Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 13+14+15 - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 13+14+15 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.

- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.

2. Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.

3. Thái độ

 - Có ý thúc trong việc phòng trống thiên tai , khắc phạu thiên tai

- Nhận biết sự biến đổi môi trường sẽ dẫn tới sự BĐKH và ngược lại. Sự BĐKH sẽ làm tăng hậu quả của thiên tai. Thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược là góp phần hạn chế BĐKH

4. Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, .

- Năng lực chuyên biệt: NL tuy duy tổng hợp theo lnh thổ; sử dụng hình ảnh, video; sử dụng bản đồ.

 

doc 11 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 13+14+15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7 
Tiết 13 
Ngày soạn: 9 / 9 /2018
 BÀI 15. 
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
( Thời lượng 1 tiết)
 -------OOOO----------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần: 
1. Kiến thức
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
3. Thái độ 
 - Có ý thúc trong việc phòng trống thiên tai , khắc phạu thiên tai
Nhận biết sự biến đổi môi trường sẽ dẫn tới sự BĐKH và ngược lại. Sự BĐKH sẽ làm tăng hậu quả của thiên tai. Thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược là góp phần hạn chế BĐKH
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, .
- Năng lực chuyên biệt: NL tuy duy tổng hợp theo lnh thổ; sử dụng hình ảnh, video; sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Atlat Địa lí Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat địa lí VN, xem nội dung bài ở SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Đặt vấn đề
Mục tiêu:Thông qua hình ảnh và số liệu học sinh hình dung ảnh hưởng của bão.
Phương thức: Sử dụng tranh ảnh, số liêu để nêu vấn đề
Tiến trình hoạt động 
Bước 1
 GV có thể đưa ra các hình ảnh hoặc số liệu về thiệt hại do các cơn bão trong những năm gần đây ở nước ta và cho các em nhận xét về hậu quả.
 Bước 2: Học sinh quan sát
 Bước 3: HS trình bày nhận xét.
 Bước 4: GV: Các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng là những mối đe doạ thường trực đối với môi trường và cuộc sống người Việt Nam, vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả thiên tai. 
Bài mới
Hoạt động 1: : Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta. 
* Mục tiêu: Biết được các vấn đề môi trường của nước ta cần quan tâm.
* Phương thức: Đặc vấn đề, giải thích, tranh luận thuyết trình tích cực.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bước 1: HS đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: 
- Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua. 
- Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất 
Bước 2: HS nhận nhiêm vụ và thực hiện .
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. 
? tại sao đây là những vấn đề quan trọng?
? Sự biến đổi môi trường và BĐKH có mối liên quan gì? 
=>Vì đây là 2 vấn đề được xcs định là quan trọng nhất vì: chng l 2 khía cạnh cơ bản của môi trường sống, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
 Sự biến đổi môi trường sẽ dẫn tới sự BĐKH và ngược lại
1.Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước.
 + Ô nhiễm không khí. 
 + Ô nhiễm đất. 
 Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của bão ở nước ta. 
* Mục tiêu: dựa và atlat có thể được sự hoạt động của bão, liên hệ thức tế thấy được hậu quả và đề ra biện pháp phòng chống bão.
* Phương thức: Đặc vấn đề, giải thích, tranh luận thuyết trình tích cực.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bước 1: HS đọc SGK mục a hãy nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta theo dàn ý: (Thời gian hoạt động của bão, mùa bão,
 ,Số trận bão trung bình mỗi năm, Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão. )
Bước 2: GV tiếp tục nên vấn đề Vì sao nước ta chịu tác động mạnh của bão? Nêu các hậu quả do bão gây ra ở nước ta . 
Bước 3: Đề xuất các biện pháp phòng chống bão. 
Bước 4: GV tổ chức cuộc thi viết "Thông báo bão khẩn cấp và công điện khẩn của uỷ ban phòng chống bão Trung ương gửi các địa phương xảy ra bão". 
 =>GV nhận xét phần trình bày của HS và khẳng định các biện pháp phòng chống, thiệt hại do bão gây ra. 
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a. Bão 
* Hoạt động của bão ở Việt nam
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. Đặc biệt là tháng IX sau đó là tháng X và VIII .
 - Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão. 
- Trung bình mỗi năm có 3-4 trận bão. ..
 * Hậu quả của bão: 
- Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. 
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế... 
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh. 
* Biện pháp phòng chống bão: 
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền. 
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển. 
- Sơ tán dân khi có bão mạnh. 
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thiên tai ngập lụt, lũ quét và hạn hán.
* Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, biện pháp phòng chống.
* Phương thức: Thảo luận, đặc vấn đề, giải thích, tranh luận thuyết trình tích cực
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Tìm hiểu hiện trạng, hậu quả, biện pháp khắc phục các thiên tai? 
Nhóm l: tìm hiểu sự hoạt động của ngập lụt. 
Nlhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ quét. 
Nhóm 3: tìm hiểu sự hoạt động của hạn hán. 
.
 Bước 2: Nhóm nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4; GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
 GV đặt câu hỏi cho các nhóm: 
? Hiện nay sự BĐKH có liên quan gì đến thiên tai?
b. Ngập lụt
- Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng,ĐB sông cữu long
- Biện pháp : xây dựng các công trình tiêu nước , các công trình ngập mặn.
c/ Lũ quét
- Lũ quét xẩy ra ở lưu vực sông suối miền núi,có địa hình chia cắt mạnh, mất lớp phủ thực vật
- Biện pháp : 
+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét , quản lí sử dụng đất đai hợp lí
+ Thực thi các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng, trồng cây hàng băng.
d/ Hạn hán
- xẩy ra vào mùa khô, thiệt hại đến sản xuất và đời sống
- Hiện trạng (SGK)
- Biện pháp: 
 +Trồng rừng
 + Xây dựng hệ thống thủy lợi
 + Trồng cây chịu hạn
đ/ Các thiên tai khác (SGK)
Hoạt động 4: Tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
1. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu vấn đề,giải thích
- Kĩ thuật dạy học: cá nhân / cả lớp
2. Hình thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK để trình bày được các chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Giải thích ý nghĩa các chiến lược gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường. 
? Để góp phần hạn chế BĐKH chúng ta cần phải làm gì?
Bước 1: GV tổ chức HS thành 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 HS. Các đội lên bảng xây dựng ngôi nhà phát triển bền vững 
Bước 2: Quan sát
Bước 3: Đánh giá
3/ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ( SGK)
Luyện tập
3.1. Mục tiêu: hệ thống lại kiến thức.
3.2. Phương thức: Chọn ý em cho là đúng
Câu 1: 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra vào các tháng:
A. 5, 6, 7. 	C. 8, 9, 10.
B. 6 , 7 , 8 . 	D. 1 0 , 1 1 , 1 2 .
2. Mùa bão ở nước ta:
A. Chậm dần từ Nam ra Bắc.	C. Diễn ra đồng đều ở mọi nơi.
B. Chậm dần từ Bắc vào Nam. 	D. Có sự khác nhau ở các vùng.
Câu 2: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật cùa nước ta là:
A. ô nhiễm môi truờng. B.chiến tranh tàn phá các khu rừng.
C. biến đổi khí hậu. D.	săn bắt động vật hoang dã.
Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta, vì:
thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra.
đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững. 
C. dân số tăng nhanh, đời sổng xã hội nâng cao.
D. khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là:
mưa lớn kết hợp với triều cường.
địa hình thấp và có đê sông, đê biển.
C. xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc.
D. mật độ xây dựng cao.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bão ở nước ta?
 A. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng.
 B. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt.
 C. Chống bão không cần kết hợp với chống lũ.
 D. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
Câu 5: Việc nào sau đây chưa cần phải làm khi có bão?
Tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền.
Tu bổ hệ thống đường sá, cầu cống giao thông. 
Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.
D. Khẩn trương sơ tán dân nếu bão mạnh.
4. Vận dụng, mở rộng: thông qua câu hỏi
? Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam? 
(Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên khả năng bốc hơi nước không cao. Cuối mùa đông gió Đông Bắc đi qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ khô hạn. Miền Nam mùa khô nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi nước lớn, gió mậu dịch khô lại bị chắn bởi các cao nguyên Nam Trung Bộ càng trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên và Nam Bộ). 
