Giáo án Hình học 11 cơ bản: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (tiết 2)

Giáo án Hình học 11 cơ bản: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (tiết 2)

BÀI 3: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG

(tiết 2)

A: Chuẩn kiến thức kỹ năng.

1. Về kiến thức.

Học sinh nắm được định nghĩa đường thẳng, định lý về điều kiện để đừơng thẳng vuông góc với mặt phẳng, tính chất, mối liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đừơng thẳng và mặt phẳng. Phép chiếu vuông góc, định lý ba đường vuông góc, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

2. Về kỹ năng.

- Chứng minh được định lý về điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

- Biết áp dụng định lý điều kiện để đừơng thẳng vuông góc với mặt phẳng.

- Sử dụng được định lý ba đường thẳng vuông góc.

- Biết diễn đạt tóm tắt nội dung các định lý, tính chất bằng ký hiệu toán.

- Biết xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

 

doc 9 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 3551Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 11 cơ bản: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Trường Trung Học Phổ Thông TrầnVăn Quan
–&—
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
( tiết 2 )
(Chương trình cơ bản)
SVTT: Nguyễn Thị Loan
GVHD: Cô Trần Thị Kim Thủy
Trường THPT Trần Văn Quan
Năm 2011-2012
BÀI 3: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG
(tiết 2)
A: Chuẩn kiến thức kỹ năng.
Về kiến thức.
Học sinh nắm được định nghĩa đường thẳng, định lý về điều kiện để đừơng thẳng vuông góc với mặt phẳng, tính chất, mối liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đừơng thẳng và mặt phẳng. Phép chiếu vuông góc, định lý ba đường vuông góc, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Về kỹ năng.
Chứng minh được định lý về điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Biết áp dụng định lý điều kiện để đừơng thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Sử dụng được định lý ba đường thẳng vuông góc.
Biết diễn đạt tóm tắt nội dung các định lý, tính chất bằng ký hiệu toán.
Biết xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Về tư duy thái độ.
Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới rèn luyện tư duy logic.
B: Chuẩn bị của thầy và trò.
Chuẩn bị của giáo viên:
+ Thước thẳng, phấn màu, đồ dùng dạy học: dây dọi.
 + Chuẩn bị các hình ảnh thực tế về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ và xem bài mới.
C: Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp.
 D: Tiến trình bài học
Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Câu 2: Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
-Nhắc lại nội dung đã được học ở tiết trước.
-Cho hai đường thẳng a// b. vậy thì nếu có mặt phẳng (α) ┴ a thì chúng ta suy ra mặt phẳng (α) sẽ như thế nào đối với đường thẳng b?
-Giáo viên vừa nêu vừa vẽ hình.
- Ghi lại tóm tắt nội dung tính chất 1a bằng ký hiệu toán.
- Cho ví dụ minh họa về tính chất 1b, từ đó rút ra tính chất
-Gv nêu và ghi lại tóm tắt tính chất 1b
- Bây giờ Cô lại cho 2mp và (β) vậy thì nếu có đường thẳng thì chúng ta suy ra a sẽ như thế nào đối với
-Gv ghi lại bảng tóm tắt 
- Cho ví dụ minh họa về tính chất 2b, từ đó rút ra tính chất.
- Cho ví dụ minh họa về tính chất 3a, từ đó rút ra tính chất.
- Cho ví dụ minh họa về tính chất 3b, từ đó rút ra tính chất.
-Cho ví dụ để học sinh áp dụng các tính chất vừa học ở trên.
-Học sinh trả lời, từ đó rút ra nội dung tính chất 1a.
- Yêu cầu học sinh nhìn vào bảng tóm tắt để đọc lại tính chất 1a.
- Yêu cầu học sinh nhìn vào bảng tóm tắt để đọc lại tính chất 1b.
