Giáo án Giải tích 12 - Tiết 53 - Luyện tập

Giáo án Giải tích 12 - Tiết 53 - Luyện tập

1. Về kiến thức

• Củng cố định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.

• Nắm được bản chất toán học của bài toán giải bất phương trình nói chung và bất phương trình bậc nhất nói riêng.

• Hiểu được các bước lập bảng xét dấu.

2. Về kĩ năng

• Vận dụng được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất để giải, biện luận các bất phương trình bậc nhất, quy về bậc nhất.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giải tích 12 - Tiết 53 - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2010
Tiết: 53
	LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Củng cố định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
Nắm được bản chất toán học của bài toán giải bất phương trình nói chung và bất phương trình bậc nhất nói riêng.
Hiểu được các bước lập bảng xét dấu.
Về kĩ năng
Vận dụng được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất để giải, biện luận các bất phương trình bậc nhất, quy về bậc nhất.
Về thái độ
Cẩn thận, chính xác.
Rèn luyện tính tự học.
II - Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: Đặt vấn đề, pháp huy trí lực học sinh
Phương tiện: 
	 Sách giáo khoa.
	 Máy tính điện tử fx - 500MS, fx - 570 MS hoặc máy tương đương.
III - Tiến trình bài học
	1) Ổn định lớp
	10A1 (.....................)................. vắng:.........................................................
	10A2 (.....................)................. vắng:.........................................................
	10A3 (.....................)................. vắng:..........................................................
 2) Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong bài mới
3. Bài mới
Hoạt động 1:
Chữa bài tập 33 trang 126 của SGK.
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử bậc nhất rồi xét dấu:
a) A = - x2 + x - 6 ; b) B = 2x2 - x + .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trình bày bài giải.
- Sửa chữa sai sót.
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Trình bày được các ý chủ yếu:
a) A = (x + 2)(3 - x). Lập bảng xét dấu, được:
A > 0 khi - 2 3.
b) B = (x - 1)(2x - ). Lập bảng xét dấu, được: B > 0 khi x 1.
B < 0 khi < x < 1.
- Gọi hai học sinh lên bảng trình bày bài giải đã chuẩn bị bài giải ở nhà.
- Sửa chữa các sai sót của học sinh.
- Củng cố :
+ Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
+ Xét dấu các biểu thức không phải là nhị thức bậc nhất bằng cách nào ?
Hoạt động 2:
Chữa bài tập 34 trang 126 của SGK.
Giải các bất phương trình:
a) A = ; b) ;
c) ; d) .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trình bày bài giải.
- Sửa chữa sai sót.
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Trình bày được các ý chủ yếu:
a) Lập được bảng xét dấu và cho kết quả:
A ≤ 0 Û - 1 < x ≤ 2 hoặc 3 ≤ x < + ¥.
b) Lập được bảng xét dấu và cho kết quả:
Tập nghiệm của bất phương trình là 
S = 
c) Lập được bảng xét dấu và cho kết quả:
Tập nghiệm của bpt: S = (- ¥ ; 1).
d) S = 
- Gọi hai học sinh lên bảng trình bày bài giải đã chuẩn bị bài giải ở nhà.
- Sửa chữa các sai sót của học sinh(Trình chiếu các bảng bài giải)
- Củng cố :
+ Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
+ Giải bất phương trình dạng tích, thương, bất phương trình có chứa ẩn ở trong dấu giá trị tuyệt đối.
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố.
Chữa bài tập 36 trang 127:
Giải và biện luận các bất phương trình:
a) mx + 4 > 2x + m2 ; b) 2mx + 1 ³ x + 4m2 ;
c) x(m2 - 1) < m4 - 1 ; d) 2(m + 1)x ≤ (m + 1)2(x - 1).
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hoạt động giải bài tập được giao theo nhóm được phân công.
- Báo cáo kết quả.
- Chỉnh sửa kết quả.
Đạt được các kết quả chủ yếu:
a) m = 2, S = Æ. m > 2, S = (m + 2 ; + ¥) và m < 2, S = (- ¥ ; m + 2)
b) m = 0,5, S = . 
m > 0,5, S = [2m + 1 ; +¥).
m < 0,5, S = (-¥ ; 2m + 1].
c) m = ± 1, S = Æ.
m 1, S = (-¥ ; m2 + 1).
- 1 < m < 1, S = (m2 + 1 ; + ¥).
d) m = - 1, S = .
m 1, S = .
- 1 < m < 1, S = .
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một phần. Cử đại diện báo cáo kết quả. Nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Củng cố: 
+ Giải, biện luận bất phương trình dạng bậc nhất một ẩn số.
+ Uốn nắn, sửa chữa sai sát của học sinh trong trình bày bài giải.
Chữa bài tập 39 trang 127: 
Tìm nghiệm nguyên của mỗi hệ bất phương trình sau:
a) b) 
Chữa bài tập 40 trang 127:
Giải các phương trình và bất phương trình sau:
a) ; b) . 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hoạt động giải bài tập được giao theo nhóm được phân công.
- Báo cáo kết quả.
- Chỉnh sửa kết quả.
Đạt được các kết quả chủ yếu:
Bài 39:
a) S = . b) S = 
Bài 40:
a) S = . b) S = (- 4; - 1) È (2 ; 5).
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một phần. Cử đại diện báo cáo kết quả. Nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Củng cố: 
+ Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
+ Giải bất phương trình dạng tích, thương, bất phương trình có chứa ẩn ở trong dấu giá trị tuyệt đối.
- Uốn nắn, sửa chữa sai sát của học sinh trong trình bày bài giải.
Bài tập về nhà: 37, 38, 41 trang 127 - SGK.
Dặn dò: Đọc, nghiên cứu bài:
“ Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53.doc