 Duyệt của Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Tuần 7 
Tiết 14 
Ngày soạn: / /2018
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 15 (trừ bài 4 + 5)
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. 
- Đọc bản đồ, phân tích các số liệu, các kỹ năng về biểu đồ, lược đồ..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Bản đồ kinh tế chung Việt nam, Bản đồ tự nhiên VN.
- Một số hình vẽ SGK phóng to. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 Hệ thống câu hỏi tự luận.
Câu 1: Vị trí địa lí nước ta có ảnh hưởng như thế nào khí hậu nước ta?
Câu 2: Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-X? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
Câu 3: Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
Đặc điểm
Câu 4: Biển Đông có những đặc điểm gì ? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ?
Câu 5: Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta ? Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ? Giải thích nguyên nhân Tính chất nhiệt đới:
Câu 7: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ?
Câu 8: Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta ? Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió  ... p trắc nghiệm. Tự luận (50%), trắc nghiệm (50%)
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra 
Tên chủ đề (nội dung , chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thiên nhiên chiệu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Hiểu được ảnh hưởng của các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam
Xác định vào Atlat xác định các nước có chung Biển Đông với VN
4 câu TN: 1 điểm
2 câu TN 0,5 điểm
2 câu TN 0,5 điểm
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm đến,
Gió mùa Tây Nam ảnh hưởng đến vùng nào cuare nước ta
Nhận xét bảng số liệu
4 câu TN 1,0 đ
2 câu TN:0,5 đ
1 câu 0,25
1 câu TN 0,25
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Biết được đặc điểm địa hình của nước ta.
Nêu đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía bắc và phía nam
Xác định được các dãy núi chính ở nước ta
4 câu TN 1 đ
2 câu TN:0,5 đ
1 câu TN:0,5 đ
1 câu TN:0,25 đ
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.
Hiện trạng sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
Nhận xét bảng số liệu
4 câu TN 1 đ
2 câu TL: 2 điểm
2 câu TN:0,5 đ
1 câu TL 1 điểm
1 câu TN:0,5 đ
1 câu TL 1 điểm
1 câu TN:0,25 đ
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Biết được các vấn đề về môi trường và các loại thiên tai
Nguyên nhân xảy ra ô nhiễm môi trường và thiên tai
Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng tránh các thiên tai
4 câu TN: 1,0 đ
3 câu TL: 3 điểm
2 câu TN:0,5 đ
1 câu TL: 1 điểm
1 câu TN:0,25 đ
1 câu TL: 1 điểm
 1câu TN:0,25 đ
1 câu TL: 1 điểm
Tổng số điểm 10
20 câu TN: 5 đ
2 câu TL: 5 điểm
8 câu TN: 2 điểm
2 câu TL: 2 điểm
 5 câu TN: 1,25 đ
2 câu TL: 2 điểm
4 câu TN: 1 điểm
1 câu TL: 1 điểm
3 câu TN: 0,75Đ
4.Viết đề kiểm tra từ ma trận :
TRƯỜNG THPT TRÀ CÚ
TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KHỐI 12
 MÔN: ĐỊA LÍ
 ********
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1.	“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :
	A. Tây Bắc.	B. Đông Bắc. 
	C. Trường Sơn Bắc.	D. Trường Sơn Nam.
Câu 2.	Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy : 
	A. Sông Gâm.	B. Đông Triều.	C. Ngân Sơn.	D. Bắc Sơn
Câu 3.	Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở 
	A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
	B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
	C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
	D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và năm 2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Nông – lâm – thủy sản
CN - XD
Dịch vụ
2000
441 646
108 356 (36,7)
162 220
171 070
2014
3 542 101
696 969(19,7%)
1 307 935
1 537 197
 Giai đoạn 2000 – 2014 tỉ trọng GDP của khu vực CN-XD của nước ta giảm là
 A. 19,7% B. 17% C. 19 % D. 20%
Câu 5.	Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :
	A. Vùng núi Trường Sơn Nam.	B. Vùng núi Tây Bắc.
	C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.	D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 6.	Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :
	A. Vịnh Bắc Bộ.	B. Vịnh Thái Lan.
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Nam Trung Bộ
Câu 7.	Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :
	A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.	
 B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
	C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
	D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 8: Dựa vào atlat trang 6,7 cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta:
 A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 9.	Mưa phùn là loại mưa :
	A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
	B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
	C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
	D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 10. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
	A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
	B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
	C. Kéo dài liên tục suốt 2 tháng với nhiệt độ trung bình trên 20ºC.
 D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 11. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
	A. Nam Bộ.	B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
	C. Phía Nam đèo Hải Vân.	D. Trên cả nước.
Câu 12. Cho bảng số liệu:
 LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội
1676
 989
Huế
2868
1000
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Huế có lượng mưa cao nhất.
TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất.
Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất.
Hà Nội có lượng bốc hơi cao nhất.
Câu 13. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc :
	A. Thành phố Hải Phòng.	 B. Thành phố Hồ Chí Minh.
	C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.	 D. Tỉnh Cà Mau.
Câu 14. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.
 (Đơn vị : triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2003
Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,1
Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,0
Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,1
	Nhận định đúng nhất là :
	A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
	B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
	C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
	D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Câu 15: Dựa vào atlat trang 23. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu :
A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y. B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.	D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang
Câu 16: Dựa vào Atlat trang 14, cho biết các cao nguyên Lâm Viên, Mơ Nông nằm ở vùng núi nào:
A. Tây Bắc	B. Trường Sơn Bắc	C. Trường Sơn Nam	D. Đông Bắc
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất là vùng nào?
Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 18. Cho bảng số liệu:
Diện tích tự nhiên và diện tích rừng nước ta năm 2000 và năm 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Diện tích tự nhiên
Diện tích rừng
Năm 2005
2014
Vùng TD và MN Bắc Bộ
10 143,8
4360,8
5386,2
Vùng Bắc Trung Bộ
5152,2
2400,4
2914,3
Vùng Tây Nguyên
5464,1
2995,9
2567,1
Các vùng còn lại
12 345,0
2661,4
2928,9
Cả nước
33 105,1
12 418,5
13 796,5
Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta?
A. TD và MN Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước (năm 2014), chiếm hơn 39,0%.
B. Trong giai đoạn 2005 – 2014, diện tích rừng ở tất cả các vùng nước ta đều tăng.
C. Bắc Trung Bộ là vùng có độ che phủ rừng (năm 2014) cao nhất cả nước, với hơn 56,5%.
D. Trong giai đoạn 2005 – 2014, TD và MN Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng tăng nhiều nhất, với mức tăng 1025,4 nghìn ha.
Câu 19: Dựa vào atlat trang 4, 5 cho biết quần đả	o Trường Sa thuộc :
A. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.	B. Tỉnh Khánh Hoà.
C. Thành phố Đà Nẵng.	D. Tỉnh Quảng Ngãi
Câu 20. Dựa vào át lát trang 4-5, cho biết Biển Đông không giáp với nước nào khu vực Đông Nam Á:
A. Đôngtimo, Lào, Mianma
B. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
C. Lào, Mianma Phi-líp-pin.
D. Xin-ga-po, ĐôngTiMo và Ma-lai-xi-a.
II. Tự luận (5.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)	
 Em hãy trình bày sự suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện nay. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng?
Câu 2.(3,0 điểm)
 Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam? Hậu quả của bão và biện pháp phòng chống? 
BÀI LÀM
I. TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
II. TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_12_bai_131415_nam_hoc_2018_2019.doc