Giáo án Địa lí 6 tiết 15: Địa hình bề mặt trái đất

Giáo án Địa lí 6 tiết 15: Địa hình bề mặt trái đất

Tiết15 - Bài 13.

ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

I. Mục tiêu: Học sinh (HS) cần:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ

- Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình

- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ. Biết được hang động (Loại địa hỡnh đặc biệt của núi đá vôi) là những cảnh đẹp thiên nhiên, hấp dẫn khách du lịch.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết địa hỡnh Cacxtơ qua ảnh và trên thực tế.

3. Thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng; Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 tiết 15: Địa hình bề mặt trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng:6A:.../.../2010
 6B:.../.../2010
6C:.../.../2010
Tiết15 - Bài 13.
địa hình bề mặt trái đất.
I. Mục tiêu: Học sinh (HS) cần:
1. Kiến thức: 
- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ
- Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình
- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ. Biết được hang động (Loại địa hỡnh đặc biệt của nỳi đỏ vụi) là những cảnh đẹp thiờn nhiờn, hấp dẫn khỏch du lịch.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết địa hỡnh Cacxtơ qua ảnh và trờn thực tế.
3. Thái độ:
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng; Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên.
II. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ tự nhiên thế giới. 
 2. Chuẩn bị của trò: -Tập bản đồ địa lí 6.
 - Nghiên cứu trước nội dung của bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 *Câu hỏi- Nguyên nhân sinh ra và tác hại của động đất, núi lửa? 
 *Đáp án - Nguyên nhân: Nội lực làm cho các lớp đất đá của vỏ Trái Đất chuyển dịch làm rạn nứt vỏ Trái Đất hoặc gây chấn động làm cho vỏ Trái Đất rạn nứt, bị đứt gãy sinh ra động đất và núi lửa.
 - Tác hại: Núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng vườn các vùng lân cận; Động đất phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống và nhiều người bị thiệt mạng.
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Mở bài: (1’) – Theo sgk. 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về: Núi và độ cao của núi (13’).
GV: Treo tranh minh hoạ đỉnh núi phanxifăng, núi Himalaya...và hiểu biết qua thực tế. Yêu cầu hs mô tả về núi?
HS: Mô tả, nhận xét.
GV: Yêu cầu HS quan sát H36 và đọc phần thông tin mục 1 SGK cho biết núi là dạng địa hình như thế nào? Thường có độ cao là bao nhiêu? Gồm có mấy bộ phận?
=> HS: Trình bày, nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận:
GV: Yêu cầu HS xem bảng phân loại núi tr/ 42 / SGK. Cho biết căn cứ vào độ cao người ta phân ra làm mấy loại núi?
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: Chuẩn KT: ... 3 loại núi: Thấp, trung bình, cao.
 GV: yêu cầu HS quan sát H34 SGK, cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối của núi như thế nào? So sánh độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối?
=> Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung: Độ cao tuyệt đối thường lớn hơn độ cao tương đối.
GV: Kết luận:
* Hoạt động2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về: Núi già, núi trẻ (11’).
GV: Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK và cho biết: Ngoài phân biệt núi theo độ cao người tôncnf phân biệt núi dựa vào đâu?
=> HS trình bày, nhận xét.
 GV: Nhận xét, bổ sung:  dựa vào thời gian hình thành.
GV: Yêu cầu HS quan sát H35 SGK, thảo luận theo nhóm.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp: 
GV: Chia lớp 4 nhóm, thảo luận ( 5’) 
GV: Giao việc cho các nhóm: 
+ Nhóm 1- 3: Hoàn thành phiếu học tập số 1? 
+ Nhóm 2- 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2? 
 ( Theo mẫu bảng sau- Phần phụ lục)
Bước 2: Làm việc theo nhóm: 
- HS: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
- Nhóm trưởng phân công trong nhóm, tổng hợp kiến thức sau khi cá nhân thảo luận cho thư kí ghi vào phiếu học tập.
- GV: Hướng dẫn các nhóm nếu cần.
- HS: Cử đại diện trình bầy trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.
- GV: Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
