Giáo án Hình học 11 - Ban cơ bản - Tiết 1 đến 17

Giáo án Hình học 11 - Ban cơ bản - Tiết 1 đến 17

Tiết theo PPCT: 01

Chương I. PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

§1. PHÉP BIẾN HÌNH & §2. PHÉP TỊNH TIẾN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được

 - Khái niệm phép biến hình, ảnh và tạo ảnh của một điểm của một hình qua phép biến hình

 - Liên hệ với những phép biến hình đã học ở lớp dưới

 - Khái niệm phép tịnh tiến

 - Các tính chất của phép tịnh tiến.

 - Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.

2. Về kĩ năng:

 - Phân biệt được các phép biến hình.

 - Hai phép biến hình khác nhau khi nào.

 - Xác định ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.

- Qua tìm được toạ độ của

 - Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.

 - Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.

 

doc 34 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 11 - Ban cơ bản - Tiết 1 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 01
Ngày soạn: 30.08.2007
Chương I. PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
§1. PHÉP BIẾN HÌNH & §2. PHÉP TỊNH TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Khái niệm phép biến hình, ảnh và tạo ảnh của một điểm của một hình qua phép biến hình
	- Liên hệ với những phép biến hình đã học ở lớp dưới
	- Khái niệm phép tịnh tiến
	- Các tính chất của phép tịnh tiến.
	- Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
2. Về kĩ năng:
	- Phân biệt được các phép biến hình.
	- Hai phép biến hình khác nhau khi nào.
	- Xác định ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
- Qua tìm được toạ độ của 
	- Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.
	- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.
3. Về tư duy:
	- Quy lạ về quen, trí tưởng tượng hình học phong phú.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến.
	- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
4. Về thái độ:
	- Cần cù, chịu khó.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn tài liệu, SGK.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học sinh đã được học một sô phép biến hình ở lớp dưới
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HĐ1. Nhận biết khái niệm phép biến hình
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
HĐTP1 Tiếp cận khái niệm phép biến hình
- Học sinh nêu cách dụng.
- Phát hiện M’ là duy nhất.
- Định nghĩa phép biến hình như SGK.
- Cho đường thẳng d và điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc của M lên d.
- H1: Nêu cách dựng M’.
- H2: Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
- Từ ví dụ giáo viên gợi ý về khái niệm phép biến hình.
- Định nghĩa phép biến hình, các kí hiệu.
HĐTP2 Củng cố khái niệm phép biến hình.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Thực hiện hoạt động 2 trong SGK.
- Phát hiện có vô số điểm M’.
- Phát hiện quy tắc trên phạm vi tính duy nhất của ảnh.
- Ghi nhận kiến thức mới về phép biến hình.
- Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 2 trong SGK.
- H1: Hãy chỉ ra M’ (gọi một số học sinh trả lời).
- H2: Có bao nhiêu điểm M’.
- H3: Quy tắc trên có là phép biến hình không? Vì sao?
* Cho học sinh ghi nhận các khái niệm: Ảnh và tạo ảnh của một điểm, của một hình qua một phép biến hình.
HĐ2. Hình thành định nghĩa cho học sinh
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc SGK Tr 5 và 6 phần I Định nghĩa.
+ Phát biểu về định nghĩa phép tịnh tiến.
+ Nêu quy tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra?
Nhận xét và bỏ xung câu hỏi của bạn.
Gấp SGK và phát biểu lại ĐN.
Một học sinh trả lời câu hỏi nêu ra.
+ Cho HS đọc định nghĩa tr 5 phần I. Định nghĩa
Yêu cầu học sinh phát biểu lại về định nghĩa phép tịnh tiến.
