Giáo án Địa lí 6 tiết 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Giáo án Địa lí 6 tiết 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

TIẾT 3.

BẢN ĐỒ. CÁCH VẼ BẢN ĐỒ.

I. Mục tiêu : Học sinh (HS) cần

1. Kiến thức:

- Định nghĩa đơn giản về bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ.

2. Kỹ năng:

- Quan sát hình vẽ.

3. Thái độ:

- Biết trân trọng, bảo quản các phương tiện học tập.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 tiết 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 6A:
 6B:
Tiết 3.
Bản đồ. Cách vẽ bản đồ. 
I. Mục tiêu : Học sinh (HS) cần
1. Kiến thức: 
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình vẽ.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng, bảo quản các phương tiện học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: - Quả địa cầu, một số bản đồ: bản đồ thế giới, châu lục, 
 bán cầu.
2. Chuẩn bị của HS: - Nghiên cứu trước nội dung của bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam?
 - Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài mới của học sinh.
	2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
 * Vào bài: (1’) ( Theo SGK)
* Hoạt động : (20’) Hướng dẫn hs tìm hiểu về: Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- GV: Treo bản đồ thế giới.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát bản đồ thế giới, so sánh các lục địa trên bản đồ với hình vẽ trên quả địa cầu.
=> Vậy bản đồ là gì? (GV cho HS đọc thuật ngữ “Bản đồ địa lí’ trang 84).
 - H? Dựa vào bản đồ chúng ta có thể biết được gì?
=> HS trình bày, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
 - H? Hình vẽ trên mặt cong của quả địa cầu nếu dàn phẳng ra mặt giấy thì ta sẽ có 1 tấm bản đồ như hình nào trong bài? (H4) so với thực tế bề mặt Trái Đất thì hình đó có đúng không? Vì sao?
=> 1 HS trình bày, nhận xét.
- GV: Đánh giá, kết luận.
- GV: Nêu cách vẽ bản đồ, cho HS đọc thuật ngữ “ Chiếu đồ” trang 85.
- GV: Cho HS quan sát H5, cho biết:
 + Bản đồ này khác bản đồ H4 ở chỗ nào?
 + So sánh diện tích đảo Grơn- len với diện tích lục địa Nam mĩ?
=> 1 HS trình bày, hs khác nhận xét. 
- GV: Đánh giá, kết luận.
- GV: Theo cách chiếu Mec- ca- to (có đường kinh tuyến thẳng) thì càng xa Xích đạo về phía 2 cực sự sai lệch về diện tích càng lớn => vì vậy đảo Grơn- len ở H5 gần bằng lục địa Nam Mĩ.
 - HS: Quan sát, nêu nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh - vĩ tuyến ở các bản đồ H5,6,7.
=> GV: Phương pháp chiếu đồ khác nhau sẽ có lưới kinh- vĩ tuyến khác nhau.
 - H? Các vùng được biểu hiện trên các bản đồ H5,6,7 có đúng với diện tích, hình dạng thực tế không?
=> GV: Có bản đồ đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ càng có sự sai số.
- GV: Lưu ý: các bản đồ có kinh- vĩ tuyến là đường thẳng, phương hướng bao giờ cũng chính xác. Do đó trong giao thông, nhất là đi biển người ta thường dùng các bản đồ vẽ theo phương pháp Mec- ca- to.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. (15’)
 - GV: Cho HS đọc thông tin SGK và cho biết:
 + Trước đây người ta thu thập thông tin bằng cách nào?
 + Ngày nay người ta thu thập thông tin bằng cách nào?
=> HS: Trao đổi theo cặp, trả lời, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chuẩn KT.
+ Đến tận nơi đo đạc, tính toán,
- GV: cho HS đọc thuật ngữ “ảnh hàng không”, “ảnh vệ tinh” trang 84 SGK.
 - Hỏi gợi mở: Khi có đủ thông tin, muốn vẽ bản đồ người ta còn phải làm gì?. 
- GV: cho HS đọc thông tin ý 2 mục 2 SGK trang 11.
- HS: trình bày, nhận xét.
- GV: Đánh giá, KL: 
 - HS đọc phần tóm tắt cuối bài.
1.Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
 - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
 - Dựa vào bản đồ chúng ta có thể biết được nhiều thông tin: Vị trí, đặc điểm, sự phân bố của các mối quan hệ giữa chúng.
 - Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy. Muốn vẽ được bản đồ người ta phải dùng phương pháp chiếu đồ.
 - Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế, do đó tùy theo yêu cầu người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau.
2. Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
 - Để vẽ được bản đồ, người ta phải thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, rồi tính tỉ lệ và dùng các kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ.
 3. Củng cố: (4’)
 GV: Hướng dẫn hs làm bài tập: (Bảng phụ):
 - Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
 Để vẽ được bản đồ người ta phải lần lượt làm những công việc  .
 - H? tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh- vĩ tuyến là những đường thẳng?
 ( Bản đồ có các kinh- vĩ tuyến là những đường thẳng phương hướng bao giờ cũng chính xác hơn)
4. Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
 - Học bài theo SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - làm bài tập 1,2, 3 trang 11 SGK.
 - Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi bài 3 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2. bo.doc