I, MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng
- Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên đặc biệt là vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng
- Trình bày được các tiến bộ về mặt KTXH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng, những vấn đề KTXH và môi trường gắn với việc khai thác thế mạnh này
2, Kỹ năng
- Khai thác kiến thức từ át lát, lược đồ, bản đồ
- Thu thập, xử lí số liệu từ các nguồn thông tin khác nhau
Tiết 42: Bài 37: vấn đề khai thác thế mạnh ở tây nguyên Ngày soạn: 26 - 2 - 2009 Lớp dạy: Lớp Ngày dạy Tổng số Số hs vắng mặt Ghi chú 12 C2 12C3 12C4 I, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức - Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng - Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên đặc biệt là vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng - Trình bày được các tiến bộ về mặt KTXH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng, những vấn đề KTXH và môi trường gắn với việc khai thác thế mạnh này 2, Kỹ năng - Khai thác kiến thức từ át lát, lược đồ, bản đồ - Thu thập, xử lí số liệu từ các nguồn thông tin khác nhau 3, Thái độ Thêm yêu quê hương, tổ quốc đồng thời xác định tinh thần học tập để xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc II, Phương tiện dạy học Bảng số liệu, biểu đồ Bản đồ Tây Nguyên và Đông Nam Bộ átlát địa lí Việt Nam III, Hoạt động dạy học 1, ổn định 2, Bài mới Gv : giới thiệu qua về những đặc điểm nổi bật của vùng : cồng chiêng Tây Nguyên, nhà rông, các phong tục đón tết... sau đó giới thiệu vào nội dung bài học Thời gian Nội dung kiến thức Kiến thức trọng tâm - Gv: yêu cầu hs quan sát bản đồ trong SGK hoặc át lát địa lí xác định vị trí của ĐBSH theo các gợi ý sau: +, vị trí địa lí trên bản đồ +, Kể tên các tỉnh trong vùng +, ý nghĩa của vị trí địa lí - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, chuẩn nội dung kiến thức. - Gv : đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên 1, Khái quát chung a. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Diện tích: 54,7 nghìn km2, dân số 4,9 triệu người(16,5% dt và 5,8% dân số của cả nước) - Gồm 5 tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai - Tiếp giáp : DHNTB, ĐNB, Campu chia, Lào, đây là vùng duy nhất của cả nước không giáp biển => giao lưu phát triển KT, VH với các vùng KT trong cả nước và trên TG b. Các thế mạnh và hạn chế *, Thế mạnh: - Đất bazan màu mỡ với diện tích lớn nhất cả nước - Khí hậu cận xích đạo có sự phân hoá theo độ cao - Diện tích rừng và độ che phủ lớn nhất cả nước - Quặng bôxit trữ lượng hàng tỉ tấn - Trữ năng thuỷ điện tương đối lớn - Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hoá độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú *, Hạn chế: - Mùa khô gay gắt, thiếu nước nghiêm trọng cho sx - Thiếu lao động lành nghề - Mức sống của nhân dân còn thấp - Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn - Gv : yêu cầu hs nêu lại những điều kiện phát triển cây CN lâu năm ở Tây Nguyên ? - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, cần đánh giá thêm một số khó khăn của đktn và TNTN Yêu cầu hs đọc SGK và nội dung át lát địa lí, hướng dẫn hs tìm hiểu về các cây CN lâu năm ở Tây Nguyên 2, Phát triển cây công nghiệp lâu năm *, Tiềm năng phát triển : - Đất bazan - Các cao nguyên xếp tầng - Khí hậu cận xích đạo *, Hiện trạng sx và phân bố - Các cây CN chính : cà phê,chè, cao su, hồ tiêu +, cà phê : diện tích 450 nghìn ha(4/5 dt cả nước) +, chè : trồng chủ yếu ở cao nguyên Lâm Đồng và Gia Lai +, cao su : Gia Lai, Đắc Lắc - Hình thành các vùng chuyên canh cây CN lớn, thu hút đông đảo lao động *, Giải pháp nâng cao hiệu quả KTXH của cây CN - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN - Đa dạng hoá cơ cấu cây CN - Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu - Gv : nêu câu hỏi Tây Nguyên phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản dựa vào những điều kiện nào ? - Hs : nêu những tiềm năng phát triển của Tây Nguyên - Gv : nhận xét, bổ sung, nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Tây Nguyên 3,Khai thác và chế biến lâm sản *, Tiềm năng : - Độ che phủ rừng lớn - Có nhiều cây gỗ quý,chim, thú qúy... *, Hiện trạng : - Suy giảm tài nguyên rừng -> sản lượng gỗ hàng năm khai thác giảm, chỉ còn đạt 200- 300 nghìn m3/năm - Nạn phá rừng gia tăng-> đe doạ môi trường sống của nhiều loài sinh vật và hạ mực nước ngầm về mùa khô - Gỗ chủ yếu chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế *,Biện pháp : - Ngăn chặn nạn phá rừng - Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi,trồng rừng mới - Đẩy mnạh hoạt động chế biến - Gv : đánh giá lại tiềm năng thuỷ điện ở Tây Nguyên. Yêu cầu hs dựa vào nội dung SGK và át lát địa lí, xđ các nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên theo bảng sau : Sông Nhà máy thuỷ điện- công suất Đã xây dựng Đang xây dựng Xê xan Xrê pok Đồng Nai - Hs : hoàn thành bảng nhận xét, xác định các nhà máy thuỷ điện trên bản đồ - Gv : nhận xét, bổ sung 4, Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi IV, Đánh giá (3’) 1, GV khái quát nội dung kiến thức 2, Hướng dẫn hs làm bài tập 1(SGK) V, Hoạt động nối tiếp - HS hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: