều sai.
Trả lời (c).
Câu 61. Cho hình vẽ như bài 60.
a. MN và QP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
b. RS và QP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
c. RS và MN cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
d. d. Cả ba khẳng định trên đều sai.
Trả lời (d).
Câu 62. Cho hình vẽ, trong đó D // AB; ABCD là hình bình hành
 S	 D
	M
	N
	A	B
 D	C
a. MN // AB; 	b. MN // CB;
c. D // AB; 	d. CD // D
Trả lời (a).
Câu 63. Cho (P) // (Q) , a è (Q), b è (P), khi đó
a. a // (Q); 	b. b // (P);
c. a // b; 	d. a ầ (P) = ặ.
Trả lời. (c)
Câu 64. Cho a // (Q), b // (Q). Khi đó
a. a // b; 	b. b ầ (Q) = ặ;
c. a ậ (Q); 	d. a ầ (Q) = ặ.
Trả lời (a)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau
Câu 65. Cho (P) // (Q), b // (Q). Khi đó
a. b // (P); 	b. b song song hoặc nằm trong (P);
c. b cắt (P); 	d. b è (P).
Trả lời. (b)
Câu 66. Cho (P) // (Q), b cắt (Q). Khi đó
a. b // (P); 	b. b song song hoặc nằm trong (P);
c. b cắt (P); 	d. b è (P).
Trả lời. (c)
Câu 67. Cho hình vẽ 
	A
M
	D
	B
a. MN // AB; 	b. MN // CD;
c. MN và AB chéo nhau; 	d. MN và AB đồng phẳng.
Trả lời. (c)
Câu 68. Cho hình vẽ như bài 67
a. AC cắt BD; 	b. MN cắt AC; 
c. MN cắt BD; 	d. Cả ba câu trên đều sai.
Trả lời (c).
Câu 69. Cho hình vẽ
	B	C
	A	 D
 B’	C’
 A’	D’
a. Các đường chéo của hình hộp đồng quy; 	b. BD’ cắt B’C’;
c. A’C cắt B’C’; 	d. Cả ba câu trên đều sai.
Trả lời .(a).

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 11 CB ki 1.doc