Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 11

Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 11

Chủ đề 1

TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN VÀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

NGUYỄN KHUYẾN (1835 – 1909)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Khuyến.

- Nắm được những nét lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.

 

doc 21 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2755Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chủ đề tự chọn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 
TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN VÀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
NGUYỄN KHUYẾN (1835 – 1909)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Khuyến.
- Nắm được những nét lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khuyến.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến ?
- HS trả lời
- GV khái quát.
- GV phân tích, diễn giải cho HS thấy rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến.
I. Cuộc đời
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu Quế Sơn.
- Quê: làng Và (Vị Hạ), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng.
- 1864 đỗ đầu cử nhân.
- 1871 đỗ đầu thi Hội và thi Đình.
à Tam nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ ba lần đỗ đầu)
- Được bổ làm quan trên nhiều cương vị.
- 1867, Pháp đánh chiếm Nam Kì, ông được đề cử làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên nhưng ông không nhận chức.
- 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan về hưu, sống ở Yên Đổ trong cảnh thanh bần, không hợp tác với giặc Pháp.
II. Sự nghiệp văn học
1. Những sáng tác chính
800 tác phẩm (chữ Nôm, chữ Hán, thơ dịch, câu đối)
2. Những nét lớn về nội dung
a. Tâm sự trước thời cuộc
- Là nhà nho có nhân cách, ông đã cáo quan về ở ẩn để bảo toàn nhân cách đạo đức nhưng ông không thể không nhận ra sự bất lực của tầng lớp trí thức nho sĩ trước thời cuộc.
+ Nghiêm khắc xem lại nghiệp học mình theo đuổi:
+ Tiếng cười tự trào ẩn chứa nỗi đau mất nước
b. Hòa mình với cuộc sống nông thôn
- Quan tâm đến cuộc sống lao động còn nhiều khó khăn của người dân quê
- Những hình thức sinh hoạt ở nông thôn.
- Cuộc sống của người lao động: các cô gái chăn tằm, người già phơi thóc,; 
c. Cảm quan trào phúng
- Thơ Nguyễn Khuyến hấp thụ cảm quan trào phúng đầy tinh thần dân chủ của văn hóa dân gian.
- Đối tượng trào phúng đa dạng (d / c)
- Có khi giễu cợt một cách độ lượng
- Có khi ông chê cười nhưng rồi tự cảm thán:
3. Nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến
a. Nghệ thuật thơ chữ Hán
- Ảnh hưởng sâu sắc ngôn từ dân gian.
- Sáng tạo một số từ chữ Hán theo cách tạo nghĩa của tiếng Việt (d / c)
- Đưa nghệ thuật chơi chữ tiếng Việt vào thơ chữ Hán 
 b. Nghệ thuật thơ chữ Nôm
- Sử dụng các thể loại thơ văn Nôm là thơ Đường luật, hát nói, song thất lục bát, câu đối. 
- Sử dụng ngôn từ, thành ngữ, tục ngữ, cách diễn đạt dân gian 
********************************************************************************
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888)
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nắm được nội dung chủ đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là đạo lí làm người.
- Hiểu rõ tính nhân dân là một đặc điểm nổi bật về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
- HS trả lời
- GV khái quát.
- GV phân tích, diễn giải cho HS thấy rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đình Chiểu .
- GV đưa các dẫn chứng chứng minh cho các ý trên.
I. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tên tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, khi mù lấy hiệu Hối Trai.
- Quê làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định 
- Xuất thân gia đình nho học
- 1833, ông theo cha ra Huế ăn học.
- 1840, ông trở lại Gia Định.
- 1843, đỗ tú tài.
- 1847, ra Huế chuẩn bị khoa thi 1949.
- 1848, ông về quê chịu tang mẹ, vì thương khóc à ông bị mù à dạy học, làm thuốc chũa bệnh.
- 1959, Pháp đánh chiếm Gia Định, ông về quê vợ sinh sống
- 196, ông về Bến Tre, làm thuốc chữa bệnh, tham gia bàn việc quân cơ với các lãnh tụ chống Pháp, sáng tác thơ văn ca ngợi các anh hùng chống Pháp.
