Giáo án Địa lí 10 cơ bản tiết 1 đến 24

Giáo án Địa lí 10 cơ bản tiết 1 đến 24

Tiết : 1

Tuần : 1

Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ÐỒ CƠ BẢN

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức :

- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.

- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình cơ bản .

- Nhận biết được : để hình thành 1 BÐ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện kết hợp với nhiều bước khác nhau.

2.Kĩ năng :

- Phân biệt được một số điểm chiếu kinh vĩ tuyến khác nhau của BÐ.

- Dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của BÐ, khu vực nào kém chính xác hơn.

3.Thái độ :Thấy được sự cần thiết của BÐ trong học tập.

 

doc 115 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 10 cơ bản tiết 1 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : ÐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương I : BẢN ÐỒ
Ngày soạn : 9/8/2008
Ngày dạy : 11/8/2008
Tiết : 1 
Tuần : 1
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ÐỒ CƠ BẢN
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức :
- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình cơ bản .
- Nhận biết được : để hình thành 1 BÐ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện kết hợp với nhiều bước khác nhau.
2.Kĩ năng :
- Phân biệt được một số điểm chiếu kinh vĩ tuyến khác nhau của BÐ.
- Dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của BÐ, khu vực nào kém chính xác hơn. 
3.Thái độ :Thấy được sự cần thiết của BÐ trong học tập. 
4. Trọng tâm :
- Khái niệm bản đồ .
- Nhận biết được cách chiếu của 1 bản đồ thông qua hệ thống kinh - vĩ tuyến và xác định được khu vực tuơng đối chính xác và kém chính xác hơn . 
II. Ðồ dùng dạy học : 
- Quả Ðịa cầu + 1 Tấm giấy Rôki . 
- Bản đồ hành chánh thế giới . Bản đồ các châu : châu Á, châu Âu, Vùng cực Bắc.
III. Phương pháp : -Vấn đáp . Trao đổi nhóm .Giảng giải .
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp :( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ và phát biểu khái niệm bản đồ.
HOẠT ÐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HÐ1 : Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt phẳng.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ và trả lời câu hỏi:
- Bản đồ là gì?
- Tại sao hệ thống kinh, vĩ thuyến trên 3 bản đồ này lại có sự khác nhau?
- Tại sao phải dùng phép chiếu hình bản đồ khác nhau?
HÐ 2: Cả lớp.
Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu: giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón và hình trụ.
Bước 2: GV cho mặt phẳng, hình nón và hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả cầu tại các vị trí khác nhau.
HÐ 3: Nhóm :
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Bước 2:. GV yêu cầu học sinh các nhóm nghiên cứu nội dung trong SGK.Trao đổi theo những yêu cầu sau :
- Khái niệm về phép chiếu 
- Các vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả cầu để có các loại phép chiếu .
- Ðặc điểm của các lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu vực nào trên Trái Ðất.
Nhóm 1 v à 2: Phép chiếu phương vị
Nhóm 3 v à 4: Phép chiếu đồ hình nón 
Nhóm 5 v à 6: Phép chiếu hình trụ 
- Mô tả cách tiếp xúc giữa giấy vẽ và quả Ðịa Cầu . 
-Ðặc điểm hệ thống kinh - vĩ tuyến?
-Xác định vùng tương đối chính xác? Kém chính xác ?
- Phép chiếu đồ này thường dùng để vẽ những loại BÐ ở khu vực nào ?
* Quan sát và phân tích các hình 1.3 a,b (SGK -5), hình 1.5 a,b (SGK -6) và hình 1.7 a, b (SGK – 7) trong quá trình trao đổi nhóm để mô tả từng cách chiếu 
Bước 3:. GV: -Gọi từng HS đại diện nhóm đứng lên lần lượt trả lời từng câu hỏi .
-Hoàn thiện phần trình bày của HS.
* Sử dụng các bảng vẽ sẵn treo bảng và giấy rôki để HS trình bày trước lớp và giảng bài cho HS .
HS: Lắng nghe phần phát biểu của bạn, bổ sung nếu còn thiếu ý .
=> Qua 3 phép chiếu cơ bản vừa học, rút ra được kết luận chung gì về khu vực chính xác ở từng phép chiếu ?
I - Phép chiếu hình bản đồ :
1. Khái niệm :
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Ðất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, KTXH và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
- Phép chiếu hình bản đồ: Là cách biểu diễn mặt cong của Trái Ðất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
2.Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản :
a. Phép chiếu phương vị : Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu, có các phép chiếu phương vị khác nhau:
- Phép chiếu phương vị đứng.
- Phép chiếu phương vị ngang.
- Phép chiếu phương vị nghiêng.
* Phép chiếu phương vị đứng.
- Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở cực.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.
- Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ những khu vực quanh cực.
b. Phép chiếu đồ hình nón :Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình nón.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với quả cầu, có các phép chiếu hình nón khác nhau:
- Phép chiếu hình nón đứng.
- Phép chiếu hình nón ngang.
- Phép chiếu hình nón nghiêng.
*Phép chiếu hình nón đứng.
- Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại 1 vòng vĩ tuyến.
- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, tâm là đỉnh của hình nón. Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón.
- Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình.
c. Phép chiếu hình trụ : Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình trụ.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:
- Phép chiếu hình trụ đứng.
- Phép chiếu hình trụ ngang.
- Phép chiếu hình trụ nghiêng.
* Phép chiếu hình trụ đứng.
- Hình trụ tiếp xúc với quả cầu theo vòng xích đạo.
- Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng // và thẳng góc với đều nhau.
- Dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo.
- Những khu vực ở xích đạo tương đối chính xác.
4. Củng cố : 
- Ở mỗi phép chiếu người ta thường dùng để vẽ những loại bản đồ ở khu vực nào ?
- Cho biết khu vực chính xác khi chiếu bản đồ ?
5. Dặn dò : 
- Học bài, xem trước bài tiếp theo, Làm BT 1 ( SGK - 8)
Ngày soạn : 11/08/2008
Ngày dạy : 13/08/2008
Tiết : 2
Tuần : 1
Bài 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ÐỐI TƯỢNG ÐỊA LÍ TRÊN BẢN ÐỒ
I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức :
- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được 1 số đối tượng địa lí nhất định trên BÐ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
- Biết đọc được BÐ ÐL trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của BÐ.
2. Kĩ năng : Qua các ước hiệu của BÐ, HS nhận biết được các đối tượng ÐL thể hiện ở từng phương pháp.
3.Thái độ : Tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
4. Trọng tâm : Nắm được 6 phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
II. Ðồ dùng dạy học : - Bản đồ khoáng sản thế giới .
 - Bản đồ GTVT thế giới .
 - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam .
III. Phương pháp : -Vấn đáp, Chia nhóm .
IV.Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1: Bản đồ là gì? Thế nào là phép chiếu hình bản đồ? Cho biết về phép chiếu phương vị đứng?
à SGK trang 4 và 5.
CH 2 : Có mấy phép chiếu hình bản đồ cơ bản? Cho biết về phép chiếu hình nón và hình trụ .
à Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản.Phép chiếu hình nón và hình trụ ( SGK Trang 6 và 7 ) 
3. Bài mới :
- Trước tiên giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu 1 số bản đồ Việt Nam or của thế giới với các nội dung khác nhau và yêu cầu học sinh cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung đó của bản đồ.
HOẠT ÐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HÐ: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 6 – 8 HS.
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Ðối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp:
Nhóm 1: Nghiên cứu H 2.1,H 2.2 trong SGK or bản đồ CNVN.
Nhóm 2: Nghiên cứu H 2.3 trong SGK hoặc bản đồ khí hậu VN.
Nhóm 3: Nghiên cứu H 2.4 trong SGK . 
Nhóm 4: Nghiên cứu H 2.5 trong SGK hoặc bản đồ nông nghiệp VN.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Phương pháp kí hiệu :
a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b. Các dạng kí hiệu :
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
c. Khả năng biểu hiện:
- Vị trí phân bố của đối tượng
- Số lượng của đối tượng
- Chất lượng của đối tượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động :
a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện:
- Hướng di chuyển của đối tượng
- Khối lượng của đối tượng di chuyển
- Chất lượng của đối tượng di chuyển
3. Phương pháp chấm điểm:
a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b. Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện :
- Số lượng của đối tượng
- Chất lượng của đối tượng
- Cơ cấu của đối tượng
4. Củng cố : Hãy điền những nội dung thích hợp vào những bảng sau đây.
Phương pháp biểu hiện
Ðối tượng
biểu hiện
Cách thức
tiến hành
Khả năng
biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
5. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập 2 trang 14 SGK. Đọc trước bài mới.
Ngày soạn : 20/08/08
Ngày dạy : 22/08/08
Tiết : 3
Tuần : 2
Bài 3 : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG.
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức : Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý.
Hiểu rõ việc sử dụng BÐ trong học tập và đời sống.
Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng BÐ trong học tập.
3. Thái độ: Tạo thói quen sử dụng BÐ trong suốt quá trình học tập.
4. Trọng tâm :
- Bản đồ là phương tiện học tập hữu ích cho HS, trực quan và tiện dụng .
- Bản đồ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống .
II. Ðồ dùng dạy học : - Bản đồ kinh tế Việt Nam . Bản đồ tự nhiên VN.
 - Atlát địa lí VN.
III. Phương pháp : Phân tích . Giảng giải . Trao đổi nhóm .
IV.Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1: Có mấy cách biểu hiện đối tượng địa lí trên BÐ? PP kí hiệu và PP chấm điểm dùng để biểu hiện những đối tượng ÐL nào ? So sánh 2 PP này .
à SGK trang 9, 10, 12.
CH 2 : PP đưởng chuyển động và phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện những đối tượng ÐL nào ? So sánh hai PP này .
à SGK trang 11, 13.
3. Bài mới : GV hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ ?
HOẠT ÐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CHÍNH
HÐ 1: Cả lớp
Bước 1: HS thảo luận vai trò và trình bày cụ thể 1 ứng dụng của bản đồ trong học tập và đời sống ngoài các vd đã có trong SGK.
Bước 2: GV ghi tất cả ý kiến phát biểu của HS lên bảng .
Bước 3 : GV nhận xét các ý kiến phát biểu và sắp xếp các ý kiến theo từng lĩnh vực tương ứng.
HS: Quan sát Bản đồ kinh tế VN phân tích 1 vài ứng dụng của bản đồ này trong học tập và trong đời sống.
HÐ 2: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK.
Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của những vấn đề cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể
-HS phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần ÐL trên bản đồ.
GV:Hoàn thiện, bổ sung các ý phân tí ... .
d. Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá.
3. Loại hình dịch vụ nào sau đây không được xếp vào nhóm dịch vụ có liên quan đến việc phục vụ đời sống con người?
a. Giáo dục.	b. Dịch vụ nhà ở.
c. Vận tải hành khách. 	d. Ngân hàng.
4. Trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay, ngoại tệ mạnh thuộc về đồng tiền của:
a. Hoa Kì.	b. Nhật Bản.
c. EU.	d. Tất cả các ý trên.
5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường thế giới hiện nay?
a. Là một hệ thống toàn cầu.	b. Khối lượng buôn bán tyrên toàn thế giới hiện nay tăng liên tục.
c. Cả a và b đúng.	d. Phần dành cho các nước đang phát triển rất nhỏ
6. Ý nào dưới đây không thuộc về vai trò của thông tin liên lạc?
a. Đảm nhận việc vận chuyển thông tinh nhanh chóng và kịp thời.
b. Thực hiện các mối giao lưu trong nước và trên thế giới.
c. Thông tin liên lạc có vai trò rất quan trọng với người cổ xưa.
d. Thông tin liên lạc góp phần đảm bảo nhu cầu tình cảm của con người.
7. Loại hình GTVT thành phố ngày càng phát triển mạnh, bắt nguồn từ:
a. Quá trình đô thị hoá.	b. Sự phát triển các thành phố.
c. Sự hình thành các chùm đô thị.	d. Cả b và c đúng.
8. Các nước đang phát triển có tỉ trọng đóng góp của các ngành dịch vụ trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân thấp hơn các nước phát triển, vì các nước này:
a. Có nền kinh tế còn thấp kém.	b. Có sức sản xuất xã hội còn thấp.
c. Có ít đô thị lớn.	d. Có ngành công nghiệp chưa phát triển
9. Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép:
a. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành GTVT.
b. Tăng cường khối lượng vận chuyển của ngành GTVT.
c. Tăng cường khả năng vận chuyển đến vùng sâu, vùng xa.
d. Tăng cường năng lực khắc phục các khó khăn của tự nhiên gây ra.
10. Hiện nay, để tăng cường khả năng GTVT đường sông, hồ, người ta đã tiến hành:
a. Cải tạo sông ngòi.	b. Đào các kênh nối các lưu vực vận tải với nhau.
c. Cải tiến tàu sông, nâng tốc độ lên 100 km/h.	d. Tất cả đều đúng.
 	ĐÁP ÁN 
Câu 1: ( 2 điểm) 
1 Vai trò : 
- Giúp cho các qúa trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân .
- Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương -> củng cố tính thônf1 nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng xa xôi.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
2. Ðặc điểm : 
- Sản phẩm của ngành GTVT chính là sự chuyên chở người và hàng hóa .
- Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi , sự an toàn cho hành khách và hàng hóa .
- Chỉ tiêu đánh giá:
Khối lượng vận chuyển ) Số hành khách và số tấn hàng hoá )
Khối lượng luân chuyển ( Người. km; tấn/ km).
 Cự li vận chuyển trung bình ( km )
Câu 2: ( 3 điểm)
- Học sinh vẽ biểu đồ hình cột: chính xác, đẹp, có đầy đủ dữ liệu của một biểu đồ ( 2 điểm )
- Nhận xét 
+ Các nước trên đều có khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch rất lớn, đặc biệt là Pháp và Hoa kì. Do có tài nguyên du lịch phong phú và cơ sở hạ tầng du lịch phát triển.
+ Trung Quốc và Mêhicô có doanh thu từ du lịch tháp hơn là do cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu. 
Câu 3 ( 5 điểm) 	Chọn kiến thức đúng
 	1 – c	6 - c 	 
	2 – a	7 - d 
3 – d	 8 - b
	4 - d	9 - a
	5 - c	10 - d
THỐNG KÊ KẾT QỦA KIỂM TRA
Lớp
TSHS
Giỏi 
Khá 
TB
Yếu 
Trên TB
Dưới TB
10
Chương x: MÔI TRƯỜNG VÀ SỮ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngày soạn : 2007
Ngày dạy : 2007
Tiết : 51
Tuần : 
Bài 41: 
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I Mục tiêu bài học : Sau bài học HS cần:
1 Kiến thức :
- Hiểu khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường.
- Biết chức năng của môi trường, phân tích vai trò cuủa môi trường đối với sự phát tirển của xã hội loài người.
- Hiểu khái niệm TNTN; biết cách phân loại tài nguyên
2 Kỷ năng :
Liên hệ thực tế Việt Nam, phân tích có tính phê phán những tác động xấu tới môi trường.
II. Ðồ dùng dạy học : 
- Sơ đồ về môi trường sống của con người và phân loại TNTN.
- Tranh ảnh.
III. Phương pháp Đàm thoại, thảo luận, nghiên cứu. giảng giải.
IV Tiến trình dạy học trên lớp :
1 Ổn định lớp 
2 Kiểm tra bài cũ : Trả bài thi học kì
3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
Bước 1: HS đọc mục I và dựa vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi:
- Môi trường là gì?
- Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống bao gồm các loại môi trường nào?
Bước 2: 
- HS trình bày mnội dung đã tìm hiểu.
- GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
GV hỏi: Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở điểm nào?
- GV giải thích về vị trí của con người trong sinh quyển.
Hoạt động 2: Cả lớp
- Hãy nêu chức năng chính của môi trường và cho dẫn chứng chứng minh.
- GV giải thích về môi trường địa lí.
Hoạt động 3: Cặp
Bước 1: HS dựa vào mục III và vốn hiểu biết:
- Nêu khái niệm về TNTN và cách phân loại TNTN.
- Tìm ví dụ chứng minh ràng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại TNTN không ngừng được bổ sung.
- Lấy ví dụ về loại tài nguyên không phục hồi được, tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không bị hao kiệt.
- Cho biết vì sao phải sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và phải bảo vệ môi trường?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giải thích thêm và giúp HS chuẩn kiến thức.
I. Môi trường
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là môi trường bao quanh trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên Trái Đất không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật riêng của nó..
- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.
- Con người là sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên.
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường địa lí có ba chức năng chính:
+ Là không gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+ Là nơi chứa các chất phế thải do con người tạo ra.
- Môi trường địa lí có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội.
III. Tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm: TNTN là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm d0ối tượng tiêu dùng.
- Phân loại: có nhiều cách
+ Theo thuộc tính tự nhiên.