+ Gợi ý lại học sinh nêu lại được quy tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
+ Phép tịnh tiến có phải là phép đồng nhất không? 
Khi nào phép tịnh tiến là phép đồng nhất?
HĐ3. Kỹ năng dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- + Dựng ảnh của ba điểm A, B, C bất kỳ qua phép tịnh tiến véc tơ cho trước.
+ Xin hỗ chợ của bạn GV nếu cần 
Nhận xét cách tìm ảnh đỉnh của tam giác của bạn và nhận xét ảnh của tam giác đã tìm.
Phát biểu cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ cho trước
+Quan sát và nhận xét cách dựng ảnh của một điểm và một hình theo phép tịnh tiến véc tơ cho trước
+ GV vẽ tam giác ABC cho HS tìm ảnh của các đỉnh qua phép tịnh tiến theo 
+ Theo dõi và hướng dẫn học sinh dựng ảnh nếu cần.
+ Yêu cầu học sinh cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ 
+ Nhận xét gì về ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến?
HĐ4. Củng cố thông qua bài tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Vận dụng định nghĩa để làm bài tập 1 SGK , trang 7
Cho học sinh làm bài tập 1 SGK tr 7
Cho học sinh đọc phần bạn có biết SGK Tr 7
HĐ4. Phát hiện và chiếm lĩnh tính chất 1 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Quan sát và nhận xét về 
Quan sát và nhận xét về ;;
+ Đọc SGK_Tr_6 T/c 1.
+ Trình bầy về điều nhận biết đựơc.
+ Dựng ảnh của đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua phép tịnh tiến.
+ Quan sát và nhân biết cách dựng ảnh của một đoạn thẳng một tam giác qua một phedpớ tịnh tiến véc tơ v cho trước
Dựa vào ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến ở phần trên cho nhận xét về?
+ Dựa vào việc dựng ảnh qua một phép tịnh tiến ở trên cho nhận xét về 
+ Yêu cầu học sinh đọc SGK Tr_ 6 phần tc 1
+ Yêu cầu HS phát biểu và nhận biết được
+ Cho HS dựng ảnh của đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua một phép tịnh tiến.
+ Minh hoạ bằng trình chiếu qua Computer và projector 
HĐ5. Phát hiện và chiếm lĩnh tính chất 2
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Nhận xét về ảnh của một đoạn thẳng của một đường thẳng, của một tam giác qua phép tịnh tiến.
+ Đọc tính chất 1 trong SGK trang 6.
Trình bày điều nhận biết được.
Thực hiện hoạt động 2 trang 7
Dựa vào việc thực hiện ảnh qua phép tịnh tiến ở phần trên, cho nhận xét về ảnh của một đoạn thẳng, của một tam giác qua phép tịnh tiến
+ Yêu cầu học sinh đọc tính chất 2 SGK trang 6.
+ Yêu cầu học sinh phát biểu điều nhận biết được.
+ Cho học sinh thực hiện hoạt động 2, trong SGK trang 7.
HĐ6. Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc phần biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến trong SGK trang 7.
- Trình bày điều nhận thức được.
- Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ xung nếu có 
- Ghi nhận kiến thức mới.
Làm hoạt động 3 trong SGK trang 7.
Bài toán: Cho và điểm M(x; y). Tìm tọa độ điểm M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến 
(Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Chiéu kết quả của học sinh.
(1) gọi là biểu thức tọa độ của của phép tịnh tiến.
V. CỦNG CỐ
- Qua bài học các em cần năm được định nghĩa phép biến hình.
- Ảnh và tạo ảnh của một điểm, một hình qua một phép biến hình.
- Phép đồng nhất.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC.
	- Hãy lấy ví dụ về một quy tắc là một phép biến hình, không là phép biến hình.
VII. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
**********************************************
Tiết theo PPCT: 02
Ngày soạn: 31.08.2007
§2. PHÉP TỊNH TIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	- Khái niệm phép tịnh tiến
	- Các tính chất của phép tịnh tiến.
	- Biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
2. Về kĩ năng:
	- Qua tìm được toạ độ của 
	- Hai phép tịnh tiến khác nhau khi nào.
	- Xác định được ảnh của một điểm, của một hình qua một phép tịnh tiến.
3. Về tư duy:
	- Quy lạ về quen, trí tưởng tượng hình học phong phú.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép tịnh tiến.
	- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
4. Về thái độ:
	- Cần cù, chịu khó.
	- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn tài liệu, SGK.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học sinh đã được học một sô phép biến hình ở lớp dưới
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Hãy phát biểu lại về định nghĩa phép tịnh tiến.
Khi nào phép tịnh tiến là phép đồng nhất?
Bài mới
HĐ3. Kỹ năng dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- + Dựng ảnh của ba điểm A, B, C bất kỳ qua phép tịnh tiến véc tơ cho trước.
+ Xin hỗ chợ của bạn GV nếu cần 
Nhận xét cách tìm ảnh đỉnh của tam giác của bạn và nhận xét ảnh của tam giác đã tìm.
Phát biểu cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ cho trước
+Quan sát và nhận xét cách dựng ảnh của một điểm và một hình theo phép tịnh tiến véc tơ cho trước
+ GV vẽ tam giác ABC cho HS tìm ảnh của các đỉnh qua phép tịnh tiến theo 
+ Theo dõi và hướng dẫn học sinh dựng ảnh nếu cần.
+ Yêu cầu học sinh cách dựng ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến theo véc tơ 
+ Nhận xét gì về ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến?
HĐ4. bài tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Học sinh hoạt động theo nhóm.
- Ví dụ 3. Cho đường tròn tâm O và đoạn thẳng AB. Đường thẳng AB không cắt đường tròn. Tìm quỹ tích điểm M’ là đỉnh của đường tròn AMM’B khi M thay đổi trên đường tròn (O) .
 M M’
 A B
(Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Chiếu kết quả của học sinh.
Thể hiện quỹ tích khi M chuyển động.
V. CỦNG CỐ
Bài tập trắc nghiệm.
1) Cho hai tam giác bằng nhau và có các cạnh tương ứng song song. Khi đó:
A. Có vô số phép tịnh tiến biến thành 
B. Có ba phép tịnh tiến biến thành .
C. Có hai phép tịnh tiến biến thành .
D. Có một phép tịnh tiến duy nhất biến ABC thành A’B’C’.
2) Cho đường thẳng (d): 2x+y-1=0 và . Anh của (d) qua phép tịnh tiến là:
 A. x+2y+1=0 B. 2x+y-2=0 C. 2x+y=0 D. x-2y=0
Bài tập SGK (Cho học sinh hoạt động theo nhóm)
Nhắc lại:	- Định nghĩa phép tịnh tiến.
- Tính chất của phép tịnh tiến.
- Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Bài tập về nhà:
Bài 1. Cho đường tròn (C): (x+1)2+(y-2)2=5 và . 
a) Viết phương trình đường tròn (C’) và (C”) lần lượt là ảnh của (C) qua phép tịnh tiến và . 
b) Tìm phép tịnh tiến biến (C’) thành (C”).
Bài 2. Cho hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau và hai điểm A, B. Tìm hai điểm M và M’ lần lượt trên (d) và (d’) sao cho AMM’B là hình bình hành. (Hình vẽ)
Bài 3. Cho ABC nội tiếp đường tròn tâm O. B và C cố định. Tìm quỹ tích trực tâm H của tam giác khi A thay đổi trên (O). 
VII. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
***************************************
Tiết thứ 03
Tên bài: 	§3.PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC
Ngày soạn: 30/ 08/ 2007 Ngày dạy 09/09/2007
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
Các khái niệm: Phép đối xứng trục, trục đối xứng; ảnh và tạo ảnh của một điểm, một hình.
Sự xác định của phép đối xứng trục.
Tính chất bảo toàn khoảng cách của phép đối xứng trục.
Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục.
Trục đối xứng của một hình, hình có trục đối xứng.
2. Về kĩ năng:
Thành thạo các bức dựng ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đối xứng trục.
Xác định được phép đối xứng trục khi biết ảnh và tạo ảnh.
Bước đầu vận dụng được trong giải toán.
3. Về tư duy:
Hiểu được sự tương ứng giữa ảnh và tạo ảnh trong định ngĩa trong phép đối xứng trục.
Chuyển bài toán có nội dung thực tiễn sang bài toán hình học để giải bài toán đó.
4. Về thái độ:
Cẩn thận, chính xác.
Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
Hiểu được hình học trong trạng thái chuyển động.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SIN ... mà giáo viên yêu cầu?
Tìm phương án trả lời.
Trình bày phương án.
1HS. Nhận xét ( BX nếu cần)
S
P
A
D
C
B
I
- Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt A,B cho trước?Kí hiệu?
- Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt A,B,C không thẳng hàng cho trước?Kí hiệu?
- Có mấy điểm thuộc đường thẳng?
Những điểm cùng nằm trên mặt phẳng gọi là gì? Những điểm không cùng nằm trên mặt phẳng gọi là gì?
HĐ 3: Nếu không có điểm thộc mặt (P) thì T/c 3 có tồn tại hay không?
HĐ 4: Giao tuyến của hai mặt phẳng bìa của quyển vở là gì?
A
P
B
C
M
.
.
.
K
L
2. Các tính chất thừa nhận của HKG
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3: nếu một đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó
Tính chất 4. Tồn tại 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
Tính chất 5: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một điểm chung khác nữa.
 Tính chất 6: Trong mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết của hình học phẳn đều đúng.
HĐ4: Định lý:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng( Trình chiếu)
Nghe hiểu nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu?
Tìm phương án trả lời.
Trình bày phương án.
1HS. Nhận xét ( BX nếu cần)
HĐ5: Củng cố kiến thức:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng( Trình chiếu)
Mốt HS đứng tại chỗ trình bày câu hỏi của giáo viên?
- Nội dung chính của bài: 
Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Xác định giao điểm của đường thẳng A’B’ với mặt phẳng ABC?
Tương tự B’C’ , A’C’?
Các điểm J, I, H có thuộc mặt phẳng A’B’C’ hay không? vì sao?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
 	Xem lại nội dung lý thuyết toàn bộ bài. 
	Làm bài tập 1,2
	Làm bài tập:
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
	************************************************
Tiết theo PPCT: 13
Tên bài 	§1 .ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Ngày soạn: 09.11.2007 Ngày 2007
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: - Các định nghĩa của hình chóp và hình tứ diện,
- Cách vẽ hình biểu diễn của một hình, đặc biệt là hình biểu diễn của một số hình chóp và hình tứ diện, Cách xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng nào đó.
2. Về kĩ năng: Vẽ được hình .Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
3. Về tư duy: Vẽ được hình trong không gian với nhiều góc nhìn khác nhau.Rèn luyện tư hình học, biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ: Tích cực học tập, Tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Chuẩn bị một số mô hình tứ diện, lập phương, hình hộp để học sinh quan sát.
2. Chuẩn bị của học sinh:Sách giáo khoa, vở ghi. Chuẩn bị bài học ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định tổ chức lớp
HĐ 1 Kiểm tra kiến thức đã học.
 Kể tên những khối hình học nào mà em đã biết?
 Các điển trên khối hình học đó có nằm trên cùng một mặt phẳng không?
HĐ 2 ĐVĐ 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm (3')
HS: Đánh giá kết quả của nhóm khác.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng( Trình chiếu)
- Nhắc lại tính chất thừa nhận 2.
- Yêu cầu Hs đọc các cách xác định mặt phẳng. 
- Yêu cầu Hs vẽ hình biểu diễn 40 – 41 - 42
- Yêu cầu Hs đọc định nghĩa. 
- Gv minh hoạ hình để Hs hiểu thêm về hình chóp và giúp Hs vẽ được một số hình đơn giản.
- Hãy đếm xem số cạnh bên và số cạnh đáy của hình tứ diện, hình chop tứ giác?
- Từ đó nhận xét chúng như thế nào với nhau?
- Vậy số cạnh có phải là số lẻ không?
- Ba đường thẳng đồng quy là gì?
- giả sử A’C’ và B’D’ cắt nhau tại I thì SO phải như thế nào?
- Hãy nêu tính chất thừa nhận 4?
- Từ đó suy ra cách cm S, I, O thẳng hàng.
- S, I, O cùng thuộc hai mặt phẳng nào?
- Hãy nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng?
- Từ đó tìm giao tuyến của các mặt đó.
- Hình tứ diện có bao nhiêu mặt? Mỗi mặt là một hình gì? 
- Hãy đọc tên các hình chóp mà đỉnh là một trong các điểm của tứ diện?
- Hình tứ diện đều là hình như thế nào? từ đó hãy trả lời câu hỏi đó.
- Hs nhắc.
 - Hs đọc 
- Hs vẽ hình minh hoạ 
- Hs đọc 
- Hs đếm 
- Số cạnh bên và số cạnh đáy bằng nhau.
- Vậy số cạnh của hình chop không là số lẻ
- Chúng cắt nhau tại một điểm.
- SO phải đi qua I
- Hs đọc.
- Muống Cm S, I, O thẳng hang thì chúng cùng nằm trong hai mặt phẳng phân biệt.
- Chúng cùng nằm trong hao mặt phẳng (SAC) và (SBD) 
- Hs trả lời.
- Hs làm.
- HS trả lời
- Hs đọc tên các hình chóp tam giác .
- Hs trả lời
3, Điều kiện xác định mặt phẳng :
 SGK trang 45 - 46
4, Hình chóp và hình tứ diện: 
Định nghĩa : SGK
- Hđ 5: Có hình chóp nào mà số cạnh của nó là số lẻ không?
- Hđ 6 :Cho hình chop tứ giác S.ABCD. Một mặt phẳng (P) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại A’, B’, C’, D’.Chứng minh rằng các đường thẳng A’C’, B’D’ và SO đồng quy (O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD của đáy)
- Ví dụ 2 trang 48
?4: Một tứ diện ABCD có thể coi là hình chóp tam giác bằng bao nhiêu cách?
?5: Các cạnh của hình tứ diện đều có bằng nhau không?
Cũng cố :	
Câu hỏi 1: Hãy nêu các cách xác định mặt phẳng.
Câu hỏi 2 : Hãy nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng?
Câu hỏi 3: Hãy nêu cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
BTVN 
- Học kĩ lí thuyết , làm bài tập 11, 12, 15, 16 trang 50.
HĐ3: Củng cố kiến thức:
Nội dung chính của bài: 
	Hướng dẫn HS làm bài tập 	
 V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
 	Xem lại nội dung lý thuyết toàn bộ chương. 
	Làm bài tập ôn chương:
	Làm bài tập:
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết thứ 17
Tên bài: 	§3 ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
Ngày soạn: 19/ 09/ 2007 Ngày dạy 24/09/2007
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
	Nhận biết được ,vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng khái niệm đường thẳng và mặt phẳng song song.
	Hiểu được điều kiện đường thẳng song song với mặt phẳng.
2. Về kĩ năng:
	- Xác định vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
	- Chứng minh định lý 1
	- Biết diễn đạt tóm tắt nội dung bài họcbằng kí hiệu toán học.
	- Biết vẽ hình biểu diễn của một hình không gian.
3. Về tư duy:
	- Tích cực hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
4. Về thái độ:
	- Phát triển trí tưởng tượng không gian và tri thức mới.
 	- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
 	1.Chuẩn bị của thầy: giáo án, SGK, compa, thước kẻ. một số mô hình minh hoạ
 	2.Chuẩn bị của trò:SGK, compa, thước kẻ, bài tập về nhà
C-Phương pháp dạy học:
 	- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt đông nhóm.
 	- Học sinh đóng vai trò chủ động,giáo viên giữ vai trò cố vấn.
D-Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp;sĩ số (1phút)
 2.Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
Em hãy cho biết các cách xác định mặt phẳng? 
 3.Bài mới: 
ĐVĐ: Bài trước chúng ta đã học vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian.Hôm nay chúng ta tiếp tục xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng?
Bài mới 	§2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG
 Hoạt động 1: Vị trí tương đối giữa đương thẳng và mặt phẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG ( Trình chiếu)
- Tiếp cận khái niệm.
- Quan sát mô hình hình lập phương
Thực hiện y/c của gv
- Nhân xét số điểm chung của mỗi cạnh AD, AA’, A’D’ và mặt phẳng A’B’C’D’ của hình lập phương.
- Đưa ra mô hình hình lập phương
- Cho biết số điểm chung của mỗi cạnh AD, AA’, A’D’ và mặt phẳng A’B’C’D’ của hình lập phương?
Dùng thước thay cho đường thẳng và bảng thay cho mặt phẳng đưa ra các trường hợp về vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng để giúp HS lần nữa tiếp cận khái niệm 
B
A
D
 D’
 C
 A’
 C’
 B’
- Khái niệm vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng như SGK như tóm tắt bảng tổng kết.
- Nêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
1.Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mp
a) a và (P) có 2 điểm chung phân biệt Û a Ì (P)
b) a Ç (P) = A Û a cắt (P)
c) a Ç (P) = Æ Û a // (P)
HĐTP:Củng cố vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng
Vẽ hình tương ứng với nội dung 
d
D
B
M
N
C
A
GV viết bảng. a Ì (P), a Ç (P)=Æ, a Ç (P) = A và yêu cầu HS vẽ hình tương ứng
HĐ nhóm.
Trả lời bài tập trắc nghiệm khách quan số 2
HĐTP: khái niệm đường thẳng song song với mặt phẳng.
Đọc ĐN SGK
Nhận dạng được đường thẳng A’D’song song với mặt phẳng ABCD qua mô hình hình lập phương.
ĐN đường th ẳng song song với mặt phẳng.
Định nghĩa: 
a // (P) Û a Ç (P) = Æ
ĐVĐ: Em hãy cho biết cách chứn minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng?
HĐ 2: Điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG ( Trình chiếu)
Tiếp cận định lý 1
Từ hình lập phương ta thấy AB//A’B’ từ đó nhận xét AB//(A’B’C’D’)?
Hình thành định lý 1.
Nghe hiểu nhiệm vụ 
Tìm phương án trả lởi 
Trình bày kết quả.(1HS)
Nhận xét bổ xung kiến thức( Nếu cần)
Ghi nhận (nếu cần)
Củng cố định lý 1qua bài tập tự luận.
Cho hình chop S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Đường thẳng CD song song với đường thẳng nào?
- Yêu cầu HS quan sát AD và A’D’ trên mô hình hình lập phương, nhận xét xem AD có song song với (A’B’C’D’) không?
- Phát biểu nội dung định lý 1 vẽ hình minh hoạ.
- Yêu cầu HS diễn đạt ND định lí 1 bằng kí hiệu.
- Hướng dẫn HS chứngminh định lí 1
- Củng cố định lý 1 qua 
+ Mô hình hình lập phương 
+ Bài tập tự luận.
Hướng dẫ HS làm bài và chính xác hoá kết quả
2.Điều kiện để 1 đường thẳng song song với 1 mp
Định lí: 
CM:( SGK)
ĐVĐ: Điều ngược lại của định lý 1 có đúng không? Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì a // với đường thẳng b nào đó trên(P) không?
HĐ3: Định lý 2
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG ( Trình chiếu)
Phát hiện định lý 2
Nhận xét điều ngược lại của định lý 1 cũng đúng.
Chứng minh định lý 2 như SGK
Hình thành ĐL 2 SGK
Hướng dẫn chứng minh định lý 2
Phát biểu định lý 2 SGK
Định lí 2: a // (P) Þ $ b Ì (P) : a // b
HĐ1:Giả sử a Ç b = I Þ a Ç (P) = I (vô lí).Vậy a // b
Hệ quả 1: 
Hệ quả 2: 
HĐ2:(M, a) Ç (P) = b’ ; (M, a) Ç (Q) = b” Þ b’ // a và b” // a Þ b’º b”º b. Vậy b // a.
3.Các ví dụ:
Ví dụ 1:Cho a chéo b. CMR có duy nhất 1 mp đi qua a và song song với b
Giải: Lấy M Î a. Từ M kẻ b’ // b Þ mp(a, b’) º (P) // b.
Nếu $ (Q) ¹ (P):a Ì (Q) // b Þ (P) Ç (Q) = a // b (trái gt)
Ví dụ 2:Cho tứ diện ABCD.Lấy M Î AB. (P) là mp qua M,song song với AC và BD. Xác định td của (P) với tứ diện
(P) // AC Þ (ABC) Ç (P) = MN // AC
(P) // BD Þ (ABD) Ç (P) = MF //BD
(P) // AC Þ (ACD) Ç (P) = FE // AC
(P) // BD Þ (BCD) Ç (P) = EN // BD
Vậy (P) cắt hình tứ diện theo thiết diện là hbh MNEF
Hoạt động IV:Một số bài trắc nghiệm
Hoạt động 5: Củng cố tri thức vừa học
+ yêu cầu học sinh học thuộc, nắm vững kiến thức
+ Đọc kỹ hai bài tập ví dụ vừa giải
 BTVN: Học kỹ lại lý thuyết. Làm BT 2,3 sgk/31,32.
 Soạn BT ôn chương I.
5. Bài tập về nhà: (1 phút)
 Giải các bài tập 1 và 4 sách giáo khoa trang 34,Bài tập trắc nghiệm trang 35,36
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docHH11CB 01-17.doc