II. Sự nghiệp văn học
1. Những sáng tác chính
Chủ yếu bằng chữ Nôm.
- Trước khi Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu à đề cao đạo lí làm người.
- Sau khi Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đápà cảm hứng yêu nước, căm thù giặc, ca ngợi sự hi sinh quả cảm của những nghĩa sĩ chống Pháp
2. Nội dung chủ đạo trong thơ văn Nguyễn Khuyến
a. Đề cao nhân nghĩa - đạo lí làm người
- Nhân nghĩa như là đường lối ứng xử chính trị của người vua, quan với nhân dân,
- Nhân nghĩa – quan niệm sống của nhân dân (đạo lí ứng xử tốt đẹp giữa người và người)
b. Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, chống ngoại xâm
- Nhân nghĩa là sự hi sinh đấu tranh chống xâm lược vì độc lập, tự do của đất nước.
- Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân
- Tư tưởng nhân nghĩa mang đậm tính nhân dân sâu sắc (người nông dân nghĩa sĩ)
à Nhân nghĩa trong sáng tác của NĐC kết hợp với đạo đức thực tiễn của nhân dân Nam bộ đã phát huy sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.
3. Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật
- Tính nhân dân đậm nét, các sáng tác của NĐC dùng để kể, diễn xướng
- Các nhân vật được miêu tả thiên về hành động chứ không phải kiểu nhân vật tâm lí.
- Ngôn ngữ giản dị, bình dân, ít điển tích, điển cố, ít ẩn dụ phức tạp, từ bỏ lối khoa trương công thức.
- Tính thời sự là đặc điểm nổi bật
********************************************************************************
Chủ đề 2 
TÁC GIA XUÂN DIỆU VÀ NAM CAO
XUÂN DIỆU (1916 – 1985)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu, một tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, giàu sức sáng tạo và một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.
- Những đóng góp về tư tưởng thẩm mĩ và nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu ?
- HS trình bày
- GV khái quát
I. Cuộc đời
- Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985)
- Quê: xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- Thuở nhỏ học chữ Hán, chữ quốc ngữ và tiếng Pháp với cha.
- 11 tuổi học ở Quy Nhơn, tập sáng tác thơ theo các thể truyền thống trước 1934 (có bằng Thành chung).
- 1935 – 1936, ra Hà Nội học thi tú tài 1, 1936 – 1937 thi tú tài 2
- 1940, làm viên chức ở tỉnh Mĩ Tho.
- 1943, thôi việc, ra Hà Nội sống cùng Huy Cận.
- 1944, tham gia phong trào Việt Minh.
- Sau CMT8, hoạt động ở hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn tạp chí Tiên phong.
- Thời kháng chiến chống Pháp, công tác ở đài Tiếng nói VN, ở Hội văn nghệ VN, thư kí tòa soạn Tạp chí Văn nghệ, ủy viên BCH Hội Nhà văn VN.
à Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Khái quát về sự nghiệp văn học của Xuân Diệu (thơ, truyện ngắn, bút kí, tiểu luận – phê bình, dịch thuật) ?
- HS tìm hiểu, trả lời
- GV khái quát, nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật.
- Tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật trong sáng tác của Xuân Diệu ?
- HS thảo luận, trình bày.
- GV khái quát, phân tích thêm một số ví dụ chứng minh
II. Sự nghiệp văn học
1. Hành trình sáng tạo qua các tác phẩm chính
a. Về thơ
- Tập Thơ thơ (1938): triết lí sống táo bạo, hiện đại: cái tôi trẻ trung, sôi nổi, khát khao tận hưởng niềm hạnh phúc 
- Tập Gửi hương cho gió (1945): tâm hồn yêu đời, yêu sống mãnh liệt nhưng ám ảnh, day dứt bởi vị đắng của nỗi cô đơn, 
* Sau CMT8: hòa mình vào đời sống rộng lớn của dân tộc
- Ngọn quốc kì (1945)
- Hội nghị non sông (1946)
- Dưới sao vàng (1949), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955)
* Thời kì miền Bắc xây dựng XHCN, miền Nam chống Pháp:
- Tập thơ Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982).
b. Về văn xuôi 
- Truyện ngắn: Phấn thông vàng (1939
- Bút kí: Trường ca (1945), Miền Nam nước Việt (1946), Việt Nam trở dạ (1948), Kí sự thăm nước Hung (1956)
- Tiểu luận, phê bình: Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), HXH – bà chúa thơ Nôm (1961), Thơ Trần Tế Xương (1970)
c. Về dịch thuật
Thi hào Nadim Hitmet (1962), V.I Lênin (thơ Maiakôpxki, 1967), 
2. Những nét đặc sắc về nội dung
a. Cái tôi tự ý thức sâu sắc nhất
- Thiết tha yêu cuộc sống, ý thức về phần đời đẹp nhất là tuổi thanh xuân một đi không trở lại nên luôn kêu gọi sống cao độ (d/c)
- Khao khát giao cảm nhưng cuộc đời vốn băng giáà rợn ngợp trong cô đơn (d/c)
b. “Ông hoàng thơ tình”
- Mang đến cho thơ tình yêu một quan niệm đầy đủ nhất, một phong cách thể hiện phong phú, chân thực, tài hoa nhất (d/c)
c. Một quan niệm thẩm mĩ mới (d/c – tài liệu)
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật
a. Sự cách tân táo bạo về nghệ thuật ngôn từ
- Mở rộng diện tích câu thơ (d/c – tài liệu)
- Phương thức vắt dòng theo kiểu thơ Pháp (d/c – tài liệu)
- Lối diễn đạt chính xác, kiểu thông tin mang tính vi lượng: hơn một loài hoa; đôi nhánh khô gầy; ít nhiều thiếu nữ
b. Thơ giàu nhạc tính
- Sự nỗ lực khai thác sự tinh tế của tiếng Việt, tìm tòi làm giàu nhạc tính:
Sương nương theo trăng ngưng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Nhị hồ)
c. Về phong cách nghệ thuật
- Tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước vận động của thời gian.
- Một trái tim luôn hướng đến tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống, cuồng nhiệt và sôi nổi.
- Nỗ lực cách tân thơ Việt.
********************************************************************************
NAM CAO (1917 – 1951)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời Nam Cao; sự chi phối của các yếu tố tiểu sử,con người và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp văn học của ông.
- Nắm vững những đặc điểm chính trong sự nghiệp văn học của Nam Cao: quan điểm nghệ thuật, những thành tựu chủ yếu và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu HS tìm kiếm tư liệu về Nam Cao
- Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời của Nam Cao ?
- HS trả lời
- GV khái quát
- Trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của Nam Cao:
+ Quan điểm nghệ thuật
+ Những đề tài lớn
+ Phong cách nghệ thuật
- HS thảo luận, trình bày
- GV định hướng, hướng dẫn, tổng hợp, khái quát
I. Cuộc đời
- Nam Cao (1917 – 1951), 
- Sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam 
- Học hết bậc Thành chung, vào SG giúp việc cho hiệu may và bắt đầu sáng tác.
- Cuộc sống long đong, lận đận (giáo khổ trường tư) à thấu hiểu tình cảnh và bi kịch của người trí thức nghèo trong XH cũ.
- 1943, tham gia Hội văn hóa cứu quốcà những sáng tác không rơi vào tình trạng bế tắc.
- CMT8, tham gia cướp chính quyền địa phương, được bầu làm chủ tịch xã, công tác Hội văn hóa cứu quốc ở Hà Nộià hăng hái đem ngòi bút phục vụ kháng chiến, CM.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
- Hiện thực chủ nghĩa: phê phán văn chương thi vị hóa cuộc sống, yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phản ánh nỗi khốn khổ của nhân dân lao động(d/c – tài liệu)
- Tác phẩm giá trị phải có nội dung nhân đạo sâu sắc
- Nhà văn phải có lương tâm, nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình. 
- Đặt vấn đề “đôi mắt” – cách nhìn nhận và thái độ đánh giá đối với con người và cuộc đời:
2. Sáng tác của Nam Cao trước CMT8 1945
a. Sáng tác về đề tài người trí thức nghèo
- Thường khai thác những cảnh ngộ của chính bản thân và bạn bè (Giăng sáng, Đ ...  vào cõi sống huyền diệu và lối diễn đạt duyên dáng, độc đáo của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Nhận xét về nhan đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
+ GV phân tích làm rõ cấu tứ của bài thơ
- Sự cảm nhận về mối tương giao huyền diệu của tạo vật được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?
+ HS thảo luận, trả lời
+ GV khái quát, phân tích 
- Sự khao khát hòa điệu tâm hồn của Xuân Diệu được bộc lộ như thế nào trong những khổ thơ sau ?
+ HS thảo luận, trình bày
+ GV định hướng, khái quát.
* Khám phá văn bản
1. Nhan đề và cảm hứng chủ đạo
- Duyên:
+ nguyên nhân, nguyên do
+ duyên hài: sự hòa hợp vợ chồng
+ xe duyên, kết duyên: mối tình định sẵn do cơ trời
+ sự may mắn, nét đẹp tự nhiên, phẩm chất trời phú
" Thơ duyên:
+ bài thơ về mối quan hệ tương giao hòa hợp gắn bó tự giữa con người với con người, giữa con người với vũ trụ.
2. Cấu tứ: Hài hòa hai phương diện: trữ tình – chính luận, cảm xúc – lí trí, giãi bày - diễn giải.
3. Phân tích
a) Cảm nhận về mối tương giao huyền diệu của tạo vật
- Chiều mộng: được hiểu là chiều đẹp như trong mộng hay chiều mang sắc thái mơ mộng" cả hai
- Nhánh duyên 
- Hòa thơ: tạo nên vẻ đẹp bởi sự tương giao giữa những sự vật nên thơ.
- Cảnh tượng giao hòa: sự quấn quýt của cặp chim chuyền làm sống động vòm me, sắc lá ánh xanh ngọc, tiếng đàn huyền diệu.
- Cõi tình: con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu, cây nghiêng mình làm duyên
" Cặp mắt đắm say của tâm hồn lãng mạn, sự sáng tạo cá nhân: mở ra nhiều hướng liên tưởng.
b) Sự khao khát hòa điệu tâm hồn
- Luận giải những rung động ban đầu: Buổi ấythương yêu" mãnh liệt nhưng rụt rè
- Cái tôi trữ tình - người trong cuộc nhận thấy cả hai như một cặp vần giữa bài thơ dịu dàng có tên cuộc đời: thái độ điềm nhiên của em, lững đững vô tâm của anh" cả hai đang cố dấu nỗi niềm.
- Cái điềm tĩnh bị phá vỡ chuyển thành chiều buồn:
+ phân vân của cánh cò
+ gấp gấp " nhịp sống vội vàng
" Cái tôi khao khát thoáng ám ảnh về sự ngắn ngủi và cô đơn của kiếp người
- Cái tôi táo bạo bất ngờ, tuyên bố niềm vui đang ngập lòng: Lòng anh thôi đã cưới lòng em
* Củng cố
*******************************************************************************
Chủ đề 4
THỂ LOẠI VĂN HỌC (TỰ SỰ, TRỮ TÌNH, KỊCH, NGHỊ LUẬN) - MỘT SỐ TRI THỨC CẦN THIẾT ĐỂ ĐỌC - HIỂU 
PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1900 – 1945
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu khái quát một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: thơ, truyện.
- Biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Nêu quan niệm chung về loại và thể ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
- Thơ có những đặc trưng gì ?
- Xác định các kiểu loại thơ ?
- Nêu khái quát những yêu cầu khi đọc thơ ?
+ HS đọc, tham khảo sgk, thảo luận, trả lời
+ GV nhận xét, khái quát, diễn giải thêm bằng những ví dụ mở rộng
- Nêu những đặc trưng của truyện?
- Nêu tóm tắt các kiểu truyện ?
- Có mấy bước khi đọc truyện ?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, khái quát
I. Khái lược về loại và thể
- Loại (loại hình, chủng loại) là phương thức tồn tại chung
3 loại:
+ Trữ tình: lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu.
+ Tự sự: dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật, dựng nên bức tranh đời sống.
+ Kịch: thông qua lời thoại và hành động nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội.
- Thể (thể tài, thể loại, kiểu, dạng) là sự hiện thực hóa của loại. 
+ Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,
+ Loại tự sự có các thể: truyện, kí,
+ Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch,
II. Thơ
1. Khái lược về thơ
a. Đặc trưng của thơ
- Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt – hay chất trữ tình là điều quan trọng nhất, kì diệu nhất của thơ.
- Nội dung trữ tình, ngôn ngữ giàu nhịp điệu 
b. Các kiểu loại thơ
* Phân loại theo nội dung biểu hiện:
- Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư tình cảm, chiêm nghiệm về cuộc đời.
- Thơ tự sự: cảm nghĩ theo mạch kể chuyện.
- Thơ trào phúng: phủ nhận điều xấu bằng sự mỉa mai, đùa cợt.
* Phân loại theo tổ chức bài thơ:
- Thơ cách luật (viết theo qui định như thơ Đường, lục bát..)
- Thơ tự do (không theo luật)
- Thơ văn xuôi (như văn xuôi nhưng có nhịp điệu)
2. Yêu cầu về đọc thơ
- Biết tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh và mục đích sáng tác.
- Đọc kĩ và cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh.
- Lí giải, đánh giá.
II. Truyện
1. Khái lược về truyện
a. Đặc trưng của truyện
- Tính khách quan trong sự phản ánh
- Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật
- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh
- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế và không gian và thời gian
- Ngôn ngữ linh hoạt, gần gũi với ngôn ngữ đời sống 
b. Các kiểu truyện
- VHDG: truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn
- VH trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và Nôm
- VH hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tiểu thuyết)
2. Yêu cầu về đọc truyện
- Tìm hiểu xuất xứ
- Phân tích cốt truyện với các diễn biến
- Phân tích nhân vật 
- Xác định ý nghĩa tư tưởng của truyện: truyện không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà còn là hành trình đi tìm con người trong con người
********************************************************************************
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu khái quát một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: kịch, nghị luận.
- Biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Kịch có những đặc trưng gì ?
- Nêu khái quát những yêu cầu khi đọc tác phẩm kịch ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
- Nêu những đặc trưng của nghị luận ?
- Có mấy bước khi đọc văn nghị luận ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
I. Khái lược về kịch và những lưu ý khi đọc kịch bản văn học
1. Khái lược về kịch 
a) Kịch là một trong ba loại hình văn học
- Kịch được xem là loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu, vừa thuộc về văn học.
- Kịch không chứa dung lượng hiện thực lớn.
- Kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn và xung đột.
- Xung đột kịch có thể xảy ra giữa các mặt khác nhau trong một con người, giữa các cá nhân, giữa các nhóm người, tập đoàn người...
- Kịch tính: được tạo ra do mâu thuẫn và xung đột phát triển liên tục, không gián đoạn, theo chiều hướng căng thẳng đòi hỏi phải giảiquyết.
- Hành động kịch: tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một diễn biến lôgic, chặt chẽ, nhất quán, chi phối bởi một qui luật nhất định.
- Ngôn ngữ: ngôn ngữ đối thoại, độc thoại,... Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc họa tính cách, đặc điểm, phẩm chất nhân vật, 
b) Phân loại
- Bi kịch (Tài liệu Chủ đề tự chọn)
- Hài kịch (Tài liệu Chủ đề tự chọn)
- Chính kịch (Tài liệu Chủ đề tự chọn)
2. Những lưu ý khi đọc kịch bản văn học
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn.
- Chú ý lời thoại của nhân vật
- Tư tưởng, thái độ của tác giả
II. Khái lược về nghị luận và những lưu ý khi đọc văn nghị luận
1. Khái lược về nghị luận
a) Nghị luận: thể loại văn học dùng lập luận, phán đoán, chứng cứ để bàn về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức
b) Có hai thể: văn chính luận và văn phê bình văn học
2. Những lưu ý khi đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu tiểu sử, thân thế sự nghiệp, tư tưởng tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Văn nghị luận hấp dẫn ở vấn đề được bàn tới, ở nhịp điệu, hơi văn, khí văn, hình ảnh, vẻ đẹp trí tuệ và tâm huyết của tác giả" nắm được vấn đề, hệ thống lập luận, luận điểm chính, chứng cứ, ngôn từ" đánh giá tác phẩm.
********************************************************************************
Chủ đề 5 
BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ TRONG TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nhận thức được các cách chơi chữa trong tiếng Việt và giá trị tu từ của nó trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong đời sống văn học nói riêng.
- Biết giải mã những phép chơi chữ thông thường và cảm nhận được điều thú vị của phép chơi chữ, bước đầu biết chơi chữ ở những dạng đơn giản.
- Bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, say mê cái đẹp, cái hay của tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
+ HS thử nêu khái niệm về biện pháp chơi chữ, các cách chơi chữ các em biết
+ GV đưa ra các khái niệm, cơ sở của biện pháp chơi chữ, các biện pháp chơi chữ, phân tích thông qua các ví dụ
+ HS luyện tập
+ GV sửa chữa
I. Khái niệm về biện pháp chơi chữ
 Chơi chữ là một biện pháp sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (âm, tiếng, từ ngữ,) có sự phối hợp với nhau để bất ngờ tạo nên những tầng nghĩa khác nhau, mang lại độ hàm súc và những sắc thái ý vị, vui đùa, hay châm biếm, đả kích cho lời nói.
II. Cơ sở của biện pháp chơi chữ
Dựa trên đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập :
- Âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc ba phần và đồng thời là đơn vị ngữ pháp cơ sở (mỗi âm tiết thường là một tiếng có nghĩa, dùng làm yếu tố tạo từ hoặc một từ đơn)
- Từ không biến đổi hình thái dù có sự thay đổi về ý nghĩa.
* Ví dụ : Tài liệu chủ đề tự chọn
III. Các cách chơi chữ
1. Chơi chữ dựa trên cơ sở hình thức âm thanh, chữ viết
a) Dựa vào hiện tượng đồng âm, gần âm 
- Các từ đồng âm khác nghĩa – cùng âm nhưng gợi ra các nghĩa khác nhau :
+ Có thể mỗi tiếng là từ đơn gợi ra hai nghĩa khác nhau
+ Có thể đồng âm giữa một tiếng trong từ phức và một tiếng trong từ đơn
+ Có thể đồng âm (và cả đồng nghĩa) giữa từ (hoặc yếu tố) Hán Việt và từ thuần Việt
* Ví dụ : Tài liệu chủ đề tự chọn
b) Sử dụng hiện tượng điệp âm
* Ví dụ : Tài liệu chủ đề tự chọn
2. Chơi chữ dựa trên cơ sở quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, các từ
a) Dựa vào quan hệ đồng nghĩa
b) Dựa vào quan hệ đa nghĩa
c) Dựa vào quan hệ trái nghĩa
d) Dựa vào quan hệ trường nghĩa
* Ví dụ : Tài liệu chủ đề tự chọn
3. Chơi chữ dựa trên cơ sở thay đổi quan hệ ngữ pháp của từ
a) Tách các tiếng trong từ ghép để mỗi tiếng thành từ đơn mang nghĩa châm biếm
b) Tách tiếng và đảo vị trí làm thay đổi nghĩa
c) Nói nhại : cố ý nói chệch âm thanh của một tiếng để tạo từ gần âm nhưng hoàn toàn khác nghĩa nhằm châm biếm
* Ví dụ : Tài liệu chủ đề tự chọn
4. Chơi chữ theo kiểu nói lái
a) Giữ nguyên âm đầu, trao đổi vần và thanh giữa các tiếng
b) Vừa trao đổi thanh (hoặc vần) vừa hoán vị các tiếng
* Luyện tập
1. Phân tích cách chơi chữ và tác dụng của nó
- Tiếng than từ vùng than (báo Lao động, 12/3/2002)
- Công ti vô trách nhiệm vô hạn
- Từ màn bạc đến két bạc
- Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách.
Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi châu chẫu, nói ương ương.
- Con ngựa đá đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Thằng mù nhìn thằng mù, thằng mù nhìn không nhìn thằng mù.
- Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp ?
Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi
(Nguyễn Khuyến, Viếng người thợ rèn)
2. Thuyết minh cách nói lái
- Con cá đối nằm trong cối đá
Con cò lửa nằm giữa cửa lò
- Trường tư, đầu tư, từ đâu ?
- Vấn đề đầu tiên cần giải quyết như thế nào ?
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Chu de Tu chon Ngu van 11.doc