Tiết 1
Đ1. MỆNH ĐỀ
A- CHUẨN BỊ :
I. Mục tiêu bài dạy
1. Về kiến thức:
- Nắm được k/n mệnh đề, phủ định của mệnh đề .
- Phép kéo theo và áp dụng được vào chứng minh định lý toán học .
2. Về kỹ năng:
- Lập thành thạo mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
- Thành thạo các bước lập 1 mệnh đề kéo theo.
3. Về tư duy:
- Lập các mệnh đề kéo theo 1 cách logíc.
4. Về thái độ:
- Cẩn thận chính xác.
Ngày soạn:. Ngày dạy: Tiết 1 Đ1. Mệnh đề A- Chuẩn bị : I. Mục tiêu bài dạy 1. Về kiến thức: - Nắm được k/n mệnh đề, phủ định của mệnh đề . - Phép kéo theo và áp dụng được vào chứng minh định lý toán học . 2. Về kỹ năng: - Lập thành thạo mệnh đề phủ định của một mệnh đề. - Thành thạo các bước lập 1 mệnh đề kéo theo. 3. Về tư duy: - Lập các mệnh đề kéo theo 1 cách logíc. 4. Về thái độ: - Cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị 1. Thực tiễn: HS có các mệnh đề toán học, các định lý, tiên đề toán học ở lớp dưới. 2. Phương tiện Tranh vẽ minh hoạ. 3. Phương pháp dạy học Phương pháp gợi mở vẫn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. B – Lên lớp I. Kiểm tra bài cũ: - Sỹ số lớp : - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh. II. Bài mới : Hoạt động 1( Kiểm tra kiến thức về địa lí và toán học ) : đọc và so sánh các câu : phăng - xi - păng là ngọn núi cao nhất ở Việt nam. ( a ) π2 < 9,86 ( b ) Mệt quá ! chị ơi mấy giờ rồi ? ( c ) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phân tích các câu ( a ), ( b ), ( c ) theo định hướng so sánh về đặc tính khẳng định đúng hoặc sai - ( a ), ( b ) là những khẳng định có tính chất đúng, sai : ( a ) - đúng, ( b ) - sai vì π2 ằ 9,86960440108935861883449099987 còn ( c ) không có tính khẳng định. - Từ các phân tích, giúp học sinh chỉ quan tâm đến các câu có đặc điểm là những khẳng định đúng, sai. - Đưa ra kết luận : Các câu ( a ), ( b ) là những mệnh đề, ( c ) không phải là mệnh đề. - Khái quát : Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Mỗi mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. Hoạt động 2( Luyện kĩ năng nhận biết, nắm khái niệm ) : Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không phải là mệnh đề ? Câu : x > 5 có phải là mệnh đề không ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Học sinh nêu các ví dụ theo yêu cầu - nhận biết được câu x > 5 không phải là mệnh đề. - Phân tích các ví dụ của học sinh dẫn ra. - Phân tích tại sao câu x > 5 không phải là mệnh đề. Hoạt động 3 ( Dẫn dắt đến khái niệm phủ định của một mệnh đề ) : Hãy xác định tính đúng, sai của hai mệnh đề sau : A = " Dơi là một loài chim " B = " Dơi không phải là một loài chim " Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Bằng kiến thức sinh học, học sinh đưa ra được tính đúng, sai của từng mệnh đề. - Nhận biết được B là một mệnh đề và là mệnh đề phủ định của mệnh đề A. - Khái quát : Phủ định của mệnh đề A là một mệnh đề, kí hiệu là Ā, sao cho : Ā đúng khi A sai, Ā sai khi A đúng. - Nêu quy tắc phủ định của một mệnh đề. Hoạt động 4 ( Củng cố khái niệm phủ định của một mệnh đề ) : Phát biểu phủ định của các mệnh đề sau : C = " π là một số hữu tỉ " D = " Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba " Xét tính đúng, sai của các mệnh đề trên và phủ định của chúng ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phát biểu được các mệnh đề phủ định của các mệnh đề C, D . - Nhận biết được mệnh đề C, và mệnh đề phủ định của mệnh đề D sai. Mệnh đề D và phủ định của mệnh đề C đúng. - Luyện cách biểu đạt mệnh đề phủ định một cách chính xác, gọn. - Phân tích tính đúng sai của các mệnh đề trên cơ sở kiến thức mà học sinh đã học ở cấp THCS. Hoạt động 5 (Dẫn dắt đến khái niệm mệnh đề kéo theo ) : Tìm mối liên hệ toán học giữa hai mệnh sau : A = " Tam giác ABC có hai góc bằng 600 " B = " Tam giác ABC là tam giác đều " Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thấy được hai mệnh đề có thể liên hệ được với nhau để được một định lí hình học quen thuộc, tạo nên một mệnh đề mới. - Phát hiện được các liên từ : Nếu.. thì.. - Cho ví dụ minh họa, chẳng hạn : Nếu 252 chia hếi cho 2 và cho 3 thì 252 chia hết cho 6 . ( Xác định tính đúng sai của mệnh đề ) - Khái quát : Nếu A thì B, đưa kí hiệu A ị B - Chỉ xét A đúng. khi đó : Nếu B đúng thì A ị B đúng. Nếu B sai thì A ị B sai. A ị B chỉ sai khi A đúng, B sai. Khi A ị B đúng thì B là hệ quả của A. Hoạt động 6 (Dẫn dắt đến khái niệm mệnh đề đảo ) : Cho các mệnh đề : A = " Tam giác ABC là tam giác đều " và B = " Tam giác ABC là tam giác cân ". Hãy phát biểu các mệnh đề A ị B và B ị A, xét tính đúng sai của chúng ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Phát biểu mệnh đề A ị B và B ị A bằng cách sử dụng các liên từ : Nếu... thì... - Chứng minh được các mệnh đề A ị B đúng, B ị A sai. - Phát biểu k/n mệnh đề đảo. - Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là một mệnh đúng. Hoạt động 7 (Dẫn dắt đến phương pháp chứng minh mệnh đề A ị B ) : Cho bài toán : " Chứng minh rằng nếu tam giác ABC có các cạnh AB = 3, AC = 4, BC = 5 thì góc A vuông ". Hãy phát biểu bài toán dưới dạng A ị B và giải bài toán đó ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Gọi A = " Tam giác ABC có các cạnh AB = 3, AC = 4, BC = 5 ", B = " Tam giác ABC có góc A vuông ", thì bài toán trở thành mệnh đề : A ị B . - Vận dụng định lí Pi - ta - go đảo để c/m bài toán. - Khái quát cách chứng minh định lí dạng A ị B theo 3 bước : a- Giả thiết A đúng. b - Sử dụng gt và các kiến thức đã biết, bằng các lập luận toán học, suy ra mệnh đề B đúng. c - Kết luận mệnh đề A ị B đúng. Hoạt động 8 ( Củng cố ) : Sử dụng bài tập 1(a), 2(a),3(a) ( SGK-Tr.9 ) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Giải các bài tập - Nêu được cơ sở lí thuyết, biểu đạt được các khái niệm chính xác. - Giao bài cho các nhóm học sinh . - Hướng dẫn các nhóm hoạt động giải toán và sửa chữa các sai sót về cách diễn đạt, suy luận, tính toán chưa chính xác. - Tóm lược các kiến thức cơ bản : Mệnh đề, phủ định của mệnh đề, mệnh đề kéo theo, phương pháp c/m mệnh đề kéo theo Bài tập về nhà : Làm các BT còn lại từ 1- 4 (SGK-Tr.9,10) Hướng dẫn : Bài tập 1 : b, c không là mệnh đề, chỉ là mệnh đề với giá trị của x, y cụ thể . Điều chỉnh với từng lớp ( Nếu có ) : Ngày soạn:. Ngày dạy: Tiết 2 : Mệnh đề (Tiếp) A- Chuẩn bị : I. Mục tiêu bài dạy 1. Về kiến thức: - Nắm được k/n mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương . - Nắm được kí hiệu và . 2. Về kỹ năng: - Lập thành thạo mệnh đề đảo của một mệnh đề. - Thành thạo sử dụng ký hiệu và vào mệnh đề. 3. Về tư duy: - Điều kiện mệnh đề tương đương được thành lập. - Điều kiện để sử dụng ký hiệu và . 