Tiết 48 BÀI 43
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở nước ta.
- Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng KTTĐ.
- Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng vùng KTTĐ.
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ 3 vùng KTTĐ và các tỉnh, TP thuộc mỗi vùng.
- Phân tích số liệu, XD biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về 3 vùng KTTĐ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ ĐLTN, nông – lâm – thuỷ sản, CN chung VN.
- Atlat địa lí VN.
Tiết 48 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm Ngày soạn: Ngày giảng: I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở nước ta. - Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng KTTĐ. - Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng vùng KTTĐ. 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ 3 vùng KTTĐ và các tỉnh, TP thuộc mỗi vùng. - Phân tích số liệu, XD biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về 3 vùng KTTĐ. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ ĐLTN, nông – lâm – thuỷ sản, CN chung VN. - Atlat địa lí VN. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chứng minh vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên? ? Trình bày vấn đề khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính GV: Các vùng KTTĐ của nước ta được nghiên cứu và hình thành từ đầu thế kỉ XX, gắn liền với thực tiễn của đất nước. Vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các ĐK phát triển (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, KT – XH...) và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Được đặc trưng bằng 1 số đặc điểm chủ yếu: - Gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển KT – XH. - Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của cả nước, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. - Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc. ? Dựa vào bảng 43.1 cho biết thời gian hình thành, các tỉnh thành phố thuộc vùng KTTĐ cho đến năm 2000?Chỉ trên bản đồ các tỉnh, thành phố đó? Vùng KTTĐ Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Sau năm 2000 Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh. Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Miền Trung TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bình Định Phía Nam TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. ? Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê (bảng 43.2), hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng KTTĐ? * Trong tổng GDP cả nước: - Vùng KTTĐ phía Nam chiếm cao nhất 42,7% - Vùng KTTĐ phía Bắc 18,9%. - Vùng KTTĐ miền Trung 5,3% cả nước. * Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của 3 vùng có sự khác nhau: - Vùng KTTĐ phía Bắc: 11,2% - Vùng KTTĐ miền Trung: 10,7% - Vùng KTTĐ phía Nam: 11,9% * Trong đó: - Vùng KTTĐ phía Nam chiếm 35,3%. - Vùng KTTĐ phía Bắc 27% - Vùng KTTĐ miền Trung 2,2%. * Cơ cấu GDP ở KV II của 3 vùng là 52,5%, KV III là 37%. Trong đó: - Vùng KTTĐ phía Bắc: Tương ứng 42,2% và 45,2% - Vùng KTTĐ miền Trung: Tương ứng 36,6% và 38,4% - Vùng KTTĐ phía Nam: Tương ứng 59% và 33,2% HĐ: Yêu cầu HS dựa vào ND trong SGK hoàn thiện bảng sau 1. Đặc điểm 2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển. a. Quá trình hình thành. b. Thực trạng phát triển kinh tế. - 3 vùng KTTĐ chiếm tới 66,9% GDP cả nước (năm 2005). - Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm GĐ 2001-2005 đều vượt mức TB cả nước và đạt 11,7%. - Kim ngạch XK chiếm tới 64,5% tổng kim ngạch XK cả nước. - Trong cơ cấu GDP, ưu thế thuộc về KV II và III. 3. Ba vùng KTTĐ Vùng KTTĐ phía bắc Vùng KTTĐ phía bắc Vùng KTTĐ phía bắc Diện tích, dân số (2006) - Diện tích: 15,3 nghìn km2 (4,7% cả nước). - Dân số trên 13,7 triệu - năm 2006 (16,3% cả nước ). - Diện tích: 28.000 km2 (8,5% cả nước). - Dân số: 6,3 triệu (7,4% cả nước). - Diện tích: 30,6 nghìn km2 (9,2% cả nước) - Dân số: 15,2 triệu (18,1% cả nước) Thế mạnh - Có thủ đô HN: trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá... - Cơ sở hạ tầng: Quốc lộ 5, 18, sân bay, cảng biển... - Nguồn lao động dồi dào, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước. - Lịch sử khai thác lâu đời (văn minh lúa nước). - Các ngành CN phát triển sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc (lợi thế về nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, lao động, thị trường...) - Du lịch, dịch vụ có ĐK phát triển. - Vị trí chuyển tiếp trên QL 1, đường sắt B-N. - Cơ sở hạ tầng: Sân bay (Phú Bài, Đà Nẵng), cảng biển, tuyến đường ngang... - Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào. - Khai thác tổng hợp kinh tế biển, khai thác khoáng sản, rừng (Du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông – lâm – thuỷ sản...) - Có nhiều dự án lớn tầm cỡ QG (Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất...) - Dầu mỏ vùng thềm lục địa. - Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. - Cơ sở hạ tần, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ: QL 1, đường sắt B-N, sân bay, cảng biển... - Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. Hướng phát triển - CN: Đẩy mạnh các ngành trọng điểm, có hàm lượng kỹ thuật cao, phát triển các KCN tập trung, bảo vệ môi trường. - Dịch vụ: Hoạt động thương mại và dịch vụ khác (du lịch). - NN: chuyển dịch theo hướng HĐH. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. - Hình thành các ngành CN trọng điểm có lợi thế về TNTN và thị trường. - Phát triển các vùng CM hoá nông nghiệp, thuỷ sản. - Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch. - CN: Tiếp tục phát triển các ngành trọng điểm, CN cơ bản, các ngành công nghệ cao và hình thành các KCN tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Dịch vụ: Đẩy mạnh thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch... IV. Củng cố 1. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng KTTĐ? 2. Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng KTTĐ? 3. So sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng KTTĐ?
Tài liệu đính kèm: