Giáo án Địa lí 12 tiết 4+ 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Giáo án Địa lí 12 tiết 4+ 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

BÀI 4

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

- Biết được đặc điểm, ý nghĩa của GĐ Tiền Cambri.

2. Kỹ năng

Xác định trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. SD bảng niên biểu địa chất.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.

- Bản niên biểu địa chất.

- Các mẫu khoáng vật (Nếu có)

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 4+ 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4	Bài 4
lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
- Biết được đặc điểm, ý nghĩa của GĐ Tiền Cambri.
2. Kỹ năng
Xác định trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. SD bảng niên biểu địa chất.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.
- Bản niên biểu địa chất.
- Các mẫu khoáng vật (Nếu có)
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Trái đất. Đó là một quá trình lâu dài và phức tạp và có thể chia thành 3 GĐ chính: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
Mỗi GĐ đều đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm hình thành và phát triển lãnh thổ VN trong GĐ Tiền Cambri.
Hoạt động của GV và HS
ND chính
HĐ: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài theo trình tự SGK
? Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh là các Đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm?
- Trước Đại cổ sinh là Đại Nguyên sinh và Thái Cổ -> Gọi chung là GĐ Tiền Cambri.
+ Đại Nguyên sinh cách đây 2.500 triệu năm, diễn ra trong khoảng 2000 triệu năm.
+ Đại Thái cổ: Cách đây 3.500 triệu năm, diễn ra trong khoảng 1.500 triệu năm.
GV: Các nghiên cứu địa chất mới nhất dựa vào PP phóng xạ hoá và hoá thạch đã khẳng định lịch sử Trái đất được bắt đầu cách đây khoảng 4,6 tỉ năm.
=> Như vậy, riêng GĐ tiền Cambri đã chiếm phần lớn thời gian lịch sử Trái đất.
- Thái cổ: Kết thúc cách đây 2.500 triệu năm.
- Nguyên sinh: 542 triệu năm.
-> Tổng khoảng > 3 tỉ năm.
? Nêu những đặc điểm chung của vỏ Trái đất trong giai đoạn này?
Những dấu vết của sự biến động hiện nay lộ ra trên mặt đất không nhiều mà phần lớn chìm ngập dưới các lớp đất đá còn ít được nghiên cứu.
GV: Tại Kon Tum và Hoàng Liên Sơn, chúng ta đã phát hiện được các đá biến chất có tuổi cách đây khoảng 2,5 tỉ năm.
=> Như vậy, GĐ Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian dài khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
Lúc này trên lãnh thổ chỉ có 2 khối chính là: Khối Vòm sông Chảy và khiên Kon Tum (Các KV khác chưa xuất hiện - còn nằm dưới biển).
GV: Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở KV núi cao HLSơn và Trung Trung Bộ.
* Cảnh quan Tiền Cambri là cảnh quan hoang mạc sơ khai.
* Vào Đại Thái Cổ Khí quyển sinh ra từ các chất khí dễ bay hơi trong các đá phun trào, tồn tại ở thể khí hay lỏng.
Thuỷ quyển xuất hiện khi nhiệt độ giảm với sự tích tụ của lớp nước trên mặt.
Không khí giàu CO2, H2O và không khí chứa ít hoặc không chứa Oxi.
Sang Đại Nguyên sinh đã có 1 ít thực vật sống dưới nước (Chủ yếu là tảo xanh) giúp giảm bớt CO2 và giàu thêm Oxi trong không khí.
Cuối Đại Nguyên sinh môi trường tự nhiên đã thành môi trường Oxi hoá rõ rệt. Xuất hiện thêm nhiều loại khác: Các loại tích luỹ được CaCO3 tạo nên các trầm tích đá vôi. Ngoài ra, còn có các loại dương xỉ, các vi khuẩn và 1 số động vật xương sống nguyên thuỷ (giun, ruột khoang...)
I. Giai đoạn Tiền Cambri
- Bao gồm Đại Nguyên sinh và Thái Cổ.
- Phần lớn thời gian của Trái đất thuộc 2 Đại này.
- Lớp vỏ Trái đất chưa hình thành rõ ràng và có nhiều biến động.
- ở Việt Nam, GĐ tiền Cambri được coi là GĐ hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ với 3 đặc trưng sau:
a. Là GĐ cổ nhất và kéo dài trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN.
Diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
b. Chỉ diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.
Tập trung ở KV núi cao HLSơn và Trung Trung Bộ.
c. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu.
Các quyển địa lí đã xuất hiện song còn rất sơ khai và đơn điệu.
IV. Củng cố - dặn dò
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
2. Vì sao nói GĐ tiền Cambri là GĐ hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ VN?
3. GĐ tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm gì?
Tiết 5	Bài 5
lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của 2 GĐ Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên VN.
2. Kỹ năng
- Đọc bản đồ cấu trúc địa chất VN.
- Xác định trên bản đồ nơi diễn ra các hoạt động chính trong GĐ Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.
- Bản niên biểu địa chất.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết ở bài trước GĐ Tiền Cambri GĐ hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ VN. Tuy nhiên, ảnh hưởng quyết định đến lịch sử phát triển và đặc trưng tự nhiên của lãnh thổ VN hiện nay lại thuộc về 2 giai đoạn: Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo. Bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 giai đoạn này.
Hoạt động của GV và HS
ND chính
GV: Giai đoạn Cổ kiến tạo là GĐ nối tiếp sau GĐ tiền Cambri. Đây là GĐ quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên VN.
HĐ: Yêu cầu HS đọc phần 2 và trả lời câu hỏi.
? Dựa vào bảng niên biểu cho biết GĐ cổ kiến tạo diễn ra trong những Đại nào?
- Thời gian diễn ra? Kết thúc?
- Đặc điểm khái quát của giai đoạn này?
- ý nghĩa của GĐ cổ kiến tạo đối với thiên nhiên VN?
HS trả lời
- Diễn ra trong 477 triệu năm.
- Kết thúc cách đây 65 năm triệu năm.
- Đặc điểm khái quát:
+ Diễn ra trong thời gian khá dài.
+ Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
+ Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
- ý nghĩa: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình.
GV: Như vậy GĐ cổ kiến tạo đã trải qua cả 2 đại cổ sinh (với 6 kỉ: , O, S, D, C, P) và Trung sinh (với 3 kỉ là T, J, K)
GV: Giai đoạn này khời đầu bằng sự nứt tách vỏ lục địa vào Cambri sớm, hình thành chế độ vỏ đại dương bao quanh vòm sông Chảy, địa khối Kom Tum.
Các pha trầm tích và uốn nếp liên tục diễn ra:
- Pha trầm tích xảy ra khi lục địa sụt lún, biển tiến, nhiều KV trên đất liền nước ta khi đó bị chìm ngập dưới biển.
- Các pha uốn nếp xảy ra trong các thời kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini (Đại cổ sinh); Inđôxini và Kimeri (Đại Trung sinh).
Mở rộng:
* Vận động Calêđôni: Diễn ra chủ yếu ở ĐB đứt gãy sông Hồng, kéo dài từ Cambri sớm (1) đến Đêvôn sớm (D1), mở rộng vòm sông Chảy về phía Bắc (Đồng Văn, Trùng Khánh, Quảng Ninh ngày nay) -> Đồng bằng sông Hồng => Làm cho Bắc VN và Trung Quốc liên kết với nhau thành nền móng Việt - Trung.
Các đất đá của vận động Calêđôni lộ ra ở KV tả ngạn s.Hồng, s.Cầu, cánh cung Đông Triều, Móng Cái. Diễn ra các hoạt động phun trào ở Đại Lộc (Q.Nam).
* Vận động Hecxini: Kết thúc chế độ vỏ đại dương ở Tây BBộ và Bắc TB (từ Cambri sớm (1) đến Pecmi)
Trầm tích lộ ra ở TB và BTB: S.Cả, s. Gianh, Quỳ Hợp, Kẻ Bàng.
Vận động này cũng biểu hiện ở biển Đông, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tàn dư của vỏ lục địa Hecxini
-> Bị tách dãn và lún chìm để san hô phát triển bên trên.
* Vận động Inđôxini: Xảy ra vào kỉ Triat, hoàn thiện nốt phần nền móng lãnh thổ VN (KV đứt gãy s.Đà và biên giới phía Tây Cam-pu-chia).
GV: 
- Đá trầm tích tìm thấy ở nhiều nơi có tuổi D và C-P (Miền Bắc)
- Trầm tích lục địa vào Đại Trung sinh có ở các KV sụt lún trên đất liền, hình thành nên các mỏ than Q.Ninh, Q.Nam.
- Cát kết, cuội kết ở miền Bắc.
? Dựa vào các bằng chứng nào chúng ta có thể khẳng định vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta rất phát triển?
GV: Giai đoạn Tân kiến tạo là GĐ cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên VN và kéo dài cho đến nay.
? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết của mình, cho biết GĐ Tân kiến tạo có đặc điểm gì?
GV: Sau khi kết thúc GĐ cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua thời kỳ tương đối ổn định và tiếp tục hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.
Biểu hiện bởi các quá trình phong hoá: lí học, sinh học, hoá học và các quá trình xâm thực, bào mòn, bồi tụ do gió, nước, sóng, băng hà... => Địa hình bị phá huỷ, hạ thấp và ngày càng trở nên bằng phẳng hơn -> Mang đặc điểm của 1 Bán bình nguyên cổ.
GV: 
Tuy nhiên, trong kỉ Nêôgen lại có 1 vận động lớn tác động đến lãnh thổ nước ta -> Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya (nâng cao địa hình) => Xảy ra nhiều hoạt động: Uốn nếp, đứt gãy, phun trào măcma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa... => Núi non, sông ngòi nước ta được “trẻ hoá”.
GV: 
Vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ (Q), khí hậu Trái đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của nước biển -> Có nhiều lần biển tiến và biển lùi mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên các vách đá ở vùng ven biển và các đảo đá ven bờ...
Các quá trình tạo núi diễn ra mạnh thì đồng thời các quá trình địa mạo khác như hoạt động xâm thực, bồi tụ cũng được đẩy mạnh.
=> Điển hình là dãy HLS, tạo nên các bậc địa hình.
Các cao nguyên badan xuất hiện trên các nền cổ bị nứt vỡ mạnh do hoạt động tạo núi tân kiến tạo. Các đồng bằng phù sa trẻ được hình thành trên các vùng sụt võng rồi sau đó được bồi lấp phù sa.
VD: 
- Các quá trình phong hoá và hình thành đất.
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thuỷ văn phát triển (Sông, ngòi, hồ, đầm...lượng nước phong phú).
- Thổ nhưỡng và sinh vật đa dạng.
=> Sự xuất hiện của con người: Di tích núi Đọ (Thanh Hoá) -> sơ kì đồ đá cũ cách đây hàng triệu năm.
2. Giai đoạn cổ kiến tạo
Có các đặc điểm chính sau:
a. Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm.
-> Bắt đầu từ kỉ Cambri (Cách đây 542 triệu năm) và kết thúc vào kỉ Kreta (cách đây 65 triệu năm).
b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
- Hình thành các loại đất đá cổ.
(Đất đá của KV có cả trầm tích biển và trầm tích lục địa, mắcma và biến chất).
- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.
(Đại cổ sinh là khối Thượng nguồn s.Chảy, Kon Tum, khối nâng Việt Bắc; Đại Trung sinh là các dãy núi hướng TB-ĐN và hướng vòng cung).
- Tạo ra nhiều đứt gãy, sụt võng, động đất, sinh ra nhiều đá mắc ma xâm nhập và phun trào.
- Sinh ra nhiều loại khoáng sản: Đồng, sắt, vàng, bạc, đá quý...
-> Kết thúc GĐ cổ kiến tạo cơ bản đại bộ phận lãnh thổ VN hiện nay đã được định hình.
c. Là GĐ lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta rất phát triển.
- Các hoá đá san hô tuổi cổ sinh.
- Các hoá đá than tuổi Trung sinh.
- Nhiều hoá đá cổ khác.
3. Giai đoạn Tân kiến tạo.
a. Là GĐ diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta.
-> Diễn tra cách đây 65 năm triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến nay.
b. Chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
Kết thúc GĐ cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta tương đối ổn định và được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.
- Cách đây 23 triệu năm, nước ta chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya.
- Trải qua những biến đổi khí hậu lớn với những thời kì băng hà.
c. Là GĐ tiếp tục hoàn thiện các ĐK tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
- Làm nâng cao và mở rộng địa hình "trẻ hoá" các núi non, sông ngòi nước ta.
- Hình thành các cao nguyên badan và các đồng bằng phù sa trẻ, điển hình là ĐBằng BB, NB.
- Hình thành các mỏ khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh: Dầu mỏ, khí tự nhiên...
- Các ĐK thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta hiện nay.
IV. Củng cố - dặn dò
1. Nêu đặc điểm của GĐ cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
2. Nêu đặc điểm của GĐ Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
3. Tìm những VD để khẳng định GĐ Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4, 5 - Lich su HT va PTr lanh tho.doc