4. Về thái độ: - Cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị 1. Thực tiễn: HS có các mệnh đề toán học, các định lý, tiên đề toán học ở lớp dưới. Có các k/n mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo. 2. Phương tiện Tranh vẽ minh hoạ, SGK, phấn mầu. 3. Phương pháp dạy học Phương pháp gợi mở vẫn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. B – Lên lớp I. Kiểm tra bài cũ: - Sỹ số lớp : - Nắm tình hình chuẩn bị bài tập, học và nghiên cứu lí thuyết của học sinh . - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 1 trang 8 Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Học sinh chữa bài tập 1 ( c ), ( d ) : ( c ) không phải là mệnh đề. Nó là mệnh đề khi x, y nhận giá trị cụ thể. ( d ) là một mệnh đề. - Chữa những sai sót của h/s. - Phát vấn : Cách nhận biết một câu là một mệnh đề ? - Củng cố khái niệm mệnh đề. II. Bài mới : Hoạt động 1 : ( Từ bài tập dẫn dắt đến khái niệm ) Gọi học sinh lên bảnh chữa bài tập 3 (SGK-Tr.9) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Học sinh phát biểu mệnh đề đảo, sử dụng khái niệm đ/k đủ, đ/k cần đối với 2 mệnh đề : a- Số có tận cùng bằng 0 thì chia hết cho 5. b- Tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau. - Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt. - Phát vấn : Phát biểu các mệnh đề dưới dạng A ị B và B ị A và xét tính đúng, sai của các mệnh đề đó ? - Đưa ra khái niệm mệnh đề tương đương và kí hiệu A Û B Hoạt động 2 : ( Củng cố và dẫn dắt khái niệm ) Cho hai mệnh đề : A = " Tam giác ABC đều " và B = " Tam giác ABC cân và có mội góc 600 ". Có thể tạo được một mệnh đề mới dạng A Û B được không? tại sao ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thiết lập mệnh đề A Û B : Tam giác ABC đều tương đương với tam giác ABC cân và có một góc 600. - Chứng minh các mệnh đề A ị B và B ị A đúng - Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt. - Khái quát : Tứ hai mệnh đề A và B có thể tạo nên mệnh đề mới A Û B, mệnh đề này đúng khi A và B tương đương nhau và sai khi cả A và B đều sai. - Đưa ra khái niệm định lí thuận, đảo, cần và đủ, điều kiện cần và đủ, ... Hoạt động 3 : ( Củng cố khái niệm ) Cho hai mệnh đề : C = " Tổng các góc trong của tam giác ABC lớn hơn 1800 " và D = " Phương trình x2 -1 = 0 vô nghiệm " Có thể thiết lập mệnh đề dạng C Û D được không ? Tại sao ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Khẳng định được C Û D và dựa vào lí thuyết để giải thích. - Phát biểu bằng lời mệnh đề đó. - Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt. - Củng cố khái niệm mệnh đề tương đương, điều kiện cần và đủ ... bằng cách cho học sinh phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau. Bài tập về nhà : Bài 5-7 (SGK-Tr.9,10) Bài tập thêm : Hãy tìm một mệnh đề dạng A ị B và một mệnh A Û B đồng thời xét tính đúng, sai của những mệnh đề đó ? Điều chỉnh với từng lớp ( Nếu có ) : Ngày soạn:. Ngày dạy: Tiết 3 : Luyện tập A- Chuẩn bị : I. Mục tiêu bài dạy 1. Về kiến thức: Luyện tập các dạng bài tập liên quan đến khái niệm mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, cách sử dụng kí hiệu và . 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lập mệnh đề đảo, phủ định, kéo theo, tương đương. - Rèn luyện kỹ năng tư duy logíc trong phát biểu mệnh đề kéo theo dưới dạng cần và đủ. 3. Về tư duy: - Vận dụng lý thuyết vào giảI bài tập. 4. Về thái độ: - Cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị 1. Thực tiễn: HS có đủ kiến thức về mệnh đề, các bài tập ra về nhà. 2. Phương tiện Sách giáo khoa, bài tập về nhà, phiếu học tập. 3. Phương pháp dạy học Phương pháp gợi mở vẫn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy trong giảI bài tập của học sinh. B – Lên lớp I. Kiểm tra bài cũ: - Sỹ số lớp : - Nắm tình hình chuẩn bị bài tập, học và nghiên cứu lí thuyết của học sinh . II. Bài mới : Hoạt động 1: Chữa BT4: (SGK-Tr.9) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên a) Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là số đó có tổng chia hết cho 9. b) Điều kiện cần và đủ để một hình bình hành trở thành một hình thoi đó là các đường chéo của nó vuông góc với nhau. c) Điều kiện cần và đủ để một phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt đó là biệt thức của nó dương. - Gọi HS lên bảng chữa. - Uốn nắn những sai sót về từ ngữ, cách biểu đạt. Hoạt động 2 ( Luyện kĩ năng giải toán và củng cố kiến thức cơ bản) Chữa bài tập 5 (SGK-Tr.10) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Học sinh làm bài theo nhóm 3 em. Cử một đại diện trình bày, hai thành viên còn lại có nhiệm vụ bổ xung. - Các học sinh còn lại theo dõi, đánh giá. - Cho học sinh lập thành hai nhóm để thi đấu với nhau, theo tiêu trí : lập luận đúng, trình bày chính xác và nhanh . Thời gian thực hiện trong 7'. Hoạt động 3 ( Luyện kĩ năng giải toán và củng cố kiến thức cơ bản) Chữa bài tập 6 (SGK-Tr.10) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Học sinh làm ... cùng làm * Sau đó Gv cho nhận xét, có gì sai thi chữa. KQ: * Gv cho học sinh nhận xét điểm thi của cả hai lớp dựa vào số trung bình cộng. Hoạt động3: Bài tập3,4 sgk/123 * Gọi học sinh lên bảng làm. * Gv đi kiểm tra, và quan sát lớp. *KQ: * KQ: Hoạt động4: Bài tập 5sgk/123 * Gv hướng dẫn qua, cho học sinh làm nhanh rồi đưa ra kết quả: *KQ: 3.Củng cố và dặn dò: * Về đọc trước bài mới. 4. Điều chỉnh sau bài giảng (nếu có). ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tiết 51: Phương sai và độ lệch chuẩn Ngày soạn:...................................................... Ngày giảng:.................................................... I. Mục tiêu: 1. Về mặt kiến thức: -Nắm khái niệm phương sai và độ lệch chuẩn của một dữ liệu thống kê. -Vận dụng vào giải quyết các bài tập. -Nhận xét so sánh nhờ việc biết phương sai, độ lệch chuẩn của các mẫu dữ liệu. 2. Về mặt kỹ năng: -Tính toán, và sử dụng tính toán với các bài toàn trong thực tế. 3. Về tư duy: -Rèn kỹ năng tính toán và tính cần cù. 4.Về thái độ: -Cẩn thận, chính sác, biết vận dụng vào nhiều bài toán khác. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học -SGK, sách bài tập, phiếu học tập và đồ dùng có liên quan(nếu có). III. Gợi ý về phương pháp dạy học. -Gợi mở, chủ yếu học sinh làm, gv là ngưòi hướng dẫn. IV. Tiến trình hoạt động bài giảng. 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ. Tính số chung bình của bảng phân bố tần số tần suất trong bảng 8 sgk/120 Hoạt động 1: Phương sai. * Học sinh dùng máy tính làm theo từng bước để tính phương sai. * Cho một dãy (sgk). * Cho học sinh tính độ lệch của mỗi số liệu thống kê đối với số trung bìng cộng * Bình phương các độ lệch và tính trung bìng cộng của chúng. * Tương tự tính phương sai ( theo bảng phân bố tần số tần suất) của bảng 4 sgk/112. * Chú y:sgk/125 Hoạt động2: Công thức tổng quát. *Học sinh đưa ra những nhận định ban đầu. * Cho học sinh tự đưa ra công thức tổng quát về tính phương sai theo bảng( phân bố tần số tần suốt) và ghép lớp. * Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất.( sgk)/125 * Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. sgk/125 Hoạt động3: Độ lệch chuẩn. * Học sinh tính độ lệch chuẩn của bảng 6 sgk/116. * Căn bậc hai của phương sai gọi là độ lệch chuẩn. * Vậy ở vi dụ trên ta có : Hoạt động4: Bài tập củng cố. * Học sinh dựa vào công thức vừa học làm bài tập. * Tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng tần số, tần số ghép lớp của BT1 và BT2 của bài 1. * BT2,3 sgk/128. * Gọi học sinh lên bảng. 3. Dặn dò: *Về làm các bài tập phần ôn tập chương và đọc bài đọc thêm. * Giờ sau mang máy tính để học sử dụng máy tính. 4. Điều chỉnh sau tiết giảng (nếu có). ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tiết 52: ôn tập ( Có thực hành toán trên máy tính bỏ túi 500m, 570ms) Ngày soạn:...................................................... Ngày giảng:.................................................... I. Mục tiêu: 1. Về mặt kiến thức: -Nắm được cách tính số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai, độ lệch chuẩn. -Từ đó có thể sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán một số dữ liệu thống kê. 2. Về mặt kỹ năng: -Cách tính, và bấm máy tính như đã kể trên.. 3. Về tư duy: -Rèn kỹ năng tính toán và tính cần cù. 4.Về thái độ: -Cẩn thận, chính sác, biết vận dụng vào nhiều bài toán khác. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học -SGK, sách bài tập, phiếu học tập và đồ dùng có liên quan(nếu có). III. Gợi ý về phương pháp dạy học. -Gợi mở, chủ yếu học sinh làm, gv là ngưòi hướng dẫn. IV. Tiến trình hoạt động bài giảng. 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động1: Làm các bài tập sgk/128 * Học sinh lên bảng làm bài tập. *BT1: * Gọi học sinh lên bảng làm, gv kiểm tra. Sau đó nhận xét bai làm. *KQ: * BT2:sgk/128. *KQ:Bảng 1: Bảng 2: BT3: sgk/128. Cá mè thứ 1: Cá mè thứ 2: Hoạt động2: Sử dụng máy tính bỏ túi CASIOFX-500MS hoặc tương đương. * Học sinh thục hiện theo hướng dẫn của giáo viên. * Tính các bài tập trong sgk. * Cho bài toán ( Số liệu thống kê). * Gv hướng dẫn. *B1: 3: Củng cố và dặn dò. *Củng cố: Nhấn mạnh lại việc tính số trung bình bằng máy tính bỏ túi. *Dặn dò : Về nhà làm bài tập phần ôn tập chương V. 4. Điều chỉnh sau tiết giảng (nếu có). Tiết 53: Cung và góc lượng giác Ngày soạn:................................. Ngày giảng:................................ I. Mục tiêu: 1. Về mặt kiến thức: -Nắm khái niệm đường tròn định hướng, cung và góc lượng giác, và số đo cung và góc lượng giác. - Biểu diễn một cung hay một góc trên đường tròn lượng giác. 2. Về mặt kỹ năng: -Cách tính độ, phút, giây, đồng thời biểu diễn cung, góc và bấm máy tính. 3. Về tư duy: -Rèn kỹ năng tính toán, tính cần cù và tư duy lôgíc. 4.Về thái độ: -Cẩn thận, chính sác, biết vận dụng vào nhiều bài toán khác. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học -SGK, sách bài tập, phiếu học tập và đồ dùng có liên quan(nếu có). III. Gợi ý về phương pháp dạy học. -Gợi mở, chủ yếu học sinh làm, gv là ngưòi hướng dẫn. IV. Tiến trình hoạt động bài giảng. 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1: Nêu khái niệm đường tròn định hướng. *Học sinh chú ý, cùng xây dựng và trả lời pháp vấn. * Học sinh bước đầu nêu lên khái niệm. * Có Vô số cung lượng giác có cùng chung điểm đầu và điểm cuối. 0 M1 1 2 A -1 -2 N1 M2 A' t' t Hình 39 * Gợi mở+Pháp vấn. * Làm nổi bật: Mỗi số thực trên trục tt' tương ứng với một điểm trên đường tròn ( Với vòng thứ nhấn) và quy ước chiều âm, dương trên đường tròn. * K/n: sgk/134. * Chú ý cung lượng giác H41 sgk/134. *Có bao nhiêu cung lượng giác có cùng chung điểm đầu và điểm cuối? Hoạt động 2: Góc lượng giác. * Học sinh chú ý và trả lời câu hỏi. * Hình thành khái niệm góc lượng giác. O C M D Hình 42 * Pháp vấn gợi mở. * Cho điểm M chạy trên cung CD khi đó tia 0M xoay xung quanh OC và 0D và tia 0M tạo thành một góc lượng giác. *KH: (0C,0D). Hoạt động 3: Đường tròn định hướng. * Đọc sgk/135. * Thuyết trình. B'(0;-1) x + A(1;0) 0 B(0;1) A'(-1;0) y Hoạt động 4. Số đo của cung và góc lượng giác. * Là độ. * Độ dài bằng bán kính. và * Lớp 9 học đơn vị của góc? * Ngoài đơn vị của độ còn có đơn vị là rađian *KH: rad * Hình 39 cung AM1 có độ dài so với bán kính của đường tròn? * Cung có độ dài bằng bán kính được gọi là cung có số đo 1rad. * Quan hệ giữa rad và độ. * Cung AA' có độ dài ? * Ta có tương ứng rad Vậy suy ra ? rad * Chú ý: sgk/136 * Bảng chuyển đổi thông dụng. (sgk)/136 *Gv nêu lên sự tương ứng giữ số đo đô và rad 3. Củng cố và dặn dò. * Củng cố: Dùng máy tính đổi độ sang rad và ngược lại. * Đổi sang radian. KQ: 0,6274 * Đổi 3 rad ra độ. màn hình hiện chứ D sau đó ấn KQ: * Dặn dò. Về nhà học bài và đọc phần độ dài của một cung tròn. sgk/137 4. Điều chỉnh sau tiết giảng( nếu có). ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................. Tiết 54: Cung và góc lượng giác (tiếp) Ngày soạn:................................. Ngày giảng:................................ I. Mục tiêu: (Đã nêu trong tiết 43). 2. Kiểm tra bài cũ. Nêu đường tròn lượng giác và công thức đổi độ sang rađian và ngược lại? Hoạt động1: Số đo của một cung lượng giác. * Số đo của cung lượng giác được biểu diễn bằng rad. sđ * Số đo của cung lượng giác được biểu diễn bằng độ. sđ * Số đo của một cung lượng giác ( AM) là một số thực âm hay dương. KH: sđ * Số đo của các cung lượng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối sai khac nhau một bội ta có thể viết dưới dạng tổng quát? B 0 x A B' A' y * Số đo của một góc lượng giác ( OA, OC) là số đo của cung lượng giác tương ứng. ( Hình 45 sgk/138). * Chú ý: sgk/139. Hoạt động2. Biểu diễn một cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. * Học sinh. Vậy điểm cuối của cung là điểm chính giữa của cung nhỏ b, Vậy điểm cuối của cung là điểm chính giữa N của cung nhỏ B 0 x A M B' N A' y * Biểu diễn trên đường tròn lượng giác các cung lượng giác có số đo lần lượt là. * Gv hướng dẫn học sinh biểu diễn các cung theo bội của cung và góc * Biểu diễn các cung lượng giác là việc ta đi tìm điểm cuối của cung ( chú ý chiều dương hay âm của cung). Hoạt động 3. Làm các bài tập trong sgk/140. * Gọi học sinh lên bảng làm, gv hướng dẫn và kiểm tra học sinh dưới lớp. * Cho học sinh nhận xét, và gv kết luận lại. 3. Củng cố và dặn dò. * Về nhà học bài, và làm tiếp các bài tập trong sgk/140. 4. Điều chỉnh sau tiêt giảng. .................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................ Tiết 55: giá trị lượng giác của một cung. Ngày soạn:................................. Ngày giảng:................................ I. Mục tiêu: 1. Về mặt kiến thức: 2. Về mặt kỹ năng: 3. Về tư duy: -Rèn kỹ năng tính toán, tính cần cù và tư duy lôgíc về khả năng hình học. 4.Về thái độ: -Cẩn thận, chính sác, biết vận dụng vào nhiều bài toán khác. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học -SGK, sách bài tập, phiếu học tập và đồ dùng có liên quan(nếu có). III. Gợi ý về phương pháp dạy học. -Gợi mở, chủ yếu học sinh làm, gv là ngưòi hướng dẫn. IV. Tiến trình hoạt động bài giảng. 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: B A' B' A 0 K M H x y Hình 48 B A' B' A 0 K H x y Hình 48 B I II III IV K A A' 0 T M B y x B' t' t Hình 50 H
Tài liệu đính kèm: