Giáo án Địa lý 9 cả năm

Giáo án Địa lý 9 cả năm

 PHẦN: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I/-MỤC TIÊU :Sau bài , học sinh cần :

-Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc kinh có số dân đông nhất Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc

-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta

-Xác định được trên bản đồvùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc

-Cótinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc

II/-THIẾT BỊ :

-Bản đồ dân cư Việt Nam

-Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc VN

-Tranh ảnh một số dân tộc ởVN

 

doc 114 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 9 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.08.09
Tuần: 1 Tiết: 1
Ngày dạy: 27.08.09
Lớp dạy: 9A-9B
 ĐỊA LÍ VIỆT NAM
 PHẦN: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/-MỤC TIÊU :Sau bài , học sinh cần :
-Biết được nước ta có 54 dân tộc .Dân tộc kinh có số dân đông nhất Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
-Xác định được trên bản đồvùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc
-Cótinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc
II/-THIẾT BỊ :
-Bản đồ dân cư Việt Nam
-Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc VN
-Tranh ảnh một số dân tộc ởVN
III/-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:1' Kiểm diện , kiểm tra sĩ số
1/-Mở bài:(GV giới thiệu sơ lược chương trình địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam gồm 4 phần:Địa lí dân cư,địa lí kinh tế,sự phân hóa lãnh thổ và đia lí địa phương)
VN là quốc gia nhiều dân tộc.Các dân tộc cùng là con cháu Lạc Long Quân-Âu Cơ,cùng mở mang gây dựng non sông,cùng chung sống lâu đời trên một đất nước.Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Bài học đầu tiên của môn đia lí lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước?Địa bàn cư trúcủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đấùt nước ta?
2. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20'
20'
I. HOẠT ĐỘNG 1:
GV:Dùng tập ảnh "VN hình ảnh 54 dân tộc".Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các vùng đất nước.
HS hoạt động nhóm /cặp
GV:Bằng hiểu biết của bản thân,em cho biết :
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
?Kể tên các dân tộc mà em biết?
?Trình bày những nét khái quát về dân tộc kinh và một sốø dân tộc khác?
(Ngôn ngữ trang phục, tập quán sản xuất...)
GV : Quan sát hình 1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ? chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
HS trả lời
GV: Dựa vào kiến thức lịch sử lớp 6 và hiểu biết thực tế cho biết :
?Người Việt cổ còn có những tên gọi gì ? (Âu Lạc, Tay Âu, Lac Việt...)
?Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người Học sinh dựa vào SGK trả lời
GV: Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
HS : -Làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơme)
 -Dệt thổ cẩm, thêu (Tày, Thái)
 -Làm gốm trồng bông, dệt vải ( Chăm)
GV: hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta là người dân tộc ít người mà em biết?
HS dựa vào hiểu biết để trả lời
GV: Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước
HS dựa SGK trả lời
GV kết luận các dân tộc cùng bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
Chuyển ý: VN là quốc gia có nhiều thành phần dân tộc. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc bản địa, cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Địa bàn sinh sống các dân tộc được phân bố như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục 2.
2. HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Dựa vào bản đồ "Phân bố dân tộc VN" và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt ( Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
HS quan sát bản đồ trả lời
GV: Dựa vào vốn hiểu biết cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? 
HS trả lơì
GV: Các khu vực có đặc điểm về địa lý tự nhiên vàkinh tế xã hội như thếù nào?
HS dựa SGK trả lời
GV: Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người?
HS :
-Trung du và miền núi phía bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...
-Khu vực trường sơn tây nguyên : Ê -đê, Gia-rai, Ba-na, Cơ-ho
-Người chăm, Khơme, Hoa sống ở cực nam trung bộ và nam bộ.
HS lên bảng xác định địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu trên
GV: Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những sự thay đổi lớn như thế nào ?
HS: Định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm, công trình thủy điện, khai thác tiềm năng du lịch.
IV/- PHỤ LỤC :5'
1/ Đánh giá : HS lên bảng trình bày tình hình phân bố các dân tộc của nước ta?
-Làm bài tập 3 trang 6
2/Dặn dò :
-Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 trang 6
-Đọc bài "Dân số và gia tăng dân số" trang 7
I- CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
-Nước ta có 54 dân tộc
-Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86 % dân số cả nước
- Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
II/- PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC
1/ Dân tộc Việt (Kinh) 
-Phân bố khắp mọi nơi nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng, duyên hải và trung du.
2/ Các dân tộc ít người
-Miền núi và cao nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc ít người
Ngày soạn: 25.08.09
Tuần: 1 Tiết: 2
Ngày dạy: 27.28.08.09
Lớp dạy: 9A-9B
 BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học ,HS cần:
-Biết số dân của nước ta(năm 2002)
-Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả
-Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó
-Có kỹ năng phân tích bảng thống kê,một số biểu đồ dân số
-Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí
II/ THIẾT BỊ:
-Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta( phóng to)
-Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường,chất lượng cuộc sống( HS sưu tầm)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Ổn định lớp: 1' Kiểm diện, 
KT bài cũ: 
 Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? VD ?
 ? Trình bày tình hình phân bố các dân tộc của nước ta?
1.Mở bài:Dân số ,tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế.Ở mỗi quốc gia,chínhsách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước .Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta,Đảng va øchính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành hàng loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy.
Để tìm hiểu vấn đề dân số,sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì,ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay
2/Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10'
10'
I. HOẠT ĐỘNG 1:
Gv: Giới thiệu số liệu của ba lần tổng điều tra dân số ở nước ta:
Lần 1:(1/4/1979) nước ta có 52,46triệu người
Lần 2(1/4/1989) có 64,41 tr người
Lần 3(1/4/1999) có 76,34 tr người.
Dựa vào hiểu biết và sách giáo khoa em cho biết số dân nước ta tính đến năm 2002 là bao nhiêu?
HS:79,7 triệu người
GV:Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số của việt nam so với các nước trên thế giới ?
HS:diện tích lãnh thổ thứ 58
Số dân thứ 14
Diện tích thuộc loại trung bình
Dân số thuộc loại nước có số dân đông trên thế giới
GVmở rộng:VNđứng thứ 13 về dân số(2007) (Thời sự đài truyền hình VN)
GV:lưu ý HS:năm 2003 dân số nước ta là 80,9triệu
Trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam đứng thứ 3 sau in-đô-nê-xi-a(234,9 tr ),Phi-lip-pin(84,6tr)
Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của nước ta?
HS:Thuận lợi:Nguồn lao động lớn
Thị trường tiêu thụ rộng
Khó khăn:Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội,với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
HOẠT ĐỘNG 2 :
HS quan sát H 2.1
GV:Nêu nhận xét về tình hình tăng dân số qua chiều cao các cột dân số?
HS :Dân số tăng nhanh liên tục
GV: Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì ?
HS:Bùng nổ dân số
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ"bùng nổ dân số" SGK trang 152
GVKL:
GV:Qua hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào?
HS:54-60:Tăng nhanh(cao nhất gần 4%)
76-2003:Có xu hướng giảm dần(thấp nhất 1,3%(2003)
GV:Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó?
HS:Kết quả của việc thực hiện tốt dân số và kế hoạch hóa gia đình
GV:Vì sao tỉ lệ gia tăng của dân số giảm nhưng số đân vẫn tăng nhanh?
HS:Cơ cấu dân số VN trẻ,số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm )
HS thảo luận nhóm:(3phút)
? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì? (kinh tế, xã hội, môi trường)
GV phân mỗi nhóm một vấn đề
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV chuẩn xác kiến thức theo sơ đồ:
I/ Số dân
-79,7 triệu người (2002)
-Dân số đông, được xếp thứ 14 TG và thứ 2 trong khu vực đông nam á.
II/ Gia tăng dân số
-Gia tăng dân số
 nhanh
-Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng "bùng nổ dân số".
-Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
HẬU QUẢ GIA TĂNG DÂN SỐ
MÔI TRƯỜNG
XÃ HỘI
KINH TẾ
Tiêu dùng và tích lũy
Tốc độ phát triển kinh tế
Lao động và việc làm
Thu nhập mưc sống
Y tế và chăm sóc sức khỏe
Giáo dục
PT bền vững
Ô nhiễm môi trường
Cạn kiệt tài nguyên
15'
GV:Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?HSthảo luận lợi ích về:
Nhóm 1:phát triển kinh tế
Nhóm 2:Tài nguyên môi trường
Nhóm 3:Chất lượng cuộc sống(xã hội)
Các nhóm báo kết quả,nhóm khác bổ sung
GVchuẩn xác kiến thức theo những vấn đề của sơ đồ trên
GV: Dựa vào bảng 2.1 hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tư nhiên của dân số cao nhất ,thấp nhất?Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước?
HS: -Vùng Tây Bắc cao nhất(2,19%)
-Đôøng bằng sông Hồng thấp nhất(1,11%)
HOẠT ĐỘNG 3
GV:Dựa vào bảng 2.2 hãy: nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979-1999?
HS:-Tỉ lệ nữ lớn hơn nam, thay đổi theo thời gian
-sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% 2,6% 1,6%
Tỉ lệ nam và nữ còn thay đổi theo vùng lãnh thổ, có vùng tỉ lệ nữ nhiều hơn nam hoặc ngược lại
GV: Ta ... H HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I/ MỤC TIÊU: HS cần:
-Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực của vùngcòn thế mạnh về thủy hải sản
-Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản hải sản ở vùng ĐBSCL
-Rèn luyện kỹ năng xử lý số liệu thống kêvà vẽ biểu đồ so sánh số liệu để khai thác kiến thức theo câu hỏi
-Liên hệ thực tế với hai vùng đồng bằng lớn của đất nước
II/ THIẾT BỊ: 
-Bản đồ kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
-HS: thước kẻ , máy tính , bút chì, bút màu
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ôån định lớp: KT SS , Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ:5’ ? ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
Bài mới: 
Bài tập 1:20’ GV yêu cầu hs nghiên cứu bảng số liệu37.1 :
? Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản ở ĐBSCL so với ĐBSH và cả nước?
HS: ĐBSCL chiếm trên 50% diện tích đồng bằng của cả nước, vượt xa ĐBSH về sản lượng và nuôi trồng thủy hải sản
HS lập bảng:
Sản lượng
ĐBSCL
ĐBSH
Cả nước
Cá biển khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,7
3,9
100
GV gọi HS khá lên bảng vẽ
HS dưới lớp vẽ vào tập và đối chiếu nhận xét
Bài tập 2:Phân tích biểu đồ
15’
? Nhìn vào biểu đồ đã vẽ nhận xét?
HS thảo luận:3’ 
? ĐBSCL có những thế mạnh gì để phát triển ngnàh thủy sản?
? Tại sao ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
?Những khó khăn trong phát triển thủy sản?Nêu một số biện pháp khắc phục?
-Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi , tôm nuôi ở ĐBSCL vượt xa ĐBSH. ĐBSCL là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước với tỉ trọng sản lượng thủy sản các ngành rất cao
-Điều kiện tự nhiên: Diện tích nước trên cạn và trên biển lớn hơn hẳn. Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt , nước mặn, nước lợ. Các bãi tôm ,bãi cá rộng lớn
- Nguồn lao động: Có kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Người dân thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh
- Cơ sở chế biến: Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế
- Thị trường tiêu thụ: rộng lớn : các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ
-Diện tích vùng nước rộng lớn
-Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn
-Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới
-Thị trường rộng lớn
*Khó khăn và biện pháp:
-Thiếu vốn đầu tư đánh bắt xa bờ
-Chưa có hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao
-Còn rào cản ở các thị trường thủy sản
-Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao
- Chủ động thị trường ,chủ động tránh né rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của VN
IV/ PHỤ LỤC:5’
1. Đánh giá:
 -Kiểm tra biểu đồ đã vẽ
? ĐBSCL có những thuận lợi như thế nào để phát triển ngành thủy sản?
?Cho biết những khó khăn hiện nay cho phát triển thủy sản ở ĐBSCL?
2. Dặn dò: Ôân kỹ các bài từ 31đến 37 chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
-Hệ thống kiến thức về sự phân hóa lãnh thổ
-Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi sau mỗi bài trong SGK
II/ THIẾT BỊ:
Bản đồ tự nhiên kinh tế của 7 vùng
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: KTSS, Kiểm diện
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
3’
2’
3’
5’
5’
3’
7’
12’
?Trong xây dựng kinh tế xã hội Tây Nguyên có những điều kiêïn thuận lợi và khó khăn gì?
? Kể tên các cây công nghiệp được trồng ở Tây Nguyên? Cây nào được trồng nhiều nhất ? vì sao?
?Tây nguyên có những chuyển hướng gì trong phát triển kinh tế?
? Vùng Đông Nam Bộ cây nào được trồng nhiều nhất ? Vì sao?
?Nêu những thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
?ĐBSCL có những thế mạnh nào về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội?
?Nhờ những điều kiện nào ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta?
? Nêu những khó khăn và biện pháp khắc phục những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội ở vùng ĐBSCL?
? Trình bày đặc điểm dân cư xã hội ở vùng ĐBSCL?
? Giải thích cách gọi tên sông Cửu Long?
?Kể tên các tỉnh thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? Nêu diện tích dân số?
? Kể tên các mỏ dầu đang được khai thác ở vùng ĐNB?
*Thuận lợi:
-Đất ba dan thuận lợi trồng cây công nghiệp
-Khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp nhiều loại cây trồng
-Nguồn nước , tiềm năng thủy điện lớn
-Bô-xít có trữ lượng lớn
-Phong cảnh thiên nhiên đẹp phát triển du lịch sinh thái
* Khó khăn:
-Mùa khô thiếâu nước cháy rừng
-Chặt phá rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư
Cây công nghiệp : Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông , chè, dâu tằm
-Cà phê được trồng nhiều nhất vì: thích hợp vơí đất và khí hậu, thị trường tiêu thụ lớn
-Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống các dân tộc
Cây cao su được trồng nhiều nhất vì: 
-Thích hợp với đất và khí hậu
-Có giá trị kinh tế cao
-Người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su
-Thị trường tiêu thụ rộng
-Mặt bằng xây dựng tốt
- Các cây trồng thích hợp:cao su , cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương , lạc , mía,
- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa
- Đánh bắt hải sản
-Giao thông, dịch vụ, du lịch biển
-Có ba loại đất chính: Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn
-Diện tích rừng ngập mặn lớn
-Khí hậu nóng ẩm quanh năm
-Sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Có nước ngọt, mặn, lợ
-Nguồn hải sản phong phú , biển ấm , ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo
-Aùp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
-Diện tích đất phù sa lớn, nguồn nước dồi dào
-Giống lúa mới
-Thị trường rộng lớn
Khó khăn: +về mặt tự nhiên
-Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước
-Lũ lụt
-Diện tích đất mặn , đất phèn lớn
+ Về mặt xã hội :
-Trình độ dân trí chưa cao
-Cơ sở hạ tầng thấp
-Giao thông thủy là chủ yếu
-Ô nhiễm môi trường
*Biện pháp:
-Xây hồ chứa nước cung cấp nước ngọt
-Cải tạo đất mặn , đất phèn
-Sống chung với lũ, thoát lũ
-Nâng cao mặt bằng dân trí
-Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện
-Xử lý rác thải
IV/ PHỤ LỤC:5’
Đánh giá: Kể tên 7 vùng kinh tế đã học? Nêu điều kiện tự nhiên của vùng ĐNB và vùng ĐBSCL ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng?
Dặn dò:Học kỹ bài đã ôn chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU:
Kiểm tra kiến thức trọng tâm
Đánh giá nhận thức của hs
Rèn luyện kỹ năng làm bài
II/ THIẾT BỊ:
 -Đề + Đáp án
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VA ØHỌC
Ổn định lớp: KTSS, Kiểm diện
HS làm bài:45’
GV thu bài và dặn dò : Đọc bài 38 : Tìm hiểu tài nguyên môi trường biển đảo
Họ tên:..KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:..	Môn: Địa lý 9 (45’)
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GV
I/ Trắc nghiệm: 3đ Khoanh tròn ý đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1:Điều kiện nào sau đây giúp cho việc trồng cà phê phát triển nhất Tây Nguyên:
 a. Đất badan, khí hậu một mùa mưa- một mùa khô, có thị trường tiêu thụ rộng lớn
 b. Cao nguyên xếp tầng, có mùa đông lạnh
 c. Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, có nhiều sương mù vào mùa khô
 d. Cả 3 đúng 
Câu 2: Tổng sản lượng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên:
a. Bằng nhau b. Ít hơn
c. Lớn gấp đôi d. Gấp 2,3 lần
Câu 3: Điều nào sau đây khiến các nhà nghiên cứu về địa lý nói:”Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế biển”
Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác
Nguồn thủy sản dồi dào
Có điều kiện về giao thông vận tải du lịch biển
Cả 3 đúng
 Câu 4: Phần hạ lưu các sông: Sông Bé , sông Sài Gòn, sông Đồng Nai:
Là những cánh đồngmàu mỡ
Có nguy cơ bị ô nhiễm nước do Đô thị hóa và Công nghiệp phát triển mạnh
Là những nông trường trồng cây công nghiệp ngắn ngày
Đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nên không có vấn đề gì đáng lo
Câu 5: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
 Đông Nam Bộ có hai loại đất chủ yếu là và 
rất thích hợp với.có giá trị xuất khẩu như..
II/ Tự luận: 7 đ
Câu 1: Tây Nguyên có những chuyển hướng gì trong phát triển kinh tế? 1đ
Câu 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước? 2đ
Câu 3: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? 2,5đ
Câu 4: Căn cứ vào bảng dưới đây(%)1,5 điểm
Sản lượng
ĐBSCL
ĐBSH
Cả nước
Cá biển khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,7
3,9
100
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước và nhận xét.
 HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÝ 9 HKII
I/ Trắc nghiệm: Câu 1, 2, 3 ,4 mỗi câu 0,5 đ ; câu 5 : 1đ( mỗi ý 0,25đ)
 1a, 2d, 3d, 4b
5. đất badan, đất xám, cây công nghiệp , có giá trị xuất khẩu
II/ Tự luận:Mỗi ý 0,5 đ
Câu 1: 1đ Trong phát triển kinh tế , Tây Nguyên có những chuyển hướng sau:
 -Tăng cường đầu tư
 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 - Xóa đói giảm , nâng cao đời sống các dân tộc
 Câu 2: Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước nhờ:
 -Thích hợp với đất và khí hậu
 -Có giá trị kinh tế cao
 -Người dân có kinh nghiệm trồng 
 -Thị trường tiêu thụ rộng
Câu 3:Một số thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế -xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
 -Có ba loại đất chính: Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn
 -Diện tích rừng ngập mặn lớn
 -Khí hậu nóng ẩm quanh năm
 -Sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Có nước ngọt, mặn, lợ
 -Nguồn hải sản phong phú , biển ấm , ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo
Câu 4: Hs vẽ đúng, chính xác, thẩm mỹ ( 1đ)
Nhận xét(0,5đ)Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi , tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa Đồng bằng sông Hồng.Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao 	
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LY 9.doc