Giáo án dạy hè Văn lớp 11 lên 12 tuần 1 đến 3

Giáo án dạy hè Văn lớp 11 lên 12 tuần 1 đến 3

Tuần hè 1 ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 11

Tiết 1

 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 + Ôn tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn học trung đại đã học trong chương trình lớp 11.

 + Tự đánh giá kiến thức về VHTĐ, có cái nhìn khái quát về phần VH quan trọng này.

 + Làm cơ sở để tiếp tục nắm bắt kiến thức lớp 12.

 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:

 + Phương pháp: Gợi mở, tái hiện, vấn đáp, đàm thoại.

 + Phương tiện: SGK 11, kiến thức của HS.

 

doc 41 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2543Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy hè Văn lớp 11 lên 12 tuần 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần hè 1 Ôn tập Văn học trung đại lớp 11
Tiết 1
 Ngày soạn: 11/07/2009
 Ngày dạy: 15/07/2009 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 + Ôn tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn học trung đại đã học trong chương trình lớp 11.
 + Tự đánh giá kiến thức về VHTĐ, có cái nhìn khái quát về phần VH quan trọng này.
 + Làm cơ sở để tiếp tục nắm bắt kiến thức lớp 12.
 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 + Phương pháp: Gợi mở, tái hiện, vấn đáp, đàm thoại.
 + Phương tiện: SGK 11, kiến thức của HS.
 C. Tiến trình dạy học:
 Bước 1: ổn định tổ chức.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ( Tiến hành trong quá trình dạy).
 Bước 3: Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Nhắc lại những biểu hiện của nội dung yêu nước trong VHTĐ đã học ở lớp 11?
HS trả lời, GV kết hợp nhắc lại và lấy VD phân tích để làm rõ một số khía cạnh nổi bật.
GV: Bên cạnh yêu nước, VHTĐ còn thể hiện nội dung nhân đạo như thế nào?
HS trả lời, GV kết hợp nhắc lại và lấy VD phân tích để làm rõ một số khía cạnh nổi bật.
GV: Tư duy nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ đã kế thừa và phát triển như thế nào? Lấy VD để chứng minh?
GV: Những đặc điểm trong bút pháp nghệ thuật và thể loại của VHTĐ? 
GV hướng dẫn HS phân tích để thấy các đặc điểm về thể loại.
HD HS lập bảng thống kê tên các tác giả, tác phẩm theo mẫu.
I. Nội dung.
 1. Yêu nước:
Là một phạm trù rộng( HS có thể nêu rất nhiều khía cạnh)
- Bên cạnh những nội dung đã có sẵn, ở giai đoạn này xuất hiện những khía cạnh mới:
+ ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước.
+ Tư tưởng canh tân đất nước.
+ Âm hưởng bi tráng khi thể hiện nỗi đau mất nước.
 2. Nhân đạo:
Được thể hiện ở một số điểm sau:
+ Sự thương cảm trước bi kịch của con người, đồng cảm với khát vọng của họ.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.
+ Đề cao truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc.
à Cảm hứng nhân đạo có những biểu hiện hướng vào quyền sống của con người, ý thức về cá nhân đậm nét.
II. Phương pháp.
1. Tư duy nghệ thuật:
 VHTĐ có những kiểu mẫu sẵn.
VD: Cây( Tùng, trúc, cúc, mai); Con( Long, ly, quy, phượng); người( Ngư, tiều, canh, mục).
2. Quan niệm thẩm mĩ:
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về sự tao nhã và sử dụng điển tích, điển cố.
VD: Truyện Kiều.
3. Bút pháp nghệ thuật:
Thủ pháp chủ yếu là ước lệ, tượng trưng(có sự sáng tạo).
VD: Bài ca ngắn đi trên bãi cát( Cao bá Quát): Mượn hình ảnh bãi cát để nói con đường danh lợi, dẫn dắt dựa trên mối quan hệ giữa tình và cảnh.
4. Thể loại:
Mang đầy đủ những đặc điểm thể loại chung của VH cổ.
VD: Thơ Đường luật, Văn tế.
III. Luyện tập.
TT
TP
TG
TGST
ND
HT
1
Mời trầu
HXH
TK XVIII
Phẩm chất, số phận ng phụ nữ
TNTT
 Bước 4: Củng cố bài học: 
 HDHS: + Ôn tập lại những kiến thức cơ bản vừa học.
 + Đánh giá một cách khái quát về bộ phận VH quan trọng này
 Bước 5: Dặn về nhà:
 + Tiếp tục hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu.
 + Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập VHHĐ.
Tuần hè 1 Ôn tập Văn học hiện đại lớp 11
Tiết 2
 Ngày soạn: 11/07/2009
 Ngày dạy: 15/07/2009 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 + Ôn tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn học hiện đại đã học trong chương trình lớp 11.
 + Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức ấy trên cả hai phương diện: Lịch sử và thể loại.
 + Nâng cao năng lực tư duy phân tích và tư duy khái quát, kỹ năng tình bày vấn đề một cách có hệ thống.
 + Làm cơ sở để tiếp tục nắm bắt kiến thức lớp 12.
 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 + Phương pháp: Gợi mở, tái hiện, vấn đáp, đàm thoại.
 + Phương tiện: SGK 11, kiến thức của HS.
 C. Tiến trình dạy học:
 Bước 1: ổn định tổ chức.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc điểm nghệ thuật của VHTĐ?
 Bước 3: Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Khái quát về sự phát triển của VHHĐVN theo sự phân hóa?
GV kết hợp nhắc lại kiến thức cũ với phân tích một số tác phẩm thuộc hai bộ phận.
Thơ mới khác với thơ hiện đại như thế nào
Tóm tắt quá trình HĐH của VH theo các giai đoạn đã được tìm hiểu ở lớp 11?
GV: Sự khác nhau cơ bản giữa tiểu thuyết TĐ và HĐ là gi? Lấy VD để chứng minh?
GV: HDHS lập bảng thống kê tên các TP đã học của phần VHHĐ.
I. Sự phân hóa và những đặc điểm cơ bản.
* VH chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Văn học công khai: Tiếp tục phân hóa thành 2 xu hướng: Lãng mạn chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa.
+ Văn học không công khai: thơ văn cách mạng, chủ yếu sáng tác trong tù.
VD: ST của Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn ái Quốc, Tố Hữu v.v...
II. Thơ mới.
 Thơ mới khác với thơ cũ ở nhiều mặt, cả phần xác và phần hồn.
- Cái tôi cá nhân với cách nhìn con người, cuộc đời, thiên nhiên bằng sự trẻ trung, tươi mới,thấm đượm nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời, trước không gian mênh mông và thời gian vô tận.
VD: TP Tràng giang( Huy Cận).
- Thơ mới có sự khác biệt về nghệ thuật: Phá bỏ lối diễn đạt ước lệ, nhũng quy tắc cứng nhắc và những công thức gò bó, cách nhìn, cách cảm mới mẻ đối với con người và thế giới.
III. Quá trình hiện đại hóa
* Giai đoạn 1: Sáng tác của các tác giả đã có nội dung khác với thơ ca thế kỷ XIX, nhưng nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù VHTĐ.
VD: Xuất dương lưu biệt( Phan Bội Châu)
* Giai đoạn 2: Công cuộc HĐH đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
- Văn học đổi mới, có tính hiện đại nhưng trong thơ vẫn mang những yếu tố của thi pháp trung đại.
VD: Hầu trời( Tản Đà)
* Giai đoạn 3: VH hoàn tất quá trình HĐH cả trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
IV. Thể loại.
Sự khác nhau giữa tiểu thuyết TĐ và HĐ:
+ Tiểu thuyết trung đại: Còn theo những nguyên tắc, phạm trù sáo mòn:
- Kết cấu chương hồi.
- Kết thúc có hậu.
- Nhân vật được xây dựng chủ yếu là để minh họa cho quan điểm đạo đức.
VD: Truyện Lục Vân Tiên
+ Tiểu thuyết hiện đại: Cách dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật được xem là trung tâm của tác phẩm.
VD: Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân).
V. Luyện tập
TT
TP
TG
TGST
ND
HT
1
Chí Phèo
Nam Cao
1936
Bi kịch tha hóa, bị cự tuyệt của người nông dân
Truyện ngắn
 Bước 4: Củng cố bài học: 
 HDHS: + Ôn tập lại những kiến thức cơ bản vừa học.
 + Đánh giá một cách khái quát về bộ phận VH quan trọng này.
 + Trả lời các câu hỏi của SGK
 Bước 5: Dặn về nhà:
 + Tiếp tục hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu.
 + Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập Tiếng Việt.
Tuần hè 1 Ôn tập phần Tiếng việt lớp 11
Tiết 3
 Ngày soạn: 11/07/2009
 Ngày dạy: /07/2009 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 + Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm học
 + Nâng cao năng lực tư duy phân tích và tư duy khái quát, kỹ năng tình bày vấn đề một cách có hệ thống, có kỹ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập trong chương trình Ngữ văn 11