-HS: Sau khi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá và tổng kết: qua bảng phụ 
lục.
GV: Kết luận:
 - GV: Yêu cầu HS liên hệ với Việt Nam: Địa hình núi ở Việt Nam là núi già hay núi trẻ?
=> HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
 - GV: treo bản đồ tự nhiên thế giới.
 - GV: gọi HS lên xác định vị trí một số núi già, núi trẻ trên thế giới trên bản đồ tự nhiên thế giới. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu về: Địa hình CácXtơ và các hang động (11’).
GV: yêu cầu HS đọc thông tin phần 3 kết hợp quan sát H37, 38 SGK hãy nêu đặc điểm của địa hình núi đá vôi? (về độ cao, hình dáng).
=> HS trình bày,
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn KT:
GV: Hỏi gợi mở: Tại sao nói đến địa hình Cácxtơ người ta hiểu ngay đó là địa hình có hang động? 
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn KT:
Vì đá vôi là loại đá dễ bị ăn mòn. Vì vậy trong các khối núi đá vôi thường có nhiểu hang động. Các nhũ đá trong hang động là sản phẩm của đá vôi bị hoà tan trong nước mưa có axit cacbônic...
H? Địa hình Cacxtơ có giá trị kinh tế như thế nào? Kể tên những hang động, danh lam thắng cảnh đẹp mà em biết?
=> HS : Trình bày, nhận xét.
GV: Nhận xét, chuẩn KT: PhongNha ( Quảng Bình), Hương Tích ( Hà Tây), Tam Cốc – Bích Động ( N. Bình),...
GV: Em làm gì để bảo vệ cảnh đẹp từ địa hình cacxtơ nói riêng và quang cảnh đẹp nói chung?
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: Đánh giá và bổ sung: ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng; Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên; Tuyên truyền đến mọi người,...
1. Núi và độ cao của núi.
 - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đỉnh núi, sườn núi, chân núi. Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển (Độ cao tuyệt đối). 
+ Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách từ đỉnh núi đến mực nước trung bình của biển.
 + Độ cao tương đối: Là khoảng cách từ đỉnh núi đến chân núi.
2. Núi già, núi trẻ.
 - Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
 - Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông.
3. Địa hình CácXtơ và các hang động:
 - Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình Các- Xtơ, có nhiều hình dáng khác nhau, đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.
 - Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có giá trị du lịch lớn. Đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng.
 3. Củng cố: (4’) 
 GV: + Hệ thống nội dung bài giảng. 
 + Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi: 
? Nêu sự khác biệt giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. Nêu sự phân loại núi theo độ cao?
? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào?
? Địa hình Cac- Xtơ có giá trị kinh tế như thế nào?
 + Đọc bài đọc thêm tr 45 SGK.
4. Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
 - Hướng dẫn: Về nhà học bài.trả lời câu hỏi và bài tập Sgk
 - Chuẩn bị giờ sau: +Thầy: Bài mơi
 + Trò : Đọc nội dung bài học bài mơi, trả lời câu hỏi giữa bài.
 * Phụ lục:
 Phiếu số 1: Hoàn thành bảng sau để nói lên đặc điểm của núi trẻ?
Đặc điểm hình thái.
Thời gian hình thành
Một số dãy núi điển hình
- Độ cao:
- Đỉnh:
- Sườn:
- Thung lũng
Phiếu số 2: Hoàn thành bảng sau để nói lên đặc điểm của núi già?
Đặc điểm hình thái.
Thời gian hình thành
Một số dãy núi điển hình
- Độ cao:
- Đỉnh:
- Sườn:
- Thung lũng
Đáp án thảo luận
Núi 
 Đặc điểm
Núi trẻ
Núi già
Đặc điểm hình thái.
- Độ cao: lớn
- Đỉnh: nhọn
- Sườn: dốc
- Thung lũng: sâu
- Độ cao: nhỏ
- Đỉnh: tròn
- Sườn: thoải
- Thung lũng: nông
Thời gian hình thành
Cách đây vài chục triệu năm
Cách dây hàng trăm triệu năm
Một số dãy núi điển hình
- An- pơ (Châu Âu)
- Hymalaya (Châu á)
- An đét (Châu Mĩ)
- U- ran (á- Âu)
- Xcan- đi- na- vi (Châu Âu)
- Apalát
(Châu Mĩ)
* Phụ lục:
 Phiếu số 1: Hoàn thành bảng sau để nói lên đặc điểm của núi trẻ?
Đặc điểm hình thái.
Thời gian hình thành
Một số dãy núi điển hình
- Độ cao:
- Đỉnh:
- Sườn:
- Thung lũng
Phiếu số 2: Hoàn thành bảng sau để nói lên đặc điểm của núi già?
Đặc điểm hình thái.
Thời gian hình thành
Một số dãy núi điển hình
- Độ cao:
- Đỉnh:
- Sườn:
- Thung lũng

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 6 tiet 15.doc