+ Theo công dụng kinh tế.
Theo có khả năng có thể bị hao kiệt.
Tài nguyên có thể bị hao kiệt gồm tài nguyên không khôi phục được và tài nguyên khôi phục được.
Tài nguyên không bị hao kiệt.
4 Củng cố : 
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
- Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?
5 Dặn dò : chuẩn bị bài tiếp theo .
Ngày soạn : 2007
Ngày dạy : 2007
Tiết : 52
Tuần : 
Bài 42 : 
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I Mục tiêu bài học : Sau bài học HS cần:
1 Kiến thức :
- Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng.
- Trình bày được những mâu thuẫn, khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
2 Kỷ năng : Có thái độ và hành vi đúng đối với môi trường: Tưyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường.
II. Ðồ dùng dạy học : Tranh ảnh...
III. Phương pháp Đàm thoại, thảo luận, nghiên cứu. giảng giải.
IV Tiến trình dạy học trên lớp :
1 Ổn định lớp 
2 Kiểm tra bài cũ : 
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
- Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?
3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ: Đọc và tìm hiểu những nội dung chính được đề cập đến trong mục I.
- HS trình bày nội dung đã tìm hiểu.
- GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.
- GV giải thích khái niệm: Phát triển bền vững, ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Tại sao vấn đề môi trường lại có tính toàn cầu và việc giải quyết vấn đề moi trường đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các quốc gia?
Hoạt động 2: cá nhân.
HS đọc mục II, cho biết những vấn đề môi trường ở các nước phát triển và nguyên nhân của nó.
- HS trình bày nội dung đã tìm hiểu.
- GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: nhóm
- GV giao nhiệm vụ: Đọc mục III và thảo luận về:
+ Những vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.
+ Những khó khăn về kinh tế xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển?
- HS thảo luận nhóm 10 phút.
- HS boá cáo kết quả thảo luận ( Đại diện một vài nhóm, các nhóm góp ý)
- GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.
- GV làm rõ mối quan hệ giữa các vấn đề của các nước đang phát triển.
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.
- Mâu thuẫn giữa sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng với nguồn TNTN có hạn.
- Sự tiến bộ trong nền kinh tế và KH- KT -> môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái ngiêm trọng.
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường -> phát triển bền vững.
- Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và KHKT; có sự phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia; chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh...
II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển
- Sự phát triển công nghiệp, đô thị -> tác động đến môi trường.
- Các nước phát triển đã gây nên các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu: thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit...
- Các nước phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.
III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển
- Các nước đang phát triển chiếm hơn ½ diện tích các lục địa và ¾ dân số thế giới, là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Các nước đang phát triển là các nước nghèo, chậm phát triển, sức ép dân số, bùng nổ dân số...
-> môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng => các nước phát triển đã lợi dụng tình hình khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển.
- Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước đang phát triển -> xuất khẩu.
- Việc khai thác các mỏ lớn -> ô nhiễm nước, đất, không khí...
3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển.
- Việc đố rừng, tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ; chăn thả gia súc quá mức... -> hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, mở rộng iện tích đồi núi trọc và thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá.
4. Củng cố : 
- Thế nào là sự phát triển bền vững?
- Các nước đang phát triển gặp khó khăn gì về mặt kinh tế xã hội khi giải quyết vấn đề về môi trường?
5. Dặn dò : chuẩn bị bài tiếp theo .

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 10 co ban tu tiet 1 den 24.doc