 + Làm cơ sở để tiếp tục nắm bắt kiến thức lớp 12.
 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 + Phương pháp: Gợi mở, tái hiện, vấn đáp, đàm thoại.
 + Phương tiện: SGK 11, kiến thức của HS.
 C. Tiến trình dạy học:
 Bước 1: ổn định tổ chức.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm thơ mới trong sáng tác của Huy Cận?
 Bước 3: Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: HDHS trả lời các câu hỏi hệ thống chương trình TV 11
Câu 1: Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của XH còn lời nói là sản phẩm của cá nhân?
Câu 2: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói trong bài " Thương vợ"?
Ghi tóm tắt hai thành phần nghĩa của câu?
GV: Nhắc lại các đặc điểm và lấy VD để chứng minh?
GV: So sánh PC báo và PC chính luận?
Ngôn ngữ
 Lời nói
- Có những yếu tố chung cho tất cả mọi người
- Có những quy tắc và phương thức chung.
- Phương tiện giao tiếp chung của cộng đồng xã hội
- Cá nhân huy động ngôn ngữ để tạo ra lời nói.
- Lời nói mang đặc trưng riêng( sáng tạo từ của cá nhân).
- Tạo những yếu tố mới theo nguyên tắc.
àGóp phần phát triển ngôn ngữ chung
* Hướng dẫn:
+ Ngôn ngữ chung: từ, thành ngữ, quy tắc kết hợp từ ngữ( Động từ, quan hệ từ, từ chỉ vị trí), các quy tắc cấu tạo câu.
+ Lời nói cá nhân:
- Lựa chọn từ ngữ: Quanh năm, nuôi đủ.
- Sắp xếp từ ngữ: Lặn lội thân cò.
II. Hai thành phần nghĩa của câu.
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
- ứng với sự việc mà câu đề cập đến
- Sự việc: Trạng thái, tình cảm, hành động, tình cảm, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ.
- Do các thành phần CN, VN, trạng ngữv.v.. thành phần phụ khác của câu biểu hiện.
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá thái độ của người nói.
- Được biểu hiện nhờ các từ ngữ tình thái.
III. Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
* Đặc điểm.
- Đơn vị cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng là một âm tiết.
- Từ không biến đổi hình thái.
- ý nghĩa ngữ pháp biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ.
* HD HS lấy VD cho từng đặc điểm loại hình.
IV. Phong cách học.
PC báo chí
PC chính luận
- Tình thông tin, thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính hấp dẫn, lôi cuốn
- Tính công khai về lập trường chính trị.
 Tính chặt chẽ của hệ thống lập luận.
- Tính hấp dẫn, thuyết phục.
 Bước 4: Củng cố bài học: 
 HDHS: + Ôn tập lại những kiến thức cơ bản vừa học.
 + Đánh giá một cách khái quát về tiếng Việt.
 + Trả lời các câu hỏi của SGK
 Bước 5: Dặn về nhà:
 + Tiếp tục hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu.
 + Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập Làm văn.
Tuần hè 1 Ôn tập phần làm văn lớp 11
Tiết 4
 Ngày soạn: 15/07/2009
 Ngày dạy: /07/2009 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 + Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức về Làm văn đã học từ đầu năm học
 + Nâng cao năng lực tư duy phân tích và tư duy khái quát, kỹ năng tình bày vấn đề một cách có hệ thống, các tri thức về các thao tác lập luận, cách tóm tắt VBNL, viết tiểu sử tóm tắt, bản tin ở những vấn đề được đề cập trong chương trình Ngữ văn 11
 + Làm cơ sở để tiếp tục nắm bắt kiến thức lớp 12.
 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 + Phương pháp: Gợi mở, tái hiện, vấn đáp, đàm thoại.
 + Phương tiện: SGK 11, kiến thức của HS.
 C. Tiến trình dạy học:
 Bước 1: ổn định tổ chức.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: CH và bài tập thực hành.
 Bước 3: Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Trình bày ngắn gọn về mục đích, cách thức tiến hành các thao tác lập luận đã học.
GV: Nêu yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận?
GV: Muốn viết tiểu sử tóm tắt và bản tin cần thực hiện như thế nào?
I. Các thao tác lập luận.
1. Thao tác lập luận phân tích.
* MĐ: Làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài.
* Cách thức: Cần chia tách đối tượng thành những tiêu chí, quan hệ nhất định, lưu ý đến mối quan hệ trong một chỉnh thể toàn vẹn.
2. Thao tác lập luận so sánh.
* MĐ: Làm rõ đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác, làm cho bài văn sinh động và có tính thuyết phục.
* Cách thức: Khi so sánh, phải đặt các đối tượng trên cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí để thấy nét nổi bật.
3. Thao tác lập luận bác bỏ.
* MĐ: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để bác bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, từ đó nêu ý kiến đúng.
* Cách thức: Nêu tác hại, nguyên nhân, phân tích những khía cạnh sai lệch với thái độ khách quan, đúng mực.
4. Thao tác lập luận bình luận.
* MĐ: Th ... n quyền và dân quyền của Pháp. Việc trích dẫn như thế vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, vừa tạo tiền đề cho lập luận nêu ở mệnh đề tiếp theo
Nêu nguyên lí về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
à Đây là cách vận dụng đầy khéo léo và sáng tạo. Người lấy tuyên ngôn của nước P, M, sau đó lại dùng lí lẽ để phản bác lại những hành động phi nhân đạo của TD Pháp.
 Bước 4 : Củng cố : HDHS : Nắm được hoàn cảnh, mục đích, đối tượng và ý nghĩa của tác phẩm
 Bước 5 : Dặn chuẩn bị : Phân tích tiếp.
Tuần hè 3 Tuyên ngôn độc lập ( Tiếp)
Tiết 7+8 ( Hồ Chí Minh)
Ngày soạn: 31/07/2009
Ngày dạy : 03/08/2009
 A. Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh:
 - Thấy rõ giá trị nhiều mặt của Tuyên ngôn độc lập( Lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật), đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc của Bác Hồ.
 - Biết tìm hiểu nội dung bài văn qua việc phân tích lập luận, luận điểm, lời lẽ và giọng văn.
B. Phương tiện thực hiện 
 SGK, SGK, bài soạn
C. Các bước lên lớp
 Bước 1: ổn định tổ chức 
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ
 Bước 3: Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận các nội dung:
B. Phần hai: Tác phẩm
II. Tìm hiểu văn bản:
Phần hai:
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Về chính trị:
Thi hành những luật pháp dã man.
Lập nhà tù nhiều hơn trường học.
Thi hành chính sách.
Dùng thuốc phiên, rượu cồn để làm nòi giống suy nhược.
à Âm mưu thâm độc.
Về kinh tế:
Bóc lột nhân dân ta đến xương tủy.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí
Bóc lột một cách tàn nhẫn.
Những chính sách tàn bạo khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói
Về văn hóa :
 - Giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
 * Về giáo dục :
 Lập nhà tù nhiều hơn trường học
Về ngoại giao :
 - Trong 5 năm, bán nước ta hai lần cho Nhật.
 Thủ đoạn thâm độc, chính sách tàn bạo, bản chất xấu xa, tàn ác.
 Đoạn văn thể hiện thái độ căm giận, xót xa, tố cáo bằng tình yêu nước, thương dân nồng nàn.
Chính sách nhân đạo của nhân dân VN.
Thái độ khoan hồng, nhân đạo.
 + Việt Minh giúp người Pháp chạy qua biên thùy.
 + Cứu người Pháp ra khỏi trại giam.
 + Bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Khẳng định quyền độc lập của NDVN.
ND ta lấy lại độc lập từ Nhật chứ không phải từ Pháp.
ND đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Vì thế, bản tuyên ngôn:
+ Tuyên bố thoát li quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà P đã lí về VN.
+ Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc VN.
Bằng biện pháp liệt kê và lặp trúc, với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục và khơi dậy lòng căm thù của nhân dân.
Phần 3: 
Tác giả tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do, dộc lập của toàn dân VN.
 - ý nghĩa: 
 + Thế giới không dễ gì công nhận quyền độc lập của một dân tộc nếu không đủ hai điều kiện:
 _ Khách quan: Không lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào.
 _ Chủ quan: Toàn dân tộc có khát vọng độc lập, tự do và ý chí bảo vệ quyền tự do, độc lập.
à Bản tuyên ngôn hội tụ đủ cả hai điều kiện ấy.
TP thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của tác giả, là một tác phẩm có sức thuyết phục lớn.
Tổng kết.
TP là một văn kiện lịch sử tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước VNDCCH.
Là 1 áng văn mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực, bằng chứng không thể chối cãi. Ngôn ngữ chan chứa tình cảm.
Giá trị của tác phẩm:
- Giá trị lịch sử : Lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập.
- Giá trị tư tưởng : TP kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Giá trị nghệ thuật : TP là một áng văn chính luận mẫu mực.
 Bước 4 : Củng cố : HDHS : 
Phân tích lập luận của tác giả về tội ác của TD Pháp và cố gắn của DTVN.
Làm rõ phong cách nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm.
 Bước 5 : Dặn chuẩn bị : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tuần hè 
Tiết 9 giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt(Tiếp)
 Ngày soạn: 31/07/2009
 Ngày dạy: / 08/2009 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 + Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện khác nhau.
 + Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông, có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng, phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
 B. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 + Phương pháp: Gợi mở, thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
 + Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu khác.
 C. Tiến trình dạy học:
 Bước 1: ổn định tổ chức.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ: CH 1,2
 Bước 3: Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Biểu hiện của tính chuẩn mực?
Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ?
Em hiểu như thế nào về yêu cầu của tiếng Việt?
BT1(33): 
BT2(34):
BT3(34):
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1. Có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
* Nguyên nhân :
- Vì tiếng Việt là 1 di sản quý báu mà cha ông để lại : Từ chữ Nôm - CQN - ngôn ngữ ngày nay đều là kết quả những cố gắng của người xưa đối với ngôn ngữ.
- Vì văn minh của con người phát triển là nhờ có ngôn ngữ giao tiếp.
* Biểu hiện:
- Cần có một tình yêu sâu sắc, lớn lao
- VN có tiếng Việt và cần phải tự hào về điều đó.
à Có tình cảm đúng, sâu sắc sẽ dẫn tới hành động đúng đắn.
Cần có những hiểu biết về tiếng Việt
Các phương diện của tiếng Việt.
 - Chuẩn mực và quy tắc ( ở sự phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu)
 + Quy tắc kết hợp từ
+ Quy tắc chính tả
+ Phát âm chuẩn mực
+ Chuẩn mực về chữ, câu.
- Chuẩn mực đó thể hiện sự trong sáng, là cơ sở xác định phẩm chất trong sáng.
* Cách tổng hợp nhận thức.
 - Từ thực tế giao tiếp 
- Qua sách báo
- Qua việc học tập ở nhà trường.
à Quá trình sử dụng tiếng Việt, có thể được tạo ra những từ ngữ mới, đảm bảo chuẩn xác.
3. Cần sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực và quy tắc.
* TV được bảo tồn và phát triển theo quy tắc chuẩn mực sẽ làm cho TV trở nên trong sáng.
* Sự trong sáng không cho phép pha tạp nhưng cần tiếp nhận các yếu tố tích cực của nước ngoài.
III. Luyện tập:
* HD: Câu a: Không trong sáng. Vì xáo trộn giữa trạng ngữ và chủ ngữ.
 Câu b,c,d: Các TP được thể hiện rõ về ngữ pháp, các quan hệ ý nghĩa trong câu.
*HD:
 - Từ Valentin: Từ nước ngoài 
 Bước 4: Củng cố bài học: 
 HDHS: + Ôn tập lí thuyết, nắm vững 3 đặc điểm về sự trong sáng của tiếng Việt.
 + Bài tập SBT.
 Bước 5: Dặn về nhà:
 + Ôn tập lí thuyết
 + Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập viết bài số 1.
Tuần hè 3 Ôn tập viết bài số 1
Tiết 6A
Mục tiêu, yêu cầu.
Giúp học sinh rèn luyện các kiểu bài, dạng đề văn nghị luận.
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, dùng từ.
Nâng cao ý thức hoàn thiện nhân cách.
Các phơng pháp, phơng tiện.
Phơng pháp: Gợi mở, vấn đáp.
Phơng tiện: HD làm bài tập SGK.
Các bớc lên lớp:
Bớc 1: ổn định tổ chức
Bớc 2: Kiểm tra bài cũ.
Bài tập SGK
Bớc 3: Dạy học bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đề 1: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về câu nói “Tình thơng là hạnh phúc của con ngời”
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của em về câu: “ Cái nết đánh chết cái đẹp.”
HD: HS vận dụng các thao tác: GT, CM, BL, mở rộng.
Mở bài:
Khái quát từ nội dung: Một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách con ngời là tình thơng.
Nhận định, đánh giá ý nghĩa câu nói.
Thân bài:
Giải thích ý nghĩa của từ “ Tình thơng”: Là tình cảm dành cho con ngời( Bao gồm tất cả mọi đối tợng, là thứ tình cảm xuất phát từ lòng thơng yêu đối với con ngời.
Biểu hiện của tình thơng:
 + Sự cảm thông, trân trọng con ngời.
 + Sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối với mỗi ngời.
 + Sự xót xa trớc số phận bất hạnh của những ngời nghèo khổ.
ý nghĩa:
 + Tình thơng là chuẩn mực xác định t cách làm ngời
 + Tình thơng là chuẩn mực cao nhất.
Tác dụng:
 + Có tình thơng, con ngời sẽ làm đơc nhiều việc, đặc biệt là việc nghĩa.
 + Tình thơng giúp con ngời trở nên đẹp hơn, là hạnh phúc của mỗi ngời.
Kết luận.
Khẳng định ý nghĩa của câu nói.
Liên hệ đối với cuộc sống, học tập và rèn luyện của bản thân.
HD: HS vận dụng các thao tác: GT, CM, BL, SS và một số thao tác khác để lập dàn ý.
Mở bài:
Giới thiệu từ ca dao, tục ngữ.
Dẫn dắt truyền thống của con ngời.
Trích câu tục ngữ, đánh giá ý nghĩa khái quát.
Thân bài :
Giải thích ý nghĩa :
Nết: Tính cách, phẩm chất con ngời.
Đẹp: Hình thức bên ngoài.
 Nhấn mạnh vai trò quyết định của bản chất đói với hình thức bên ngoài của con ngời.
Chứng minh:
Thực tế khẳng định tính đúng đắn của câu nối đối với con ngời.
Hình thức là ấn tợng ban đầu, dễ tạo đợc tình cảm đối với ngời tiếp xúc, nếu hình thức đẹp thì ấn tơng tốt và công việc thuận lợi.
Tuy nhiên, bản chất bên trong mới thực sự làm nên nhân cách của con ngời. Đó mới là nét đẹp hơn là hình thức bên ngoài. Câu nói khẳng định ý nghĩa thực sự của một con ngời, giá trị đích thực của một ngời là nhân cách, phẩm chất.
Bình luận.
Khẳng định: Câu tục ngữ là đúng nhng cha hẳn đã hoàn toàn đúng đắn.
Nết quan trọng hơn đẹp nhng con ngời vẫn cần làm cho mình đẹp hơn. Nếu có nết tốt và lại có cả vẻ đẹp hình thức thì là hoàn thiện.
Kết luận.
Đánh giá ý nghĩa câu tục ngữ.
Liên hệ, mở rộng đối với học sinh.
 Bớc 4: Củng cố: HDHS: 
- Ôn tập lại phơng pháp làm bài
 - Xem lại lí thuyết về các thao tác lập luận phân tích, so sánh
 Bớc 5: Dặn HS:
 - Lập dàn ý chi tiết.
 - Chuẩn bị: Viết bài số 1.
Tuần hè 3 viết bài số 1
Tiết 6
A. Mục tiêu, yêu cầu.
Vận dụng kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận đã học để viết đợc bài nghị luận.
Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận nh: So sánh, giải thích, bác bỏ, bình luận.
Nâng cao ý thức hoàn thiện nhân cách, rèn luyện lí tởng sống, phơng pháp rèn luyện của bản thân trong học tập.
 B. Các phơng pháp, phơng tiện.
Phơng pháp: Coi kiểm tra nghiêm túc
 C. Các bớc lên lớp:
Bớc 1: ổn định tổ chức
Bớc 2: Kiểm tra bài cũ.
Bớc 3: Dạy học bài mới
 A. Đề bài: 
Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của Anh(Chị) về câu tục ngữ "Uống nớc nhớ nguồn"
 B. Đáp án:
1. Yêu cầu nội dung: 
 HS làm rõ đợc các ý sau:
 - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
 - Phân tích và lấy dẫn chứng để chứng minh cho truyền thống tốt đẹp này.
 - Bình luận về giá trị và ý nghĩa câu tục ngữ đối với đời sống xã hội và việc làm của mỗi con ngời.
 2. Yêu cầu về phơng pháp:
 HS vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận: Phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh, biết cách lấy dẫn chứng từ thực tế để thuyết phục cho bài văn.
 C. Biểu điểm:
 - Bài viết đủ ý, diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục: 8 - 10 đ
 - Bài cơ bản đủ ý, còn mắc lỗi diễn đạt cho phép : 6 - 7 đ
 - Bài nêu đợc các ý nhng viết sơ sài : 4 - 5 đ
 - Bài viết quá kém, cha biết cách làm : 0 - 2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 12 09 - 10.doc