- Hs trả lời và đó cũng chính là nội dung của tính chất 2a.
-Hs nhìn vào bảng tóm tắt để đọc lại tính chất 2a.
- yêu cầu học sinh nhìn vào bảng tóm tắt 2a có thể đọc được tính chất ngược lại của nó. Và đó cũng là nội dung của tính chất 2b.
-Hs đọc tính chất 3 ở sgk, giáo viên vẽ hình, học sinh có thể tóm tắt lại nội dung tính chất bằng ký hiệu toán.
- tương tự hs rút ra tính chất ngược lại của tính chất 3b
-Hs nghe và trả lời câu hỏi.
Bài 3 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG.
Định nghĩa.
Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Tính chất.
Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng.
1.Tính chất 1:
2.Tính chất 2.
3.Tính chất 3
4.Ví dụ: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Áp dụng các tính chất vừa học em hãy chỉ ra ví dụ ứng dụng.
-Nếu thay phương chiếu ∆ vuông góc với mp (α). Phép chiếu song song theo phương cùa ∆ lên mặt phẳng (α) thì ta sẽ có phép chiếu vuông góc.
-Gv nêu cách chứng minh.
-định lý có 2 vế
+a => a
+ a=> avà cho hs về nhà cm trường hợp còn lại xem như bài tập về nhà.
-Gv lấy vd trong thực tế về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
-Gv rút ra phương pháp tìm góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
-Khi di chuyển đường thẳng d sẽ tạo ra góc giữa đường thẳng và mặt phẳng thay đổi.
-Gọi hs lên bảng làm câu tiếp theo, tương tự.
-Học sinh nhắc lại khái niệm về phép chiếu song song. 
-Hs đọc định lý sgk và ghi lại tóm tắt định lý.
-Hs về nhà cm lại
-Hs cho biết sẽ nằm trong khoảng nào?
VI.Phép chiếu vuông góc và định lý ba đường vuông góc.
Phép chiếu vuông góc.
a.Khái niệm.(sgk).
b.Nhận xét:
+ Phép chiếu vuông góc lên mp là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song.
+ Ngừơi ta thường dùng phép chiếu lên mặt phẳng thay cho phép chiếu vuông góc.
c.Ví dụ: cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ xác định hình chiếu
+ BD lên mp (A’B’C’D’)
+ AC’ lên mp (A’B’C’D’)
+ AC’ lên mp (BCC’D’).
Định lý ba đường vuông góc.
Chứng minh:
( a
AA’ (A’ là hình chiếu của A xuống (α))
=>(1)
Mà A’B’
Từ (1) và (2) suy ra a(đpcm)
Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Định nghĩa:
Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α)
Trường hợp thì góc giữa d và (α) bằng 900.
Trường hợp d không vuông góc (α) thì góc giữa d và hình chiếu d’ của d trên (α) là góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Chú ý: 00 ≤ φ ≤ 900
Chú ý: cách tìm góc giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (α)
+tìm hình chiếu lần lựơt điểm A và B xuống mp (α)
+Góc giữa đường thẳng AB và mặt phẳng, chính là góc giữa đường thẳng AB và hình chiếu của nó xuống mặt phẳng.
b.Ví dụ: cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a, xác định góc giữa
+ đường thẳng BC’ và mp (A’B’C’D’)
+ đường thẳng AC’ và mp (A’B’C’D’)
Giải
+ (BC’, (A’B’C’D’))
 Củng cố:
- Cho hs làm thêm câu hỏi đúng sai đề củng cố kiến thức
Câu 1:hai đường thẳng phân biệt cùng song song với 1 mp thì chúng có song song với nhau không?
Câu 2: hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với 1 mp thì chúng có song song với nhau không?
Câu 3: hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với 1 đt thì chúng có song song với nhau không?
Câu 4: hai mp phân biệt cùng vuông góc với 1 đt thì chúng có song song với nhau không?
?1: Em hãy cho biết bài học vừa rồi có những nội dung chính là gì?
?2: Theo em qua bài học này ta cần đạt được những gì?
*Làm bài tập về nhà:
Nhận xét của GVHD:
	Ngày tháng năm 2012
Phê duyệt của GVHD	Sinh viên thực tập	
 Trần Thị Kim Thủy	Nguyễn Thị Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2 Duong thang vuong goc mat phang.doc